* Sử dụng hệ thống nhà lưới, nhà kính trong sản xuất:
+ Nó giúp bảo vệ cây trồng khỏi côn trùng và sâu bệnh phá họai, từ đó giảm được tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vì vậy chất lượng nông sản luôn an toàn và giá trị cao.
+ Làm giảm đi sự ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, có thể điều chỉnh nhiệt độ sao cho thích hợp với sự phát triển của cây trồng: tăng nhiệt độ trong nhà lưới để tạo độ ngọt cho dưa vào mùa đông, hay hạn chế ánh nắng, kích thích ra hoa tạo quả…
+ Tạo môi trường cho sinh trưởng và phát triển của cây: có thể điều chỉnh lượng ánh sáng sao cho phù hợp nhất.
Hệ thống tưới của nông trại tự động hóa được lập trình trong hệ thống máy tính, có những ưu điểm sau:
+ Tới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước do tốc độ tới chậm. + Có thể kết hợp tới nước, phân bón và thuốc trừ sâu. + Có thể tới bằng nước có nồng độ muối cao.
+ Cung cấp đầy đủ lượng nước, các chất dinh dưỡng một cách chính xác tới từng gốc cây trong khoảng thời gian phù hợp do đó chất lượng nông sản được cải thiện rất nhiều.
+ Có thể điều khiển và kiểm tra hoạt động từ khoảng cách xa chỉ cần có kết nối internet; đồng thời báo hiệu những sự cố như thiếu nước, thiếu phân, hỏng hóc...
+ Bên cạnh đó hệ thống tới nhỏ giọt cũng góp phân hạn chế sự phát triển của kí sinh, nấm bệnh (do cây không bị ướt), làm giảm đi chi phí nhân công lao động khá nhiều.
* Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất tại nông trại:
Những năm 90, Chính phủ Israel đã không ngừng đầu tư mạnh để nông dân tiếp cận các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Cho đến nay, hầu như toàn bộ các khâu từ canh tác đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ ở Israel đều được áp dụng công nghệ thông tin. Người nông dân có thể tự quản lý toàn bộ các khâu sản xuất với diện tích canh tác 5 - 6 nghìn hécta mà không còn phải làm việc ngoài đồng ruộng.
Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết nối mạng, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển tự động từ xa sẽ giúp nông dân biết vườn cây nào cần bón phân gì, số lượng bao nhiêu, diện tích nào cần tưới nước, tưới bao nhiêu là vừa. Căn cứ vào các dữ liệu đó, máy tính sẽ cho nông dân biết cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu nào và mọi hoạt động đều được điều khiển thông qua các thiết bị thông minh.
Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trường thế giới, Chính phủ nước này cũng chủ trương đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm sang các thị trường tiềm năng thông qua mạng Internet. Do đó, đến nay,
khoảng 60% tổng sản lượng hoa sản xuất ra được bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu giá hoa ở Tây Âu; 20% còn lại xuất sang các thị trường truyền thống như Đông Âu, Mỹ; một phần nhỏ bán sang châu Á – chủ yếu là Nhật Bản.
* Trang thiết bị công nghệ kĩ thuật và máy móc trong phân loại quả ớt:
Với các thị trường nước Mĩ, Châu Âu người ta thường phân loại ớt bằng dây chuyền bán tự động:
(Nguồn: Hệ thống phân loại bán tự động).
Sơ đồ 2.2. Dây chuyền phân loại bán tự động
+ Đầu tiên là có khoang chứa để người công nhân đổ ớt vào, ớt chạy trên băng chuyền qua hệ thống vòi phun nước để rửa sạch bụi bẩn. Sau đó qua hệ thống quạt làm ráo nước rồi đến các ô chứa ớt để những người công nhân tiến hành xếp từng quả vào hộp theo từng loại: to, vừa, nhỏ và những quả không đủ tiêu chuẩn. Hệ thống băng chuyền chạy từ khoang chứa tới các ô phân loại ớt.
+ Ưu điểm của dây chuyền này là dễ dàng loại bỏ được những quả không đủ tiêu chuẩn một cách triệt để. Tuy nhiên việc sử dụng dây chuyền phân loại này sẽ tốn nhiều công sức và thời gian lao động của công nhân, hiệu quả và tiến độ công việc sẽ chậm lại.
Với thị trường Nga và các khu vực khác sử dụng dây chuyền tự động hoá:
(Nguồn: Hệ thống phân loại tự động).
Sơ đồ 2.3. Dây chuyền phân loại ớt tự động.
