Nghiên cứu về nấm ở chó Quinn P.J. và cs. (1994) [20] cho biết: những bệnh tích trên da thường phát triển khi chó được 7 tuần cho đến 6 tháng tuổi, chó trưởng thành thì có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Còn đối với việc ghi nhận trên các giống chó ngoại.
Halit Umar M. (2005) [25] cho biết: ở những vị trí Demodex ký sinh xuất hiện những ban đỏ và vẩy. Có thể có dịch viêm, huyết tương. Nếu không điều trị lâu ngày sẽ có mủ, máu và mùi hôi.
Sakulploy R. and Sangvaranond A. (2010) [17] cho biết: có 3 loài
Demodex mà có thể gây ra Demodicosis ở chó, D. canis gây viêm nang lông và mụn nhọt ở chó, D. injai gây ra da nhờn của chó, D. cornei có thể gây ra bệnh ngứa trên da chó.
Theo Currier R. W (2011) [22], chó nhiễm Demodex dạng cục bộ cục bộ thường xuất hiện trên chó nhỏ, trung bình từ 3 - 6 tháng. Còn dạng toàn thân thì xuất hiện trên cả chó nhỏ lẫn chó lớn.
Theo Chen Y-Z và cs. (2012) [15] cho biết: tổng cộng có 3977 con chó được công bố ở một vài bệnh viện động vật trong thành phố Quảng Châu đã được nghiên cứu cho lây nhiễm Demodex từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2009. Kết quả cho thấy 977 (24,57%) chó dương tính với bệnh da liễu và 130 (13,31%) của những con chó Dermopathy dương tính với nhiễm Demodex. Tỷ lệ theo mùa cho thấy cao nhất là tháng ba (4,15%) và thấp nhất là tháng mười hai (1,39%). Tỷ lệ nhiễm ở chó đực (3,67%) là cao hơn so với những con chó 25 cái (2,74%). Chó 1 - 5 tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn với các độ tuổi khác. Điều tra này cho thấy tỷ lệ nhiễm Demodex ở chó trong các vùng lân cận thành phố Quảng Châu của Trung Quốc, chiếm 13,31% các trường hợp bệnh da liễu.
Ron Hines (2013) [16] cho rằng: phát hiện sớm, cách ly, điều trị triệt để. Thực hiện vệ sinh chăm sóc tốt, tắm chải hàng tuần cho chó. Vệ sinh môi trường xung quanh. Chó bị ghẻ phải được tắm rửa sạch, cắt lông vùng ghẻ trước khi dùng thuốc.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Đối tượng là chó đến khám và chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: phòng mạch thú y Vi Hoàng An, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ 28/05/2020 đến 28/11/2020.
3.3. Nội dung thực hiện
- Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho chó tại phòng mạch. - Xác định tỉ lệ chó mắc các bệnh về da tại phòng mạch.
- Điều trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh ngoài da tại phòng mạch.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chó đến khám, chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An. - Kết quả tiêm phòng vắc-xin cho chó tại phòng mạch.
- Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch. - Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó tại phòng mạch.
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin)
3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An
*Phương pháp xác định bệnh tại phòng mạch Vi Hoàng An
-Chó mèo bị nấm rất dễ nhầm với bệnh ghẻ, vì vậy cần tiến hành làm xét nghiệm soi kính hiển vi để chẩn đoán nấm, ghẻ.
*Phương pháp điều trị:
- Khi chó mèo bị nấm thì cần cạo lông cho mèo và chó để xác định rõ được mức độ nấm ghẻ. Nếu trường hợp chó mèo bị nhẹ thì có thể cạo lông sau đó dùng thuốc xịt có thành phần: Miconazole, ketocolazon
- Đối với trường hợp bị nặng thì cần kết hợp tắm ngâm thuốc Protec nano từ 10-15 phút, hoặc có thể sử dụng lá chè đun đặc để ngâm.
- Đối với chó mèo bị nấm cần tắm bằng sữa tắm nấm ghẻ để tránh tình trạng lây lan rộng hơn. Đặc biệt chú ý sấy khô lông cho chó mèo sau khi tắm để trị được dứt điểm.
