Kỹ thuật gieo hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây phay (duabanga grandiflora roxb ex DC) tại vườn ươm trường đại học nông lâm (Trang 28)

- Hạt Phay rất nhỏ, nhẹ nên khó gieo hạt thẳng vào bầu mà nên áp dụng biện pháp gieo hạt trên khay hoặc luống đất đã chuẩn bị sẵn.

- Hạt gieo trên luống được phủ một lớp đất dày 0,5cm để hạt có thể nảy mầm tốt nhất.

- Hằng ngày tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm, tránh để đất khô làm mất nước, hạt sẽ khó nảy mầm. Chú ý khi tưới nước cho hạt mới gieo phải sử dụng bằng bình phun sương chứ không dùng ô doa để tưới vì hạt Phay nhỏ rễ bị trôi hoặc bị dồn.

Hình 4.4: Gieo hạt Phay vào luống

4.1.5. Kỹ thuật cấy cây vào bầu

Kỹ thuật cấy cây: Khoảng 2 tuần sau khi gieo thì hạt nẩy mầm vẫn tiến hành chăm sóc cây con khi cây có 2 đôi lá thật có chiều cao 2cm thì tiến hành nhổ rồi cấy cây con vào bầu đã đóng sẵn trước khi nhổ phải tưới nước đủ ẩm tránh cây bị đứt rễ sẽ bị chết, chuẩn bị sẵn chậu đựng cây con có đất + nước hòa tan để hồ rễ chánh cây con bị mất nước và chết.

Trước khi cấy cây, bầu đất phải được tưới nước đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những những cây lá xanh tươi, không bị sâu bệnh rồi dùng que bằng đầu đũa vót nhọn một đầu tạo lỗ giữa bầu sâu 1 - 1,5 cm rồi cho cây vào (mỗi bầu 1 cây). Đặc biệt chú ý không cấy cây quá nông dễ bị xáo trộn khi tưới hàng ngày, cũng không cho cây quá sâu làm cây khó phát triển. Hằng ngày

tưới nước đều (sáng sớm và chiều tối), đủ ẩm, tránh để bầu đất khô làm cho mất nước cây sẽ chết.

Hình 4.5: Cấy cây vào bầu

4.2. Thực hiện các bước chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm

- Tưới nước cho cây:

Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm trong 03 tháng đầu, mỗi ngày tưới 4-5 lít/m2/1 lần (trừ ngày mưa), thường chia thành 2 lần tưới mỗi ngày là sáng sớm và chiều tối, duy trì độ ẩm ở mức 60-70%.

Chú ý: Tưới cây, thường xuyên giữ đất ẩm sau khi gieo hoặc cấy cây nếu trời không mưa. Trong tháng đầu nếu trời không mưa, tưới liên tục trong 20 ngày đầu, khi cây đã mọc đều việc tưới sẽ giảm dần

Ở giai đoạn sau tuỳ theo thời tiết mà điều chỉnh lịch tưới cho phù hợp: Cách 5 - 10 ngày tưới 1 lần.

Trước khi xuất vườn 15 - 20 ngày tuyệt đối không được bón thúc và hạn chế tưới nước để hãm cây.

Khi xuất vườn cây được tưới thật ẩm để tránh vỡ bầu khi vận chuyển.

- Làm cỏ, phá váng:

+ Luôn làm cỏ sạch trên mặt luống. Thời gian đầu cứ sau 10 - 15 ngày cần làm cỏ, kết hợp phá váng 1 lần.

+ Dùng que vót nhọn xới nhẹ phá lớp váng tạo trên mặt bầu, tránh không làm hư tổn đến bộ rễ cây.

Hình 4.6: Tưới nước, làm cỏ phá váng

- Theo dõi tỉ lệ sống và dặm cây bị chết

Theo dõi cây sau khi cấy vào bầu để đánh giá tỉ lệ sống và tra dặm cây kịp thời, đảm bảo cây cùng lứa tuổi.

- Chống rét cho cây (Trong trường hợp điều kiện bất lợi, rét hại kéo

dài, nhiệt độ <10 độ C, đặc biệt khu vực vùng cao)

Cây Phay giai đoạn vườn ươm khi gặp điều kiện rét đậm, rét hại rất chậm lớn, nếu giai đoạn cây mầm hoặc hạt gieo chưa nảy mầm có thể chết hoặc mất sức nảy mầm. Nếu giai đoạn cây mạ và cây con thì còi cọc, lá vàng dẫn đến tím, rụng lá, nhiều nấm bệnh.

