Kỹ thuật dặm cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31)

- Sau khi cấy cây 5-10 ngày cây nào chết cần tiến hành dặm bằng hạt bổ sung. Nếu chết nhiều, nên xếp riêng những bầu cấy dặm ra một chỗ để tiện chăm sóc.

Hình 4.10: Cây sau khi được dặm 4.2.4. Bón thúc cho cây

- Tưới phân NPK Việt Nhật pha loãng 1%. Nếu cây bị vàng còi hoặc bạc lá dùng sulphát đạm và supe lân để tưới cho cây .

- Luôn theo dõi tình hình sinh trưởng của cây, đặc biệt trong thời gian đầu để có biện pháp tác động thích hợp.

- Có thể bón thúc khi cây con sinh trưởng kém. Sau 15 - 20 ngày có thể bón thúc. Trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bón 1 lần bằng phân N:P:K (5:10:3) nồng độ 1% (0,1 kg/10 lít nước), tưới 3 lít/m2.

- Tưới phân bằng ô doa lỗ nhỏ vào sáng sớm hoặc chiều tối, sau đó phải tưới rửa lá cho cây con bằng nước lã sạch (2,5 lít/m2) đề phòng táp lá. Không tưới phân vào ngày nắng gắt, tốt nhất tưới vào những ngày râm mát hoặc mưa phùn, vào buổi sáng hoặc chiều tối.

4.2.5. Kỹ thuật đảo bầu

Từ tháng thứ 2 hoặc 3 phải tiến hành thăm bầu. Khi rễ cọc phát triển ra ngoài đáy bầu phải tiến hành cắt phần rễ thò ra ngoài bầu và đảo bầu kết hợp phân loại cây để tiện chăm sóc (ít nhất phải đảo bầu 2 lần).

Chỉ tiến hành đảo bầu vào những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ. - Kỹ thuật đảo bầu:

+ Dùng tay lay nhẹ và nhấc bầu lên khỏi luống ươm, hàng nào dứt điểm hàng đó.

+ Những cây tốt xếp thành hàng gần nhau, những cây trung bình xếp cạnh nhau, cây kém, yếu ta xếp 1 phía để tiện chăm sóc.

+ Vệ sinh và sửa sang lại các nền luống cũ đã đảo bầu để sử dụng xếp lại bầu từ luống khác nếu cần.

Hình 4.12: Hình ảnh đảo bầu cây

4.3. Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh hại

A. Theo dõi một số loại sâu, bệnh hại

Theo dõi đánh giá phân bố bệnh tại vườn ươm nhằm lựa chọn biện pháp và loại thuốc phòng trừ cây con trong giai đoạn vườn ươm một cách kịp thời, nếu để bệnh nặng gây thiệt hại rất lớn cho nhà sản xuất, tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn bị giảm thiểu rõ rệt.

* Các loại sâu, bệnh phổ biến ở vườn ươm giống Keo úc, Lim xanh bao gồm: - Phấn trắng lá Keo úc

- Lở cổ rễ cây Keo úc, Lim xanh - Sâu hại lá (sâu hại lá Keo úc)

* Phân bố bệnh chủ yếu theo đám và theo cụm Kết quả theo dõi phân bố bệnh tại vườn ươm

Bảng 4.3. Phân bố bệnh hại lá Keo úc giai đoạn vườn ươm

ODB Số

cây/ODB

Số cây bị bệnh Bệnh phấn trắng Lở cổ rễ Phấn trắng Lở cổ rễ P% Phân bố P% Phân bố 1 754 74 17 9,81 Cá thể 2,25 Cá thể 2 754 83 10 11 Cụm 1,33 Cá thể 3 754 57 23 7,56 Cá thể 3,1 Cá thể 4 754 64 14 8,49 Cá thể 1,89 Cá thể 5 754 89 16 11,8 Cụm 2,12 Cá thể 6 754 58 20 7,7 Cá thể 2,65 Cá thể 7 754 69 18 9,15 Cá thể 2,39 Cá thể 8 754 87 15 11,54 Cụm 1,99 Cá thể 9 754 84 11 11,14 Cụm 1,56 Cá thể

Nhận xét: Qua điều tra ta thấy mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng chiếm tỷ lệ bệnh cao nhất trong 2 loại bệnh, nguyên nhân do thời gian này thời tiết có mưa, ẩm độ cao, trời không nắng thuận lợi cho nấm phấn trắng phát triển.

mặt lá được phủ kín một lớp bột màu trắng như phấn, bệnh kéo dài sau một thời gian mếp lá khô và xoăn lại, ngọn khô dần và cây chết.