3.4.2.2. Kết quả tiêm phòng cho chó tại phòng mạch
Hàng ngày, tiến hành ghi chép số liệu chó đến tiêm phòng vắc xin, loại vắc xin tiêm phòng, lứa tuổi, giống chó và mức độ an toàn đối với những chó được tiêm vắc-xin tại phòng mạch. Mỗi chó đến khám tại phòng mạch sẽ có sổ theo dõi sức khỏe và các thông tin lưu giữ tại phòng mạch, để cán bộ kỹ thuật kịp hỗ trợ tư vấn.
3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho chó
Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên chó, em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán phi lâm sàng để tiến hành kết luận bệnh, sau đó kê đơn, điều trị và theo dõi chó trong suốt quá trình điều trị.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học và được tính toán bằng các công thức thường quy
Các công thức tính:
- Tỷ lệ mắc bệnh (%) =
Tổng số con mắc bệnh
x 100 Tổng số con theo dõi
- Tỷ lệ khỏi bệnh (%) =
Tổng số con khỏi bệnh
x 100 Tổng số số con điều trị
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.1. Kết quả theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An. thú y Vi Hoàng An.
Trong quá trình thực tập tại phòng khám thú y em đã tiến hành theo dõi số chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An. Kết quả được trình bày qua bảng 4.1.
Bảng 4.1. Thống kê số chó được đưa đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y (từ tháng 5/2020 - tháng 11/2020) Thời gian Tổng số chó đến khám (con) Chó nội Chó ngoại Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 5/2020 14 3 21,43 11 78,57 6/2020 48 11 22,92 37 77,08 7/2020 75 17 22,67 58 77,33 8/2020 124 7 5,64 117 94,36 9/2020 159 11 6,91 148 93,09 10/2020 165 13 7,87 152 92,13 11/2020 219 8 3,65 211 96,35 Tổng 804 70 8,71 734 91,29
Kết quả bảng 4.1. cho thấy: trong thời gian từ tháng 5/2020 đến tháng 11/2020, phòng mạch đã tiếp nhận 804 chó đến khám và chữa bệnh. Trong đó có 70 con là chó nội, chiếm 8,71% và có 734 con là chó ngoại, chiếm 91,29%.
Có thể thấy mặc dù mới đi vào hoạt động (cuối năm 2016) nhưng phòng mạch hoạt động rất bài bản, tất cả vật nuôi đến khám chữa bệnh hoặc tiêm
phòng vắc-xin đều được lập bệnh án và có sổ theo dõi riêng từng cá thể, được chăm sóc chu đáo trong quá trình chữa bệnh. Chủ vật nuôi rất hài lòng về thái độ phục vụ, phong cách làm việc và trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ thú y và nhân viên làm việc tại phòng mạch. Vì vậy, đến thời điểm hiện tại phòng mạch đã tạo được thương hiệu và uy tín với người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận.
4.2. Kết quả theo dõi số chó được đưa đến tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An
Trong quá trình thực tập tại phòng mạch thú y, em đã theo dõi số lượng chó được đưa đến tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh. Kết quả được trình bày qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Kết quả theo dõi số chó được đưa đến tiêm phòng vắc-xin tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An Tháng/năm Tổng số chó đến tiêm phòng
Vắc-xin dại Vắc-xin 5 bệnh Vắc-xin 7 bệnh Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Chó nội Chó ngoại Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) 05/2020 11 1 9,09 5 45,45 0 0,00 2 18,18 0 0,00 3 27,27 06/2020 26 4 15,38 15 57,69 0 0,00 3 11,54 2 7,69 2 7,69 07/2020 42 5 11,9 16 38,1 2 4,76 14 33,33 0 0,00 5 11,9 08/2020 58 8 13,79 3 5,17 0 0,00 21 36,21 1 1,72 25 43,1 09/2020 72 11 15,28 6 8,23 1 1,39 28 38,89 0 0,00 26 6,10 10/2020 83 9 10,83 11 13,24 1 1,21 27 32,52 2 2,41 33 39,76 11/2021 95 3 3,16 6 6,32 2 2,11 39 41,05 1 1,05 44 46,31 Tổng 387 41 10,62 62 16,06 6 1,55 134 34,72 6 1,55 138 35,75
Kết quả bảng 4.2. cho thấy: chó được đưa đến phòng khám tiêm phòng chủ yếu 3 loại vắc-xin là vắc-xin dại, vắc-xin phòng 5 bệnh (gồm bệnh carê, parvo, viêm gan truyền nhiễm, ho cũi chó, phó cúm), vắc-xin phòng 7 bệnh (gồm các bệnh giống như vắc-xin 5 bệnh và có thêm bệnh do Leptospria và
bệnh do Coronavirus). Tổng số chó đến tiêm phòng trong thời gian theo dõi là 387. Trong đó, số chó đến tiêm phòng vắc-xin 7 bệnh là cao nhất, tiếp đến là vắc-xin 5 bệnh và thấp nhất là vắc-xin dại.
