Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 36)

Theo Arut Kidcha-orrapin (2006) [39], tại Thái Lan: Hội chứng MMA là một vấn đề lớn ở các trang trại chăn nuôi lợn. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là quản lý tốt đàn nái, đặc biệt là trước khi đẻ. Waller và cs. (2002) [38], cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.

Theo Kemper và Gerjets (2009) [33], để chẩn đoán sớm hội chứng MMA, người ta thường dựa vào một số triệu chứng lâm sàng: (1) thân nhiệt lợn nái sau đẻ 12 - 48 giờ (nếu > 39,40C thì điều trị dự phòng), sự thay đổi hình dạng tuyến vú, giảm tiết sữa (hoặc mất sữa hoàn toàn), giảm tính thèm ăn (ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn), lượng tế bào soma trong sữa >107/ml, pH sữa > 6,7; tăng hàm lượng các interleukin trong máu (tăng lượng IL-1P, IL-6, IL- 8 và TNFa. (2) các yếu tố ảnh hưởng đến hội chứng MMA: Thời gian mang thai dài (> 116 ngày), thời gian đẻ dài (> 3 giờ), can thiệp bằng dụng cụ sản khoa khi đẻ, nhiều con (> 11con/ổ) nhiễm trùng đường sinh dục, táo bón, sự tăng đàn, chuyển đàn, trong đàn có nhiều nái mới, ảnh hưởng của mùa vụ, thiếu protein thô trong khẩu phần ăn, thay đổi thức ăn đột ngột, lợn nái thiếu vận động...

Theo Heber và cs. (2010) [31] thì lợn được coi là mắc hội chứng MMA khi có một hoặc bao gồm các biểu hiện sau: Viêm tử cung, dịch tiết âm đạo có pH > 8, lười vận động, thân nhiệt > 39,40C, viêm vú.

Theo Maes và cs. (2010) [35], MMA được xem như một loại PDS (Postpartum Dysgalactia Syndrome - hội chứng rối loạn tiết sữa sau đẻ lợn nái), có tỷ lệ lưu hành 6,9% trong tổng số 16.450 lợn nái đẻ trong hơn 01 năm tại 31 đàn ở Illinois; trong 27.656 lợn nái đẻ của một nghiên cứu được tiến hành tại bang Missouri có tới 13% nái bị mắc hội chứng MMA; tỷ lệ mắc hội chứng MMA theo đàn ở Thụy Điển biến động từ 5,5% ở đàn quy mô nhỏ và tới 10,3% ở đàn quy mô lớn.

Theo Ivashkevich và cs. (2011) [32], tỷ lệ viêm tử cung ở lợn nái ở Belarus vào khoảng 33,6 - 55,0%.

Preibler và Kemper (2011) [37], nghiên cứu về lợn nái mắc MMA, cho biết có 16,6% bị sốt < 39,50C; 28,8% sốt > 400C, lợn kém ăn, sản lượng sữa giảm hoặc rối loạn tiết sữa.

Theo Martineau (2011) [39], có nhiều bệnh nguyên học và sinh lý bệnh có thể được đề cập trong hội chứng rối loạn tiết sữa và viêm vú ở lợn nái sau đẻ do dùng những tên khác nhau: Phức hợp viêm vú - viêm tử cung - mất sữa (MMA), hội chứng mất sữa, hội chứng rối loạn tiết sữa, phù thũng vú, hội chứng giảm tiết sữa, ngộ độc máu mất sữa và viêm vú sau đẻ.

Theo Shrestha (2012) [40], hội chứng MMA gây chết khoảng 2% lợn nái nhưng tỷ lệ chết ở lợn con lên tới 80% do đói, ỉa chảy...

Theo Kemper và cs. (2013) [34], tại 6 đàn nái hạt nhân ở Đức (2008 - 2010), có 99,1% các mẫu sữa phân lập được vi khuẩn chủ yếu thuộc họ

Enterobacteriaceae, Staphylococcaceae, Streptococcaceae và Enterococcaceae.

