Một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất sản phẩm cây hàng năm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sản phẩm cây hàng năm của nông hộ xã đức quang, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 50)

của nông hộ xã Đức Quang, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng

Thứ nhất, đào tạo và nâng cao chất lượng lao động. Tăng cường công tác bồi dưỡng, mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất cho người dân, đặc biệt là các lớp tại ruộng vườn để người dân tận mắt, tận tay thực hành nhằm cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng trồng và chăm sóc CHN. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân tích cực học tập nâng cao nhận thức để tạo nên nền tảng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất sản phẩm cây hàng năm.

Thứ hai, chú trọng đến việc bảo vệ và cải cách đất nhằm nâng cao chất lượng đất, từ đó góp phần tăng năng suất sản phẩm cây hàng năm. Khuyến khích liên kết giữa các hộ dân trong xã với nhau để mở rộng diện tích đất sản xuất sản phẩm cây hàng năm.

Thứ ba, Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần phát triển các hoạt động tài chính tín dụng ở nông thôn thông qua các chương trình, dự án cụ thể, ưu tiên cho phát triển sản xuất sản phẩm cây hàng năm. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm phát triển sản xuất sản phẩm cây hàng năm cho nông hộ một cách hợp lý.

Cần có một cơ chế cho các nông hộ vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế ở xã cụ thể phải là:

- Cho vay đúng đối tượng: Đó là những đối tượng có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất sản phẩm cây hàng năm, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt là ưu tiên cho các hộ nghèo, tập chung chủ yếu ở nơi còn nhiều khó khăn.

- Áp dụng hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp đối với những hộ giàu và trung bình cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với nhóm hộ nghèo cần thực hiện chế độ tài chính tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng như: hội phụ nữ, hội nông dân, ...và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ dân trong nhóm này.

- Tăng nguồn vốn cho vay: phát triển mạnh mẽ hơn nữa quy trình cho vay đối với cho hộ nông dân của ngân hàng NN&PTNT.

Thứ tư, Đầu tư hiện đại hóa tăng cường trang thiết bị và phương tiện sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Để trang bị phương tiện sản xuất một cách đầy đủ và hiện đại của các nông hộ cần mạnh dạn đầu tư, vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng để trang bị các loại máy móc phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, Ngân hàng địa phương chỉ nên tập trung kinh phí hỗ trợ một phần đầu tư mua máy, thiết bị phục vụ phát triển cơ giới hóa, hỗ trợ, đào tạo, huấn luyện, tập huấn kỹ thuật. Cần khuyến khích doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư và phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo máy nông nghiệp có hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao phù hợp kinh tế - xã hội. Củng cố thiết lập hệ thống

mạng lưới các cơ sở phân phối, cung cấp, bảo hành, sửa chữa máy tại các địa phương. Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh máy móc trên địa bàn xã có những hình thức ưu đãi đối với người mua máy cơ giới nông nghiệp như: bán hàng trả chậm, bảo trì, bảo hành, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng.

Thứ năm, xây dựng các tổ chức và hệ thống thu mua, hình thành liên kết giữa các nông hộ sản xuất với các công ty doanh nghiệp thu mua để sản phẩm sau khi sản xuất được bao nhiêu, người dân không phải lo lắng nhiều về đầu ra cho sản phẩm, người dân có thể bán nông sản phẩm cho doanh nghiệp thu mua.

Hình thành mạng lưới dịch vụ, cung cấp thông tin thị trường cho nông dân một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Tránh cho người dân bị thiệt thòi trong khi tiêu thụ sản phẩm cây hàng năm.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất sản phẩm cây hàng năm của nông hộ xã đức quang, huyện hạ lang, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)