Theo Luật Thú y: “Thú nuôi cảnh bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng bệnh dại một năm một lần”, vì vậy người dân khi nuôi chó phải thực hiện theo Luật, bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây sang người và khi người phát bệnh thì không có thuốc chữa.
Trong quá trình đến tiêm phòng, chủ nuôi chó thường kết hợp tiêm phòng 5 bệnh hoặc 7 bệnh để phòng tránh các bệnh khác cho chó, trong đó có bệnh dại.
Cũng qua bảng 4.2 cho thấy số lượng chó được đưa đến tiêm phòng chủ yếu là chó ngoại, tỷ lệ chó nội rất thấp. Điều này cho thấy chó nội vẫn chủ yếu là nuôi dân dã, chưa được quan tâm nhiều nên chưa số lượng chó nội đến phòng mạch không nhiều. Mặt khác ở các địa phương hàng năm thường có những đợt tiêm phòng dại nên tỷ lệ tiêm phòng bệnh này ở phòng mạch là khá thấp.
Trong chăn nuôi việc tiêm phòng vắc-xin là một khâu rất quan trọng. Đối với chăn nuôi chó, đặc biệt là chó ngoại thì việc tiêm phòng càng phải được quan tâm.
Tuy nhiên, trong quá trình tiêm vắc-xin cho chó cũng cần lưu ý:
- Tư vấn cho chủ vật nuôi về loại vắc-xin, tác dụng phòng các bệnh nào, tác dụng phụ có thể xảy ra, trường hợp xấu có thể xảy ra,...
- Tiêm phòng đúng cách, có biện pháp xử lý nếu chúng có phản ứng lại với thuốc hay sốc phản vệ.
- Trước khi tiêm cần kiểm tra thông tin đầy đủ về sức khỏe và lịch sử tiêm phòng của vật nuôi.
- Không tiêm vắc-xin khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi vật nuôi bị sốt... (phải kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng).
- Sau khi tiêm xong cần tư vấn cho chủ vật nuôi cách chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.
- Một số trường hợp tiêm phòng sai có thể làm thú cưng mắc bệnh.
- Tiêm không đúng cách vắc-xin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.
4.3. Kết quả chẩn đoán một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó được đưa đến khám tại phòng mạch đến khám tại phòng mạch
4.3.1. Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch
Bệnh ngoài da ở chó là căn bệnh khá phổ biến, căn bệnh này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ cho chó và có thể lây lan sang người. Kết quả tổng hợp số lượng chó được đưa đến khám tại phòng mạch thú y bị mắc bệnh ngoài da, từ tháng 05/2020 đến tháng 11/2020 được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3.Tình hình mắc bệnh ngoài da ở chó đến khám chữa bệnh tại phòng mạch thú y Tháng /năm Chó nội Chó ngoại Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 05/2020 3 2 66,67 11 1 9,09 06/2020 11 4 36,36 37 16 43,24 07/2020 17 3 17,65 58 22 37,93 08/2020 7 2 28,57 117 29 24,79 09/2020 11 4 36,36 148 43 29,05 10/2020 13 7 53,85 152 38 25,00 11/2020 8 3 37,50 211 57 27,01 Tổng 70 25 35,71 734 206 28,06
Kết quả bảng 4.3. cho thấy: từ tháng 28/05/2020 đến tháng 28/11/2020, phòng mạch đã tiếp nhận 70 con chó nội và 734 con chó ngoại đến khám các bệnh ngoài da. Trong đó, có 25 con chó nội bị mắc bệnh ngoài da (chiếm
35,71%), 206 con chó ngoại bị mắc bệnh ngoài da (chiếm 28,06%) trên tổng số con chó ngoại theo dõi.