Tác hại: Bệnh nặng có thể làm cho cây con chết hàng loạt, hoặc cây sinh trưởng phát triển kém không đủ tiêu chuẩn xuất vườn, làm giảm tỷ lệ sống của cây.

Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh phấn trắng chủ yếu do nấm Oidiumacacia gây ra, loài nấm này thuộc bộ nấm phấn trắng, ngành phụ nấm bất toàn, trong những ngày thời tiết âm u, sương mù và mưa phùn kéo dài, ít có nắng thì bệnh sẽ càng nặng.

Hình 4.13: Bệnh phấn trắng trên lá Keo ở các giai đoạn cây con

- Bệnh lở cổ rễ cây Keo úc, Lim xanh

Bệnh lở cổ rễ chủ yếu ở giai đoạn cây mầm, nguyên nhân chính là do ẩm độ cao, điều kiện thuận lợi cho nấm lở cỗ rễ phát triển và bất lợi cho sự sinh trưởng của cây con.

Tác hại: bệnh lở cổ rễ cây Keo úc, Lim xanh ở vườn ươm có thể làm cho cây chết và tỷ lệ chết rất cao. Bệnh hại của hạt giống và mầm hạt làm cho cây không mọc lên được và làm cho cây chết từng đám, làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cây giống. Nguyên nhân: bệnh lở cổ rễ cây Keo úc, Lim xanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đánh giá sơ bộ tại vườn ươm cho ta thấy mức phân bố bệnh lở cổ rễ nằm ở mức không quá cao, đều nằm trong khoảng 10% và được xếp vào mức phân bố cụm, và cá thể.

Các biểu hiện chính khi quan sát tại vườn ươm:

+ Thối hạt và thối mầm: sau khi gieo hạt vào bầu, đợi cho đến khi hạt mọc, khi đó ta xác định được số hạt mọc và số hạt không mọc. ta kiểm tra thấy một số hạt không mọc, lấy hạt bóc ra xem thấy phôi hạt bị thối có màu trắng đục bóc ra thấy mềm, vậy lúc này vật gây bệnh đã xâm nhập vào cây mới nhô lên khỏi mặt đất làm cho cây mầm bị khô héo hoặc lở loét, cây không có khả năng quang hợp và cây bị chết.

+ Đổ non: cây con còn non phần thân chưa hóa gỗ, bị vật gây bệnh xâm nhập vào gốc sát phần túi bầu làm cho các tế bào vỏ rễ bị thối có màu nâu đến nâu đen, bộ rễ không hình thành được rễ, cổ rễ bị teo thắt, rễ không còn khả năng hút, dẫn nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên cây bị héo đổ gục rồi chết.

+ Chết đứng: vật gây bệnh xâm nhập vào phần cổ rễ cây, trường hợp này cây không bị đổ gục mà cây héo dần dần rồi chết khô đứng.

Hình 4.14: Bệnh lở cổ rễ trên lá Keo úc, Lim xanh

Trong giai đoạn vườn ươm, do lá non lên rất nhiều sâu hại lá, chủ yếu là loại sâu ăn lá như: sâu đo, sâu xám và cấu cấu…

Đặc điểm gây hại: Sâu kèn gây hại làm lá bị những đốm khô và thủng, mất khả năng quang hợp, cây trở nên còi cọc. Sâu non tuổi 1 đến tuổi 3 chỉ ăn lớp biểu bì của lá, các tuổi sau ăn lá thành các lỗ hoặc ăn hết lá chỉ để lại gân lá hoặc ăn cụt ngọn non.

- Phân bố sâu trên các luống cây được đánh giá sơ bộ để làm cơ chọn biện pháp phòng trừ thủ công hay hóa học, loại thuốc thích hợp. Kết quả đánh giá sơ bộ như sau:

Bảng 4.4. Phân bố sâu hại lá keo

TTODB Số cây/1ODB Số cây bị sâu P% Phân bố

1 754 17 2,25 cá thể 2 754 12 1,59 cá thể 3 754 16 2,12 cá thể 4 754 13 1,72 cá thể 5 754 14 1,89 cá thể 6 754 11 1,56 cá thể 7 754 19 2,52 cá thể 8 754 15 1,99 cá thể 9 754 18 2,39 cá thể

Qua bảng phân bố sâu hại cho thấy sâu hại là ít chủ yếu trên một số cá thể trong một luống và một số luống xuất hiện sâu, có nhiều luống không có xuất hiện sâu hại.

triển của Keo. Mật độ gây hại của chúng cũng chỉ nằm ở mức độ hại nhẹ khoảng 1-3% và được xếp vào mức độ phân cá thể.

Hình 4.15: Một số sâu hại lá Keo úc phổ biến B. Kỹ thuật phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại.