Trong điều kiện thời tiết bất lợi, có thể áp dụng các biện pháp chống rét như sau:

+ Tưới nước giữ ẩm và rửa sương buổi sáng.

+ Bón phân qua lá tăng cường thành phần Lân cho khỏe cây.

+ Những nơi có điều kiện, cây mới gieo ươm có thể cắm vòm che nilon, đảm bảo hạt nảy mầm .

- Kỹ thuật dặm cây:

+ Sau khi cấy cây 5-10 ngày cây nào chết cần tiến hành dặm bổ sung. Nếu chết nhiều, nên xếp riêng những bầu cấy dặm ra một chỗ để tiện chăm sóc.

Hình 4.7: Cây sau khi được dặm

- Bón thúc cho cây:

Tưới phân phân NPK Việt Nhật pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sul phát đạm và supe lân để tưới cho cây, pha nồng độ 0,1% - 0,2% tưới 2,5 lít/m2 hai ngày tưới 1 lần.

Lưu ý: Phân được ngâm trước khi tưới 5-6 tiếng để đảm bảo toàn bộ các hạt phân đã tan hoàn toàn, sau đó pha loãng nồng độ 1% (trừ đi lượng nước đã sử dụng để ngâm). Thông thường bón phân theo kinh nghiệm 1 bát con phân hòa tan với 1 ôroa nước sạch đem tưới đều trên luống Phay.

Sau khi tưới nước phân phải tưới rửa sạch bằng nước lã, chống bị cháy lá, cháy ngọn Phay.

- Kỹ thuật đảo bầu

Từ tháng thứ 2 hoặc 3 phải tiến hành thăm bầu. Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc (ít nhất phải đảo bầu 2 lần).

Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày dâm mát hoặc có mưa nhỏ. - Kỹ thuật đảo bầu:

+ Dùng tay lay nhẹ và nhấc bầu lên khỏi luống ươm, hàng nào dứt điểm hàng đó.

+ Những cây tốt xếp thành hàng gần nhau, những cây trung bình xếp cạnh nhau, cây kém, yếu ta xếp 1 phía để tiện chăm sóc.

+ Vệ sinh và sửa sang lại các nền luống cũ đã đảo bầu để sử dụng xếp lại bầu từ luống khác nếu cần.

Hình 4.9: Hình ảnh cây sau khi được đảo bầu 4.3. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại

A. Đánh giá một số loại sâu, bệnh hại

Theo dõi đánh giá phân bố bệnh tại vườn ươm nhằm lựa chọn biện pháp và loại thuốc phòng trừ cây con trong giai đoạn vườn ươm một cách kịp thời, nếu để bệnh nặng gây thiệt hại rất lớn cho nhà sản xuất, tỉ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn bị giảm thiểu rõ rệt.

* Các loại sâu, bệnh phổ biến ở vườn ươm giống Phay bao gồm: - Bệnh hại lá

- Sâu hại lá

* Phân bố bệnh chủ yếu theo cá thể

Kết quả theo dõi phân bố bệnh tại vườn ươm ở bảng 4.1 dưới đây

Bảng 4.1. Phân bố bệnh hại lá Phay giai đoạn vườn ươm ODB Số cây/ODB Số cây bị bệnh hại lá

(cây) P% Phân bố

1 350 57 16.28 Cá thể

2 350 46 13.14 Cá thể

3 350 53 15.14 Cá thể

Nhận xét: Qua điều tra ta thấy cây Phay có xuất hiện bệnh hại lá, nguyên nhân chính là do ẩm độ cao, điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển và bất lợi cho sự sinh trưởng của cây con.

Trong thời gian chăm sóc, theo dõi các ODB gieo ươm cây Phay giai đoạn vườn ươm 3 và 6 tháng tuổi, có sâu bệnh hại lá xảy ra là: Loài sâu hại lá về đêm và bệnh đốm nâu xuất hiện. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn.

* Sâu hại lá Phay: Trong giai đoạn vườn ươm, do lá non lên rất nhiều sâu hại lá, chủ yếu là loại sâu ăn lá như: sâu đo, sâu xám và cấu cấu…

- Đặc điểm gây hại: Sâu kèn gây hại làm lá bị những đốm khô và thủng, mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc. Sâu non tuổi 1 đến tuổi 3 chỉ ăn lớp biểu bì của lá, các tuổi sau ăn lá thành các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân lá hoặc ăn cụt ngọn non.