Các giống chó nội phần lớn không được người nuôi quan tâm nên kể cả khi nhiễm bệnh cũng hiếm khi được chủ nuôi mang đến khám và điều trị tại các phòng khám thú y. Mặt khác các giống chó nội thích nghi hơn với điều kiện nóng ẩm ở Việt Nam, trong khi đó các giống chó ngoại thích nghi kém hơn. Chúng thường biểu hiện rất mệt mỏi trong những ngày nóng nực hoặc khó chịu vào những ngày có độ ẩm cao trên 90%. Ngoài ra, do kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh nấm ở chó nhất là với những giống chó nhập ngoại có bộ lông dày, dài; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ký sinh trùng trên da. Chính những yếu tố trên làm cho các giống chó nhập ngoại rơi vào tình trạng stress và khi stress làm sức đề kháng yếu nên dễ mắc một số bệnh, trong đó có các bệnh về da.
Trong thời gian thực tập tại phòng mạch (từ tháng 5/2020 - 11/2020) với tổng số 240 con chó có biểu hiện ngứa, mụn mủ, da đóng vảy và viêm da đến khám và điều trị tại phòng mạch thú y Vi Hoàng An. Sau khi khám lâm sàng và kiểm tra lấy mẫu bệnh phẩm quan sát qua kính hiển vi, chúng em phát hiện một số bệnh ngoài da trên chó đến khám. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh ngoài da trên chó tại phòng mạch thú y
Bệnh ngoài da Số con theo dõi (con) Số con mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Do Demodex 804 41 5,10 Do nấm 804 186 23,13 Do Sarcoptes 804 4 0,50
Qua bảng 4.4. cho thấy: trong tổng số 804 con chó đến theo dõi, có 41 con chó mắc bệnh do Demodex gây ra, chiếm tỷ lệ 5,10%; có 186 con chó mắc bệnh
do nấm gây ra, chiếm tỷ lệ 23,13%; có 4 con chó mắc bệnh do Sarcoptes gây ra, chiếm tỷ lệ 0,50%.
Bệnh do nấm chiếm tỷ lệ cao nhất (23,13%), ngoài ra bệnh do Demodex cũng chiếm tỷ lệ khá cao (5,10%), bệnh do Sarcoptes chiếm tỷ lệ rất thấp (0,50%).
Nguyên nhân bệnh nấm da chiếm tỷ lệ cao hơn là do chó ngoại thích nghi kém với điều kiện khí hậu ở Việt Nam, nó ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức để kháng. Bên cạnh đó, mấy năm gần đây người dân đang có phong trào kinh doanh, nuôi chó cảnh, chó chiến,… Khi chó được mua bán đi cũng có nghĩa là thay đổi môi trường nuôi, thay đổi chủ,… nên chó rất dễ bị stress, kéo theo sức đề kháng giảm dẫn đến nấm da có cơ hội phát triển và gây bệnh. Đồng thời khí hậu miền Bắc nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho nấm ở da phát triển sau đó làm sức đề kháng của da yếu, lúc đó nấm da có cơ hội thuận lợi xâm nhập gây bệnh.
Hơn nữa, hiện nay chó mắc bệnh ngoài da do các nguyên nhân khác như dị ứng, chấn thương, ve, ghẻ, nấm, các loại ký sinh trùng,... ngày càng gia tăng. Điều này cho thấy, bệnh ngoài da ngày càng đa dạng khiến việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh cũng rất khó khăn. Cho nên công tác hộ lý, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh cơ thể vật nuôi và môi trường sống là vấn đề cần được chú trọng để hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
4.3.2. Kết quả theo dõi chó mắc bệnh ngoài da theo kiểu lông (lông ngắn, lông dài)