1. Các biện pháp chung tại vườn ươm

Các biện pháp kỹ thuật canh tác ở vườn ươm nhằm cải thiện điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây hay nói cách khác là cải thiện hệ sinh thái của cây, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây, gây bất lợi cho sự phát sinh phát triển của vật gây bệnh.

Gieo ươm đúng thời vụ: tránh gieo ươm vào mùa sâu bệnh hại phát triển, đối với cây Keo úc, Lim xanh thời vụ gieo trồng thích hợp nhất là tháng 9-11. Không gieo ươm trên lập địa thoát nước kém, bị úng ngập trong mùa mưa vì ở điều kiện ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. vườn ươm phải có nguồn nước tưới tiêu đầy đủ phục vụ cho việc tưới cây và chăm sóc cây con đảm bảo cho cây con được cung cấp đủ nước để sinh trưởng, phát triển tốt. loại đất phù hợp để gieo ươm Keo úc, Lim xanh là loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất hơi chua (pH từ 5,5-6).

Không gieo ươm với mật độ quá cao ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây con. Mật độ cao dẫn đến cạnh tranh dinh dưỡng, cây trồng ít nhận được ánh sáng, sinh trưởng kém dẫn đến bệnh hại xâm nhập. mật độ gieo thích hợp

của cây Keo úc là 1kg hạt gieo trên 10-15m2 đất, cây Lim xanh là 1kg hạt gieo trên 8-10m2 đất.

2. Bệnh phấn trắng lá Keo úc

- Loại thuốc: Anvil 5sc, là sản phẩm của công ty thuộc tập đoàn Syngenta hoặc Daconin 75WP.

- Công dụng: Thuốc trừ nấm bệnh Daconil 75WP phòng trừ nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau, không để lại vết thuốc trên lá, quả. Daconil 75WP có tác dụng trừ bệnh cao và kéo dài; thuốc có chất bám dính tốt, sau khi phun gặp mưa ít bị rửa trôi.

- Thuốc Trừ Nấm Bệnh Daconil 75WP Nhật Bản với hoạt tính Chlorothalonil: 500g/lít giúp trừ nấm bệnh và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau. Hiệu lực trừ bệnh cao và kéo dài.

- Thuốc Trừ Nấm Bệnh Daconil 75WP có thể trừ và phòng ngừa các bệnh hại như: đặc trị bệnh thán thư, phấn trắng, đốm lá, sương mai, mốc sương, bệnh sẹo và nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau

- Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ :

+ Thời điểm phun trong ngày: phun vào ban đêm (từ 16h ngày hôm trước đến 9h sáng ngày hôm sau). Do thời điểm này thời tiết thường lặng gió nên tiến độ phun tăng gấp đôi so với trước (25 – 30 ha/ngày).

+ Liều lượng, nồng độ phun: thuốc sử dụng: Anvil 5SC nồng độ 0,2 – 0,3% kết hợp với chất bám dính (1 lít/ha).

+ Cách pha phun: Pha 10ml cho 1 bình 10 lít nước, phun 2 bình cho 1 sào (360m2) + Lượng nước pha phun: 400-600 lít/ha, phun khi bệnh mới xuất hiện 5- 10%, nếu bệnh nặng có thể phun nhắc lại sao 7-10 ngày.

+ Thời gian cách ly: 7 ngày. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.16 : Hình ảnh loại thuốc Daconil 75 WP 3. Bệnh lở cổ rễ cây Keo úc, Lim xanh

- Bệnh lở cổ rễ ở cây Keo úc

+ Loại thuốc: DACONIL 500SC

+ Công dụng: Thuốc trừ nấm, bệnh, tiếp xúc, có hiệu lực phòng trừ nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau như: lở cổ rễ, thối rễ, tuột rễ, thối thân.Hiệu lực trừ bệnh cao và kéo dài. Thuốc có chất bám dính tốt, sau khi phun gặp mưa ít bị rửa trôi.

+ Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ : Sử dụng 0,4 - 0,5 lít/ha. Pha 20 - 25ml/bình 16-20 lít. Lượng phun 500-600 lít/ha. Phun thuốc khi bệnh mới chớm xuất hiện.

- Bệnh lở cổ rễ ở cây Lim xanh

+ Phòng bệnh: Trước khi gieo hạt vào bầu 3 - 5 ngày cần phun đều Benlat trên luống cấy để đề phòng bệnh lở cổ rễ. Liều lượng pha như sau: hoà 3 - 5 gam Benlat vào 1 lít nước phun đều cho 10 m2 (nồng độ 0,3 - 0,5 %).