Trong đó, E.coli chiếm nhiều hơn cả và những loài này cũng được tìm thấy trong sữa lợn khỏe, còn Staphylococcus spp, Lactococcus lactis được tìm thấy trong sữa lợn mắc hội chứng MMA.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng

- Đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bích Cường.

3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện

- Địa điểm: tại trại lợn Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Thời gian: từ 28/5/2020 đến 28/11/2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Thực hiện thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại cơ sở.

- Tham gia thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nuôi tại trại. - Tham gia chẩn đoán và điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con tại trại. - Tham gia thực hiện một số công tác khác của trại.

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi

- Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bích Cường, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

- Theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Kết quả thực hiện các công tác khác.

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Qua quá trình tìm hiểu thông tin, lấy số liệu từ phòng kế toán của trại, tiến hành thu thập thông tin từ quản lý và kỹ sư của trại kết hợp theo dõi tình hình thực tế tại cơ sở để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại.

3.4.2.2. Phương pháp thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn

- Thực hiện chăn nuôi theo dúng quy trình chăn nuôi của Công ty cổ phần Ngọc Minh Green Farm áp dụng tại trại Bích Cường.

- Kiểm tra số lượng đàn con bằng cách đếm tất cả các con sinh ra ở ổ đó, 21 ngày tuổi, cai sữa.

Bảng 3.1. Chế độ ăn của lợn nái mang thai của tập đoàn De Heus

Giai đoạn Ngày Loại

thức ăn Tiêu chuẩn TĂ (kg/con/ngày)

Chờ Phối Cai sữa - 1 3030 3kg/con/ngày

Giai đoạn 1 1 - 34 3030 3kg/con/ngày (gầy + 0,5; béo - 0,5)

Giai đoạn 2 35 - 83 3030 2kg/con/ngày (gầy +0,2 kg)

Giai đoạn 3 84 - 112 3030 3kg/con/ngày (gầy + 0,2; béo - 0,2)

Giai đoạn đẻ 114 ± 3 3060 6kg/con/ngày (hậu bị giảm 1kg/con)

(Nguồn: Kĩ thuật trại cung cấp) 3.4.2.3. Quy trình vệ sinh phòng bệnh

Bảng 3.2. Lịch sát trùng được áp dụng tại trại nái

Thứ Trong Chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng

nái bầu Chuồng nái đẻ

Chuồng nái hậu bị

CN Phun sát trùng

+ Phun vôi

Phun sát trùng + Rắc vôi đường đi + Phun vôi

Phun sát trùng

+ phun vôi Phun vôi

Rắc vôi toàn bộ

T2 Phun sát trùng

+ Phun vôi

Phun sát trùng + Rắc vôi

đường đi + Phun vôi Phun sát trùng Phun vôi

T3 Phun sát trùng Phun sát trùng + Rắc vôi đường đi + Phun vôi

Phun sát trùng

+ phun vôi Phun vôi

T4 Phun sát trùng

+ Phun vôi

Phun sát trùng + Rắc vôi

đường đi + Phun vôi Phun sát trùng Phun vôi

T5 Phun sát trùng Phun sát trùng + Rắc vôi đường đi + Phun vôi

Phun sát trùng

+ Phun vôi Phun vôi

T6 Phun sát trùng

+ Phun vôi

Phun sát trùng + Rắc vôi

đường đi + Phun vôi Phun sát trùng Phun vôi

Rắc vôi toàn bộ T7 Phun sát trùng Phun sát trùng + Rắc vôi

đường đi + Phun vôi

Phun sát trùng

3.4.2.4. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin

Bảng 3.3. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn nái và lợn đực tại trại