- Phân bố sâu trên các luống cây được đánh giá sơ bộ để làm cơ chọn biện pháp phòng trừ thủ công hay hóa học, loại thuốc thích hợp. Kết quả đánh giá sơ bộ như sau:

Bảng 4.2. Phân bố sâu hại lá Phay giai đoạn vườn ươm ODB Số cây/ODB Số cây bị sâu

(cây) P% Phân bố

1 350 16 4.57 cá thể

2 350 20 5.71 cá thể

3 350 13 3.71 cá thể

Qua bảng phân bố sâu hại cho thấy sâu hại là ít chủ yếu trên một số cá thể trong luống.

Qua điều tra cho ta thấy một số loại sâu gây hại cho lá Phay như: sâu đo và sâu xám. Chúng thường ăn lá Phay non và làm ảnh hưởng tới sự phát triển của Phay. Mật độ gây hại của chúng cũng chỉ nằm ở mức độ hại nhẹ khoảng 2-6% và được xếp vào mức độ phân cá thể.

Hình 4.11: Lá Phay bị sâu ăn lá hại B. Kỹ thuật phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại.

1. Các biện pháp chung tại vườn ươm

Các biện pháp kỹ thuật canh tác ở vườn ươm nhằm cải thiện điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây hay nói cách khác là cải thiện hệ sinh thái của cây, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây, gây bất lợi cho sự phát sinh phát triển của vật gây bệnh.

Gieo ươm đúng thời vụ: Tránh gieo ươm vào mùa sâu bệnh hại phát triển, đối với cây Phay thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là tháng 6-8. Không gieo ươm trên lập địa thoát nước kém, bị úng ngập trong mùa mưa vì ở điều kiện ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. vườn ươm phải có nguồn nước tưới tiêu đầy đủ phục vụ cho việc tưới cây và chăm sóc

cây con đảm bảo cho cây con được cung cấp đủ nước để sinh trưởng, phát triển tốt. Loại đất phù hợp để gieo ươm cây Phay là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất hơi chua (pH từ 4,5-5).

Không gieo ươm với mật độ quá cao ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây con. Mật độ cao dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, cây trồng ít nhận được ánh sáng, sinh trưởng kém dẫn đến bệnh hại xâm nhập.

2. Bệnh hại lá Phay

- Loại thuốc: VibenWP50 nồng độ 0,5%, là sản phẩm của công ty CP thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco).

- Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ :

+ Biện pháp phòng trừ định kỳ 10-15 ngày phun phòng một lần.

+ Thời điểm phun trong ngày: phun vào ban đêm (từ 16h ngày hôm trước đến 9h sáng ngày hôm sau). Do thời điểm này thời tiết thường lặng gió nên tiến độ phun tăng gấp đôi so với trước (25 – 30 ha/ngày).

+ Liều lượng, nồng độ phun: dùng 1-1,2kg thuốc pha với 400-600L nước phun cho 10000m²

+ Thời gian cách ly: 7 ngày.

3. Sâu hại lá

- Thường xuyên vệ sinh vườn ươm sạch cỏ tránh nơi trú ẩn của các loài sâu hại trong vườn ươm, có thể tác động bằng cách thường xuyên kiểm tra và bắt giết sâu nếu số lượng sâu lây lan quá nhiều thì cần phun thuốc trừ sâu bằng một số loại thuốc hóa học.

- Loại thuốc : Afatin 1.8 EC, Công ty TNHH Anfa Sài Gòn - Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ :

Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh chớm phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời.

Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.

Hình 4.13: Hình ảnh loại thuốc Alfatin 1.8 EC

4.4. Đánh giá tỉ lệ sống cây con và xác định tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng

4.4.1. Tỷ lệ sống của cây con theo thời gian

Sau khi gieo ươm thường xuyên theo dõi để đánh giá tỉ lệ sống để tra dặm kịp thời, đặc biệt lần đo cuối cùng sau khi tỉa, dặm, kết quả đánh giá làm cơ sở cho xác định được số lượng cây con trong hồ sơ biên bản thẩm định để cấp cấp chứng chỉ lô cây con xuất vườn.