+ Trị bệnh: Khi cây đã bị bệnh phải ngừng tưới nước, làm cỏ kết hợp phá váng mặt bầu, để khô 2 - 3 ngày, sau đó phun thuốc Benlat với nồng độ nêu trên hoặc dùng Boóc đô nồng độ 0,5 - 1% phun 1 lít/4 m2. Trường hợp bệnh không thuyên giảm có thể thay thể thuốc khác như: Viben C nồng độ 0,3%, liều lượng

Hình 4.17: Ảnh loại thuốc trị bệnh lở cổ rễ ở cây Keo úc, Lim xanh 4. Sâu hại lá Keo úc

- Thường xuyên vệ sinh vườn ươm sạch cỏ tránh nơi trú ẩn của các loài sâu hại trong vườn ươm. có thể tác động bằng cách thường xuyên kiểm tra và bắt giết sâu nếu số lượng sâu lây lan quá nhiều thì cần phun thuốc trừ sâu bằng một số loại thuốc hóa học.

Loại thuốc : - Thuốc trừ sâu Selecron.500 EC, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam KCN Biên Hòa II, Đồng Nai

- Thuốc Alfathrin 5 EC, Công ty TNHH ALFA ( SÀI GÒN) - Kỹ thuật phun thuốc, phòng trừ :

Để thuốc có tác dụng tốt, phải kiểm tra bệnh thường xuyên, khi thấy bệnh phát sinh thì phải phun thuốc kịp thời.

Nếu để trừ bệnh thì phun 7-10 ngày 1 lần, nếu để phòng bệnh thì phun 1 tháng 1 lần. Phun thuốc bám đều trên cả hai mặt lá, trên cành và thân.

Hình 4.18: Hình ảnh loại thuốc Alfathrin 5 EC

4.4. Đánh giá tỷ lệ sống cây con và xác định tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng

4.4.1.Tỷ lệ sống của cây con theo thời gian

Sau khi gieo ươm thường xuyên theo dõi để đánh giá tỉ lệ sống để tra dặm kịp thời, đặc biệt lần đo cuối cùng sau khi tỉa, dặm, kết quả đánh giá làm cơ sở cho xác định được số lượng cây con trong hồ sơ biên bản thẩm định để cấp cấp chứng chỉ lô cây con xuất vườn.

4.4.2. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn phục vụ trồng rừng

 Tiêu chuẩn xuất vườn của cây Keo úc

- Vườn ươm sau 4-6 tháng cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn, cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn có đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

- Giấy chứng nhận nguồn gốc giống cây của lô cây con được SNN & PTNT công nhận

- Tiêu chuẩn Doo ≥ 0.25cm, Hvn ≥ 30cm, kích thước túi bầu 7x12cm - 15-30 ngày trước khi cây xuất vườn thì tiến hành đảo bầu xén rễ, trước khi đảo bầu phải tưới ẩm cho bầu đất rồi mới tiến hành đảo bầu. Chọn bầu cây đạt tiêu chuẩn để trồng xếp riêng, loại bỏ bầu cây không đạt tiêu chuẩn. Trên một luống xếp bầu cây theo thứ tự từ cây to đến nhỏ dần sang một bên theo chiều ngang.

 Tiêu chuẩn xuất vườn của cây Lim xanh - Tuổi cây: 8 - 10 tháng tuổi.

- Đường kính cổ rễ: 0,6cm trở lên - Chiều cao: 30 - 50 cm.

- Cây xanh tốt, phát triển cân đối, không cong queo, không bị nhiễm bệnh không cụt ngọn, không nhiều thân.

- Bộ rễ có nấm cộng sinh, nhiều rễ con phát triển tốt. - Không trồng lúc cây có đọt non.

Kỹ thuật xếp cây vào túi vận chuyển đến nới trồng rừng * Bước 1: Tưới nước

+ Lượng nước tưới 4-5l/m2 * Bước 2: Bứng cây

+ Thao tác: Tay không thuận đỡ bầu, tay thuận cầm bay, ấn một lực mạnh dưới đáy bầu rồi đẩy nhẹ lên, lấy bầu ra khỏi luống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.20: Hình ảnh cây con xuất vườn

+ Yêu cầu: Tránh làm tổn thương đến cây, vỡ bầu - Vận chuyển cây, xếp cây

+ Nếu chuyển thủ công

Xếp cây vào túi nilon: cây giống được xếp vào túi nilon loại 5 cân, mỗi túi xếp 50 cây, mỗi túi xếp làm 3 lớp cây, mỗi lớp cây xếp thành 3 hàng, mỗi hàng xếp 6 cây, lớp cây cuối cùng xếp thêm 2 cây lẻ. Yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình sản xuất một số loài cây lâm nghiệp tại vườn ươm trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 31)