Loại lợn Thời gian Vắc xin sử dụng Ghi chú

Lợn hậu bị

24 tuần Khô thai lần 1

Hậu bị khi nhập về phải nuôi ở chuồng cách li và

trộn kháng sinh, cho nái già làm quen với hậu bị

25 tuần Dịch tả

26 tuần Giả dại

27 tuần LMLM

28 tuần Khô thai lần 2

29 tuần Circo

30 tuần Mycoplasma

Lợn nái chửa

10 tuần mang thai Dịch tả

11 tuần mang thai Mycoplasma

12 tuần mang thai LMLM

4 tháng một lần Giả dại

80 và 100 ngày E.coli

15 tuần mang thai Tiêm tẩy giun

6 tháng 1 lần Circo

14 ngày sau đẻ Khô thai

Lợn đực

6 tháng 1 lần Dịch tả Khi tiêm

vắc xin phải chia nhóm tránh tiêm

cùng 1 lúc

6 tháng 1 lần LMLM

4 tháng 1 lần Giả dại

6 tháng 1 lần Mycoplasma + Circo

(Nguồn: Kĩ thuật trại cung cấp)

Bảng 3.4. Lịch vắc - xin cho lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa

Loại lợn Tuổi lợn Vắc xin sử dụng

Lợn con theo mẹ

1 tuần tuổi Suyễn lần 1

2 tuần tuổi Glasser

3 tuần tuổi Suyễn 2 + Circo

Lợn con cai sữa

5 tuần tuổi Dịch tả lần 1

6 tuần tuổi APP lần 1

7 tuần tuổi Giả dại

8 tuần tuổi LMLM

9 tuần tuổi Tụ dấu

10 tuần tuổi Dịch tả lần 2

12 tuần tuổi APP lần 2

3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng công thức tính toán thường quy và trên phần mềm Excel 2010 - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ số lợn mắc bệnh x 100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi bệnh: Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) = ∑ số lợn khỏi bệnh x 100 ∑ số lợn điều trị

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Bích Cường

Cơ cấu đàn từ 2018 đến tháng 5/2020 được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại từ 2018 – T11/2020

STT Chỉ tiêu khảo sát Thời gian Năm 2018 (con) Năm 2019 (con) Tháng 11/2020 (con) 1 Lợn đực giống 4 6 7 2 Lợn hậu bị 150 112 135 3 Lợn nái sinh sản 650 547 634 4 Lợn con 17145 14243 13146 Tổng 17949 14908 13922

(Nguồn: Phòng kế toán trang trại)

Qua bảng 4.1 cho thấy: Cơ cấu đàn lợn có sự biến động không đồng đều qua các năm. Số lượng các loại lợn là khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt. Sau 3 năm trại duy trì số lợn đực từ 4 - 7 con do trại vừa khai thác vừa lấy tinh lợn giống ở ngoài về phối.

Số lợn nái hậu bị giảm dần qua các năm, 2018 - 2019 giảm 38 con từ 150 xuống còn 112 con, từ năm 2019 đến tháng 11/2020 số lượng lợn hậu bị còn 135 con. Lượng hậu bị giảm dần do trại nhập ít hậu bị và hậu bị đã được phối thành công.

Số lượng lợn nái sinh sản biến động không đều qua 3 năm, cao nhất vào năm 2018 với 650 con, đến năm 2019 chỉ còn 547 con do đầu năm dịch tả lợn Châu Phi bùng nổ, trại không thể nhập thêm lợn hậu bị đồng thời trại tiến hành loại bỏ số lượng nái già không còn khả năng khai thác. Nhưng đến tháng

11 năm 2020 số lượng nái sinh sản tăng đến 634 con do giá lợn tăng cao và dịch bệnh ít bùng phát nên trại nhập thêm lợn về để đảm bảo công suất trại.

Số lượng lợn con đồng thời cũng biến động không đều cùng với lợn nái sinh sản, cao nhất vào năm 2018 với 17145 con, năm 2019 chỉ còn 14243 con, nhưng đến tháng 11/2020 số lượng lợn con còn 13146 con, gần bằng một nửa số lượng năm 2018.

