Diện tích chuồng trại nuôi gà:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 61)

nhóm trang trại là thành viên HTX có diện tích chuồng trại nuôi thấp hơn (1.685,4mét vuông) so với 1.898,1 mét vuông đối với chủ trang trại gia đình (không tham gia HTX). Diện tích chuồng trại lớn là yếu tố làm cho chi phí trung gian gia tăng, dẫn đến giá trị gia tăng cũng sẽ có sự khác nhau giữa hai nhóm trang trại chăn nuôi gà khác nhau về hình thức tổ chức sản xuất. Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu vấn đề này trong những mục tiếp sau. Số đầu gà nuôi một lứa đạt bình quân 8.580 con, trong đó nhóm trang trại thuộc HTX nuôi ít hơn (chỉ nuôi 8.533,3 con/lứa) so với 8.623,1 con/lứa đối với nhóm trang trại

gia đình không tham gia HTX (Bảng 3.4). Như vậy, xét về quy mô số đầu vật nuôi trên thực tế ở huyện Tan Sơn đã có một số trang trại có quy mô đầu vật nuôi đủ lớn để có thể tạo ra một số lượng hàng hóa lớn, bên cạnh đó vẫn còn một số trang trại chăn nuôi với số đầu vật nuôi còn chưa nhiều. Vì vậy vẫn cần có sự đầu tư mở rộng cả về quy mô số đầu vật nuôi cũng như cơ cấu đàn gà nuôi trong mỗi lứa.

Bảng 3.5. Tổng số học vấn cao nhất của chủ trang trại

Trình độ cao nhất của chủ trang trại Hợp tác xã Trang trại gia đình Tổng số Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Chưa tốt nghiệp THCS 3 6,0 10 20,0 13 26,0 Tốt nghiệp THCS 3 6,0 12 24,0 15 30,0 Tốt nghiệp PTTH 5 10,0 4 8,0 9 18,0

Tốt nghiệp trường dạy nghề 11 22,0 0 0,0 11 22,0 Tốt nghiệp đại học, cao đẳng 2 4,0 0 0,0 2 4,0

Tổng số 24 48,0 26 52,0 50 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019

Trong nguồn lực, học vấn hay trình độ cao nhất của chủ trang trại là yếu tố liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực của trang trại. Trình độ cao nhất của chủ trang trại, được biểu thị qua việc hoàn thành học bậc trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT), tốt nghiệp trường dạy nghề và tốt nghiệp đại học. Kết quả điều tra cho thấy: Trong tổng số 50 trang trại điều tra thì còn có tới 13 chủ trang trại chưa tốt nghiệp THCS (chiếm tỷ lệ 26%), có 15 chủ trang trại đã tốt nghiệp THCS (chiếm 30%), có 9 chủ trang trại đã tốt nghiệp PTTH (chiếm tỷ lệ 18%), có 11 chủ trang trại tốt nghiệp trường dạy nghề và 2 chủ trang trại đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học (Bảng 3.5).

Theo kết quả nghiên cứu của Lê Anh Vũ và Nguyễn Đức Đồng (2017): Kết quả ước lượng ảnh hưởng của trình độ giáo dục đến hiệu quả sản xuất cho thấy sự phi hiệu quả được giảm thiểu đáng kể đối với những chủ trang trại có trình độ giáo dục hay học vấn cao hơn. Đây là cơ sở quan trọng cho việc triển khai các chương trình, các khóa huấn luyện đào tạo, tập huấn cho chủ trang trại. Vì vậy chính sách hỗ trợ đào tạo cho chủ trang trại cần được tiếp tục thúc đẩy hơn nữa trong thời gian tới.

Bảng 3.6. Tổng số vốn và lao động của trang trại gà huyện Tân Sơn

Hình thức tổ chức sản xuất

Tổng vốn

(triệu đồng) ngân hàng Vốn vay

hiện nay (triệu đồng) Số lao động (người) Khi bắt đầu sản xuất Hiện nay Khi bắt đầu hoạt động Hiện nay Hợp tác xã 874,4 1.706,9 368,8 2,0 3,1 Trang trại gia đình 791,9 1.695,8 328,1 2,1 3,2

Mean 831,5 1.701,1 347,6 2,1 3,2

SD 116,5 346,2 107,9 0,7 0,7

SE 16,5 49,0 15,3 0,1 0,1

CV% 14,0 20,4 31,1 33,1 20,6

Nguồn: Số liệu điều tra tác giả, 2019

Cùng với cơ sở vật chất, vốn đầu tư sản xuất kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế trang trại. Kết quả điều tra cho thấy: khi mới bắt đầu hoạt động, vốn sản xuất kinh doanh bình quân mỗi trang trại chỉ là 831,5 triệu đồng, trong đó nhóm trang trại thuộc HTX là 874,4 triệu đồng, cao hơn so với nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX (có vốn bình quân chỉ là 791,9 triệu đồng). Tuy nhiên, hiện nay số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh bình quân mỗi trang trại đã tăng lên đạt giá trị 1.701,1 triệu đồng, trong đó trang trại chăn nuôi là thành viên HTX có số vốn sản xuất bình quân là 1.706,9 triệu đồng, trang trại gia đình (không tham gia HTX) có vốn là 1.695,8 triệu đồng, thấp hơn so với trang trại HTX (Bảng 3.6).