Khoang chứa Hệ thống vòi phun nước Hệ thống quạt gió Các ô chứa ớt Khoang chứa Hệ thống vòi phun nước Hệ thống quạt gió Hệ thống máy tính chủ Các ô phân loại ớt nhỏ Các ô phân loại ớt to
+ Ớt được đổ vào khoang chứa bằng ròng rọc tự động. Sau đó ớt chạy theo băng chuyền qua hệ thốngvòi phun nước, tại đây ớt được các vòi phun nước phun với tia nhỏ và mạnh, cùng với các xúc tua nhựa nhỏ chạy qua chạy lại để loại bỏ bụi bẩn, côn trùng. Tiếp đến là hệ thống quạt gió công suất lớn làm cho ớt khô ráo. Ớt chạy qua băng chuyền đi vào bộ phận cảm biến của máy tính chủ, ở đây ớt sẽ đo kích thước. Những quả ớt nhỏ sẽ rơi qua lỗ ra khỏi dây chuyền để phân loại đầu tiên. Còn những quả ớt to sẽ được đưa vào bộ phận cân tự động: Ở đây ớt sẽ được cân và được đẩy ra bộ phận đóng hộp mỗi lần là 5 kg/ lần, người công nhân chỉ việc ấn nút cho ớt vào hộp rồi xếp thành chồng đưa vào kho lạnh. Nếu trong dây chuyền có trục chặc hoặc người công nhân nào đóng hộp chậm thì nó sẽ hiện lên máy tính chủ và cả hệ thống sẽ bị dừng lại tới khi khắc phục xong.
+ Ưu điểm của hệ thống phân loại này là: Tính tự động hóa với sự chính xác cao, hạn chế được sức lao động của con người qua đón giảm được giá thành trong sản xuất đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên trong quá trình phân loại sẽ bỏ xót những quả ớt không đảm bảo chất lượng như: bị dập, nát,…
Bài học kinh nghiệm rút ra qua trải nghiệm tại nông trại như sau:
- Việc áp dụng những công nghệ kĩ thuật hiện đại vào sản xuất kinh doanh sẽ góp phần làm giảm nhân công đem đến sự chính xác trong công việc; tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời giúp người sản xuất chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng.
- Phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao bao giờ cũng sẽ tồn tại bền vững bởi nó tạo ra được sản phẩm an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường. Đưa ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp là hướng đi tất yếu nhằm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và mang lại lợi ích lớn hơn cho người nông dân.
- Đưa công nghệ, máy móc vào sản xuất nông nghiệp sẽ hạn chế được các rủi ro của thời tiết, sâu bệnh và hạn chế được sức lao động của con người. Qua đó sẽ góp phần xây dựng nên nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
- Xu hướng ứng dụng công nghệ kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành một xu thế tất yếu và việc tiếp thu ứng dụng công nghệ kĩ thuật là rất cần thiết đối với một nước có tỉ lệ sản xuất nông nghiệp cao như Việt Nam
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tổ chức, quản lý là một hướng đi đúng nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững ngành nông nghiệp.
Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất tại nông trại ớt đã giúp cho người chủ tạo ra được những sản phẩm chất lượng cao, an toàn. Cũng nhờ công nghệ hiện đại được áp dụng, người chủ sản xuất có thể kiểm soát các thành phần dinh dưỡng của sản phẩm, tạo niềm tin vững chắc với người tiêu dùng.
Các sản phẩm nông nghiệp của Isarel đều đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường khó tính như: Mỹ, Châu Âu (EU)…do đó giá trị kinh tế mang lại từ nông sản rất lớn. Việc phát triển nông nghiệp công nghệ cao ngày càng được đầu tư nhiều tại đây, mỗi năm số lượng nông trại của năm sau đều tăng lên so với năm trước. Họ không ngừng nghiên cứu, cải tiến kĩ thuật trong các hoạt động sản xuất với mục tiêu hướng tới là đưa máy móc vào các khâu sản xuất từ lúc trồng trọt đến thu hoạch cũng như đóng gói sản phẩm.
Bảng 2.3.4 Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt học được từ trải nghiệm tại nông trại
STT Quy trình Cách tiến hành 1 Làm đất, xử lý đất
+ Tiến hành cày xới đất và tạo luống: mỗi luống cao khoảng 10-15cm, luống rộng 50cm và khoảng cách giữa các luống khoảng 50cm.
+ Sau đó tiến hành phủ nilông ủ đất để diệt cỏ dại, sâu bệnh và tới nước liên tục để rửa lượng muối có trong đất từ vụ trước. Đất được ủ trong khoảng 15-30 ngày, ta dùng dao để cắt thành một khoanh tròn có bán kính khoảng 5cm trên nilông theo khoảng cách lỗ của ống tới nhỏ giọt và chọc lỗ để trồng câybằng cây nhọn hoặc thanh sắt.
2 Trồng và
+ Giống sẽ được chuyển đến và trồng vào buổi sáng sớm để hạn chế ảnh hưởng của nắng nóng đến chất lượng giống. Sau khi
chăm sóc
trồng nước sẽ được tới 3 lần/ngày để giữ độ ẩm cho đất, đến khi cây con đã bén rễ và xanh trở lại thì giảm lượng nước tới còn 2 lần/ngày.
+ Cắm cọc sắt hoặc tre: Khi cây cao khoảng 30-40cm ta phải cắm cọc trong các luống (cọc cách cọc 2,5-3m) để căng dây dọc theo luống và buộc dây với mục đích là giữ cho cây phát triển thẳng, không bị đổ. Số lượng dây căng trên mỗi cọc tùy thuộc vào sự phát triển của cây ớt và dây trên cách dây dưới khoảng 25cm.
