Quy trình phòng bệnh tại trại được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, tập trung vào vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vắc xin.
* Vệ sinh phòng bệnh
Thực hiện vệ sinh phòng bệnh tốt sẽ tăng sức đề kháng cho vật nuôi, giảm nguy cơ xảy ra dịch bệnh và hạn chế những bệnh có tính chất lây lan từ đó nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Chuồng trại được xây dựng thông thoáng, che chắn cẩn thận. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giữ cho lợn sạch sẽ, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè.
Phun thuốc tiêu độc khử trùng 2 - 3 lần 1 tuần bằng thuốc sát trùng phun trong chuồng.
Thường xuyên rắc vôi bột ở các khu vực xung quanh chuồng, nơi để phân, đường đi, nơi xuất nhập lợn, chỗ tiêu hủy lợn bị bệnh. Sau mỗi lứa tổng
vệ sinh, khử trùng toàn bộ chuồng trại. Có bể pha dung dịch NaOH 10% để ngâm các dụng cụ như ca múc thức ăn, xe chở thức ăn, các dụng cụ dọn phân rác. Các dụng cụ sau khi khử trùng được phơi nắng rồi mới đưa vào sử dụng.
Thường xuyên diệt chuột bọ, côn trùng gây hại, dễ mang mầm bệnh cho lợn. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh tại trại được thể hiện ở bảng 4.2:
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh tại cơ sở
Công việc Số lần trên ngày Chỉ tiêu (lần) Số lần thực hiện Tỷ lệ (%) Dọn phân 2 (sáng, chiều) 320 300 93,75 Tra thức ăn 1 (14’00 - 15’30p) 160 140 87,5 Lật máng 1 (6,30 - 7’00) 160 140 87,5 Rửa máng 1 160 140 87,5 Tắm lợn 1 86 70 81,39 Xịt gầm 1 52 44 84,6 Ra phân 1 160 140 87,5
Từ bảng kết quả trên, ta có thể thấy công tác vệ sinh (dọn phân) tại cơ sở là cao nhất với 320 lần và số lần thực hiện là 300 lần đạt tỷ lệ 93,75%, tỷ lệ thấp nhất là tắm lợn 81,39% với 70 lần thực hiện.
Sau quá trình thực hiện công tác vệ sinh tại cơ sở em đã học được cách vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, sẽ hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi và việc vệ sinh phòng bệnh là rất quan trọng quyết định đến tỷ lệ mắc bệnh trên đàn lợn.