Công tác chẩn đoán bện hở đàn gà của Trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn gà minh dư trại dương minh hải liên kết với công ty thuốc thú y UV (Trang 42 - 44)

Trong thời gian thực tập em đã tham gia chẩn đoán bệnh cho đàn gà của Trại. Kết quả chẩn đoán được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Tình hình mắc bệnh ở đàn gà của trại TT Tên bệnh Số gà theo dõi (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 Cầu trùng 3907 200 5,11 2 CRD 3890 50 1,28 3 Đầu đen 3887 100 2,57 4 Nấm diều 3883 50 1,28

Qua bảng 4.3 cho thấy tình hình mắc bệnh ở đàn gà của trại. Tuy Trại đã có công tác phòng bệnh rất nghiêm túc tuy nhiên vẫn có một số bệnh xảy ra. Trong đó bệnh tiêu chảy do Cầu trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là 5,11%, tiếp đó là bệnh Đầu đen chiếm 2,57%, rồi đến bệnh CRD và bệnh Nấm chiếm 1,28%. Qua đó cho thấy trại phải quan tâm hơn nữa đến công tác phòng bệnh.

Trong chăn nuôi, bệnh tật có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chăn nuôi, chúng làm giảm số lượng đàn gà, chất lượng đàn gà, thức ăn và chi phí thuốc điều trị.

Trong quá trình chăm sóc nuôi, dưỡng tại trại. Khi theo dõi đàn gà phát hiện những con có những biểu triệu chứng của bệnh thì tiến hành chẩn đoán và điều trị. Tại trại thường gặp một số bệnh như Cầu trùng và đầu đen , và một số bệnh khác.

Qua quan sát thấy triệu chứng bệnh của gà có những biểu hiện điển hình như sau

Triệu chứng: Gà kêu nhiều, ăn ít, uống nước nhiều, gà ủ rũ, xù lông, đi ngoài phân sệt có màu đỏ nâu, phân gà sáp hoặc có màu tươi.

Bệnh tích: Gà gầy ướt, thiếu máu, da nhợt nhạt, manh tràng chứa toàn máu. Ruột non viêm xuất huyết điểm tràn lan, chứa đầy máu. Ruột phình to từng đoạn, vách ruột trương to dễ vỡ. Bề mặt niêm mạc ruột dày lên có nhiều điểm trắng đỏ, chất chứa lẫn máu.

 Gà bị bệnh CRD:

Triệu chứng: Gà hay vẩy mỏ, sưng mặt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, thở khò khè, giảm ăn, chậm lớn. Nếu không điều trị sớm dễ gây chết trên cả đàn gà.

Bệnh tích: Đường hô hấp trên có hiện tượng viêm tích dịch, xoang mũi tích dịch nhầy, đặc.

Thanh quản xuất huyết, khí quản, phế quản xuất huyết có bọt khí; trường hợp bệnh nặng sẽ thấy các cục casein màu vàng nhạt trong lòng ống khí quản, phế quản. Phổi có hiện tượng viêm, khi cắt ngang phổi sẽ thấy trong phế nang có chứa dịch, túi khí mờ đục, có bọt khí.

 Gà bị bệnh Đầu đen:

Triệu chứng: Gà sốt cao giảm ăn, rụt cổ, mắt nhắm nghiền, xù lông, run rẩy, đầu quặp vào cánh. Khi sắp chết gà bỏ ăn, mào thâm tím.

Bệnh tích: ở gan đặc trưng nhất là gan sưng to và xuất hiện những vết hoại tử hơi lõm, tròn như hoa cúc, có viền trắng. Manh tràng sưng to, thành ruột tăng sinh dày, gồ ghề, chất chứa bên trong có dạng cứng chắc, màu trắng tạo khối như kén. Đôi khi kén ruột xuất hiện trên manh tràng và ruột già.

Gà bị Nấm diều: Gà thở có mùi hôi, giảm ăn, chậm lớn. Tiêu chảy phân sống, trong miệng có những mảng bám màu trắng, niêm mặc miệng, thực quản bị loét.

Thực tế cho ta thấy: Tuy nuôi môi trường nuôi thả vườn, gà được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, nhưng vẫn không thể tránh được sự ảnh hưởng của xấu từ điều kiện môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh trên đàn gà minh dư trại dương minh hải liên kết với công ty thuốc thú y UV (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)