3 Tỉa
cành
+ Ở những giống có nhiều cành thì tỉa bớt chỉ để lại mỗi cây 3-4 cành. Thường xuyên tỉa bỏ lá già úa, lá bệnh dưới gốc; trước khi cây ra hoa, tỉa chỉ để lại 3-4 cành để tập trung nuôi quả tốt.
4 Tỉa
quả, cắt hoa
+ Khi cây ra quả ta tiến hành vặt loại bỏ quả xấu, giảm bớt số lượng quả trên cây chỉ để lại 3-4 quả to để tập trung dinh dưỡng nuôi cây. Công việc tỉa quả chỉ được tiến hành khi cây còn nhỏ chưa đạt hết sự phát triển của giống ớt.
5 Phòng bệnh
cho cây trồng
Họ thường sử dụng ong đỏ, côn trùng có ích (Bio) làm thiên địch để phòng sâu bệnh, thụ phấn cho cây. Chỉ tiến hành dùng thuốc trừ sâu khi dịch bệnh phát triển mạnh trên diện rộng và lịch phun thuốc được ghi rõ ràng để biết được thời gian cách ly cho thu hoạch. Cây ớt của nông trại thường gặp các loại bệnh sau:
+ Bệnh sâu ăn lá: Chúng ăn các lá non, cắn trái nhưng không nguy hiểm vì cùng lắm là cắn vài lá, rụng vài trái hoặc cắn vài cây. Cách phòng bệnh dùng các loại thuốc trừ sâu thông thường là trị được.
+ Bệnh Nhện đỏ: là bệnh khá phổ biến, thường xuyên xảy ra trong trang trại. Nhện đỏ loài này có kích thước cơ thể rất nhỏ, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói, trên mình và chân có nhiều lông cứng. Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá, lúc mới đẻ có màu trắng hồng, sau đó chuyển hoàn toàn sang màu hồng. Cả trưởng thành và ấu trùng đều sống tập trung ở mặt dưới phiến lá của những lá non. Chúng chích hút dịch của mô tế bào lá làm cho mặt trên của lá bị vàng loang lổ phồng rộp. Khi mật độ nhện cao có thể làm cho lá khô cháy. Chúng hút chất dinh dưỡng làm hoa bị thúi, rụng; hút trái làm cho trái bị vàng, sạm và nứt khi trái lớn. Phòng trị
nhện bằng cách tưới nước giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô, khi mật độ nhện cao dùng phương pháp tưới phun với áp lực mạnh để rửa trôi nhện hạn chế mật độ nhện trên đồng ruộng. Mật độ cao có thể dùng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin, Propargite, Pyridaben để trị.
+ Bệnh do virut: Có nhiều loại virus gây hại cho ớt. Cây bị bệnh sinh trưởng chậm, lá biến dạng xoăn vào trong hướng lên trên, lá có thể biến màu vàng hoặc nhợt nhạt. Lá, hoa có khuynh hướng nhỏ lại về kích cỡ, số lượng hoa và chùm hoa giảm, trái nhỏ và chất lượng giảm. Chúng xâm nhập vào cây do bọ trĩ, bù lạch. Khi cây đã bị virus chỉ có thể nhổ bỏ và tiến hành trồng cây con vì gần như không có một phương pháp nào hữu hiệu hơn.
+ Nấm trắng: Sự phát triển của nấm trên cây ớt, làm cho cây gốc cây, lá ớt xuất hiện nấm trắng gây hiện tượng cây ớt bị héo dần. Khi cây bị bệnh này chủ nông trại cho phun thuốc diệt nấm.
6 Thu
hoạch
Tiến hành thu hoạch khi quả màu đỏ, màu vàng:
+ Sau trồng khoảng 2 tháng thì ớt ra hoa, đến tháng thứ ba thì cho thu hoạch đợt quả đầu tiên. Cây ớt ra hoa liên tục và ra quả cho thu hoạch thành nhiều lứa. Khi hái quả, nên hái cả cuống, chú ý không làm ảnh hưởng đến những chùm hoa và các quả non..
+ Ớt được hái cho vào thùng nhựa (5kg/thùng) và chuyến tới nhà phân loại.
+ Quản lý thu hoạch: Để biết được công nhân có làm việc hay không, hoặc muốn biết số lượng hộp ớt được thu hoạch trong ngày, người ta sử dụng phần mềm scan ớt: Phần mềm này được kết nối mạng qua điện thoại, khi hái đầy hộp ta sẽ dùng điện thoại scan vào tờ giấy có mã QR và nó sẽ hiện lên máy tính theo dõi của chủ. Và mỗi tờ giấy đó chỉ scan được một lần cho tới khi được hệ thống quản máy tính chủ xoá bộ nhớ.
Cuối vụ các nông trại trồng ớt sẽ bị cắt nước, tiến hành cắt bỏ gốc ớt và dọn dẹp nông trại. Cây ớt sẽ được chở tới khô rác hữu cơ để họa ủ, đốt thành phân hữu cơ.