Kết quả tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Phay được thể hiện ở bảng 4.3 và hình 4.14:

Bảng 4.3. Kết quả tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu và cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Phay

ODB

Số lượng cây điều

tra /1ODB

Chất lượng Tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn (%) Tốt + TB Tốt TB Xấu SL (cây) % SL (cây) % SL (cây) % ODB1 350 173 49,43 115 32,85 62 17,72 82,28 ODB2 350 150 42,86 153 43,71 47 13,43 86,57 ODB3 350 121 34,57 127 36,29 102 29,14 70,86

Để quan sát rõ hơn về tỷ lệ chất lượng cây con của cây Phay ở cả 3 ODB trong giai đoạn vườn ươm, tôi thể hiện ở hình 4.14:

Hình 4.14: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn của cây Phay ở các ODB thức thí nghiệm

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

ODB 1 ODB 2 ODB 3

Tỷ lệ cây xuất vườn

Qua bảng 4.3 và hình 4.14 cho thấy ở các công thức khác nhau thì tỷ lệ cây con xuất vườn khác nhau.

Ở ODB 2 cho tỷ lệ % cây con xuất vườn là cao nhất 86,57%, tiếp đến là ODB1 = 82,28% và thấp nhất là ODB 3 = 70.86%

Thứ tự sắp xếp tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức theo tỷ lệ giảm dần như sau:

ODB2 > ODB1 > ODB3

4.4.2. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng

Vườn ươm sau 6-9 tháng cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

- Giấy chứng nhận nguồn gốc giống cây của lô cây con được SNN & PTNT công nhận. Tuy nhiên, đối với cây Phay hiện nay, dự án dự kiến tiến hành trồng trong năm tới nên chưa nghiệm thu.

- Tiêu chuẩn Doo ≥ 0.6 - 0.8cm, Hvn ≥ 0.6 – 0.7m.

- Cây xanh tốt, phát triển cân đối, không cong queo, không bị nhiễm bệnh không cụt ngọn, không nhiều thân. Cây có nhiều rễ con phát triển tốt, bộ rễ khỏe, rễ không được cuộn.

- 15-30 ngày trước khi cây xuất vườn thì tiến hành đảo bầu xén rễ, trước khi đảo bầu phải tưới ẩm cho bầu đất rồi mới tiến hành đảo bầu. Chọn bầu cây đạt tiêu chuẩn để trồng xếp riêng, loại bỏ bầu cây không đạt tiêu chuẩn. Trên một luống xếp bầu cây theo thứ tự từ cây to đến nhỏ dần sang một bên theo chiều ngang.

- Kĩ thuật xếp cây vào túi vận chuyển đến nới trồng rừng: * Bước 1: Tưới nước

+ Yêu cầu: tưới cho luống cây trước ½ đến 1 ngày + Lượng nước tưới 4-5l/m2

* Bước 2: Bứng cây

+ Thao tác: Tay không thuận đỡ bầu, tay thuận cầm bay, ấn một lực mạnh dưới đáy bầu rồi đẩy nhẹ lên, lấy bầu ra khỏi luống

+ Yêu cầu: Tránh làm tổn thương đến cây, vỡ bầu - Vận chuyển cây, xếp cây

+ Nếu chuyển thủ công

Xếp cây vào túi nilon: cây giống được xếp vào túi nilon loại 5 cân, mỗi túi xếp 50 cây, mỗi túi xếp làm 3 lớp cây, mỗi lớp cây xếp thành 3 hàng, mỗi hàng xếp 6 cây, lớp cây cuối cùng xếp thêm 2 cây lẻ. Yêu cầu xếp cây đúg kỹ thuật theo từng lớp từng hàng thì cây không bị dập nát, gẫy ngọn và kiểm soát được lượng cây đem trồng.

Chú ý: Xe chở cây phải có mui xe che kín để tránh nắng và gió lùa làm dập nát ngọn cây.

4.5. Bài học kinh nghiệm

Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện quy trình gieo ươm và chăm sóc cây Phay tại vườn ươm Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 01 năm 2020 đến tháng 06 năm 2020 tôi đã học được các kỹ thuật để gieo ươm và chăm sóc một vườn ươm cây Phay như sau:

- Kỹ thuật làm đất gieo hạt, đất đóng bầu, cách xếp bầu và tạo luống để gieo ươm cây Phay. Đất gieo hạt, đóng bầu phải là đất ở dưới tán rừng tầng A, B, bầu phải được xếp sole nhau để hạn chế các khe hở bầu và chặt bầu hơn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây phay (duabanga grandiflora roxb ex DC) tại vườn ươm trường đại học nông lâm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)