Từ 2018 đến tháng 11/2020 số lượng lợn nái có giảm do loại thay thế cơ cấu đàn nái, thay thế nái già bằng nái hậu bị, nhằm trẻ hóa đàn nái, tăng sản lượng và chất lượng đàn con. Từng lợn nái được theo dõi tỷ mỷ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.

4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con

Chăm sóc, nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại tôi đã được tham gia và làm các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái nuôi con tại trại. Tôi đã được học và mở mang kiến thức rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt... Dưới đây là kết quả tôi đã thực hiện được trong 6 tháng thực tập:

* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ.

Tắm cho lợn nái bằng xà phòng và chuyển nái qua chuồng đẻ khoảng 7 - 10 ngày trước khi đẻ.

Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con ra đời: khăn lau, bột xoa, cồn iod, cân, tải nilon, dầu bôi trơn, pank, kim tiêm, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, bấm tai, sổ ghi chép, thuốc oxytoxin, kháng sinh, lồng úm, bóng úm...

Thường xuyên quan sát để nhận biết lợn nái trước khi sinh 3 ngày qua các biểu hiện: Bầu vú căng, có tiết vài giọt sữa. Đối với nái tơ thường sinh sau 2 - 3 giờ tiết sữa. Ngoài ra nái còn tăng nhịp thở, thải phân lắt nhắt. Sau khi sinh được vài con nếu nhận thấy nái khó đẻ có thể dùng oxytocin 1 ml/nái.

* Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nuôi con Thức ăn lợn nái: Cám của De Heus 3060.

+ Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn thức ăn hỗn hợp 3060 giảm dần 0,5 kg/ngày.

+ Lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/ngày đến ngày thứ 6.

+ Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên đến 6 kg/con/ngày.

* Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái

Biểu hiện bên ngoài: Bồn chồn, đứng ngồi không yên, chân cào xuống nền chuồng, ỉa, đái vặt, trước đẻ 1 giờ bắt đầu tiết sữa.

Người đỡ: Cắt móng tay, rửa tay sạch.

- Kỹ thuật đỡ đẻ:

+ Một tay cầm chắc lợn con, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi.

+ Cắt rốn: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn Iod.

+ Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35°C

+ Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ.

+ Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

* Kỹ thuật can thiệp lợn đẻ khó - Một số biểu hiện lợn đẻ khó

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Mắt của lợn mẹ đỏ lên do quá trình rặn đẻ liên tục.

+ Lợn mẹ kiệt sức, thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nên kiệt sức.

- Cách can thiệp lợn đẻ khó

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. + Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn.

+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

- Sử dụng thuốc

+ Kháng sinh dufamox, sau khi đẻ xong điều trị 3 ngày lên tục, liều 20 ml/con.

+ Dùng oxytocin liều dùng 2 ml/con, tiêm vào gốc đuôi sau khi đẻ 2/3 số con để đẩy sản dịch, tăng tiết sữa.

+ Kết hợp thuốc bổ trợ catosal 1 ml/10kgP tiêm bắp.

* Quy trình chăm sóc lợn con tại cơ sở

- 1 ngày: Bấm tai sau đẻ khoảng 2 tiếng đồng hồ.

- 2 ngày: Sau khi đẻ cho uống kháng sinh baytril 0,5% 1ml/con, mài nanh, cắt đuôi, sát trùng lại rốn.

- 3 ngày: Cho uống cầu trùng, tiêm sắt.

- 5 - 6 ngày: Thiến lợn đực, sau thiến tiêm kháng sinh, sát trùng vị trí thiến và lắp máng tập ăn.

- 7 ngày: Tiêm vắc xin Suyễn + Glasser lần 1 - 14 ngày: Tiêm vắc xin Circo

- 21 ngày: Tiêm vắc xin Suyễn + Glasser lần 2 - 22 đến: 26 ngày cai sữa.

* Tập ăn sớm lúc 5 - 6 ngày tuổi

Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng tập ăn đặt vào ô chuồng để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại bích cường, xã nghĩa đạo, huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 36)