Cùng với vốn sản xuất kinh doanh, lao động trong trang trại cũng là yếu tố quan trọng để thực hiện quá trình sản xuất. Trên thực tế tất cả các trang trại gà ở huyện Tân Sơn đều phải thuê lao động để làm nhân công trong quá trình sản xuất kinh doanh của trang trại. Điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tạo thu nhập, góp phần giảm nghèo, là tác động tích cực của phát triển kinh tế trang trại tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy: khi mới bắt đầu đi vào hoạt động mỗi trang trại gà có bình quân 2,1 lao động, độ lệch chuẩn là 0,7 lao động/trang trại, nên hệ số biến động đến 33,1%; Đến nay mỗi trang trại đã tăng lên, bình quân mỗi trang trại có 3,2 lao động (Bảng 3.6).

Như vậy, so với khi mới bắt đầu hoạt động, các trang trại gà ở huyện Tân Sơn hiện nay đều gia tăng không chỉ về vốn sản xuất kinh doanh, mà còn gia tăng cả về số lao động trong các trang trại. Đây là kết quả minh chứng cho sự phát triển về chất lượng trong kinh tế trang trại gà của địa phương này.

Tuy nhiên, trên thực tế các trang trại ở huyện Tân Sơn đều thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Vì vậy tất cả 50 trang trại điều tra đều phải vay vốn từ ngân hàng chính thống với số tiền vay lên tới 347,6 triệu đồng/trang trại, độ lệch chuẩn là 107,9 triệu đồng, nên biến động đến 31,1%. Trong đó nhóm trang trại HTX phải vay nhiều hơn, bình quân là 368,8 triệu đồng so với 328,1 triệu đồng đối với nhóm trang trại gia đình không tham gia HTX (Bảng 3.6).

Như vậy, cùng với việc càng mở rộng quy mô, các trang trại càng thiếu nhiều vốn sản xuất. Thiếu vốn là nút thắt lớn, là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế trang trại gà tại huyện Tân Sơn.

Cùng với các trang thiết bị, khoa học công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi gà là những yếu tố có vai trò quyết định trong quá trình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở địa phương. Trên thực tế, chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gà nói riêng đang đóng vai trò ngày càng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện Tân Sơn. Để phát huy vai

trò của lĩnh vực này trong nền kinh tế thị trường nói chung thì việc ứng dụng công nghệ cao, đưa các tiến bộ kỹ thuật nhằm thâm canh tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm là hết sức cần thiết.

Một số trang thiết bị thiết yếu phục vụ sản xuất chăn nuôi của các trang trại gồm: Máng ăn (dạng treo, dạng đặt trên nền đất), khay ăn, máng nước uống, gallon, quạt gió công nghiệp làm mát chuồng gà, kim tiêm ống thủy, đèn ga, máy bơm nước, máy cắt mỏ gà,…

Tổng hợp một số biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, khoa học công nghệ chủ yếu đang được các trang trại chăn nuôi gà ở huyện Tân Sơn áp dụng có thể tóm tắt như sau:

- Mô hình chăn nuôi gà 3 F (Farm- Feed- Food):

Mô hình này dựa trên phương châm chiến lược phát triển của các trang trại gà huyện Tân Sơn là sản xuất kinh doanh theo mô hình chuỗi giá trị, tức mô hình chăn nuôi 3 F khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất con giống, chăn nuôi tập trung đến giết mổ, chế biến thực phẩm và đến bàn ăn của người tiêu dùng. Mô hình này chủ yếu được thực hiện tại tất cả các HTX chăn nuôi gà trên địa bàn huyện. Đây được coi là mô hình tốt, gắn liền nguồn gốc sản phẩm, rất thành công của trang trại gà huyện Tân Sơn.

Bảng 3.7. Giống gà nuôi ở các trang trại huyện Tân Sơn

TT Giống gà Đặc điểm chính

1 Gà Lạc Thủy Gà to, lông màu đỏ óng, nhiều thịt, thịt rắn chắc, da vàng, thịt thơm ngon, khả năng tự kiếm thức ăn khá tốt

2 Gà Ri Gà nhỏ, da vàng, tỷ lệ thịt ít nhưng thịt thơm và rắn chắc, khả năng tự kiếm thức ăn tốt, chống chịu tốt

3

Gà Lai chọi

Gà to, thịt nhiều và rắn chắc, khả năng tự kiếm thức ăn kém

4 Gà Ri lai Mía Gà to, lông óng dày, thịt nhiều và rắn chắc, da vàng

- Giống gà:

Hiện nay tại các trang trại gà huyện Tân Sơn, có 4 giống gà chính sau đây đang được chăn nuôi ở các trang trại, các hộ chăn nuôi là: Gà Lạc Thủy, gà Ri, gà lai chọi và gà Ri lai Mía. Mỗi giống gà có những đặc điểm, thế mạnh riêng khác nhau. Nếu như gà Lạc Thủy có kích thước to, lông màu đỏ óng, nhiều thịt và thịt rắn chắc, da vàng,… thì gà Ri lại có kích thước nhỏ hơn, những thịt thơm, rắn chắc, khả năng tự kiếm thức ăn tốt hơn. Còn gà Lai chọi và già Ri lai Mía có kích thước lớn, thịt chắc, da vàng (Bảng 3.7). Ngoài ra còn có một số giống gà khác như gà “chín cựa”, gà Lương Phượng,…

Trên địa bàn huyện Tân Sơn có tới 7 cơ sở chuyên sản xuất gà giống cung cấp các giống gà trên đây cho các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi gà địa bàn huyện Tân Sơn cũng như huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

- Chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đàn gà: Để thực hiện được phương châm chiến lược 3 F trên đây, nguyên tắc trong chăn nuôi gà là: Khi thay lứa gà mới bạn cần phải thay theo nguyên tắc không để gà cũ vào đàn gà mới. Đó là cách bảo đảm cho dịch bệnh không lây từ đàn nọ sang đàn kia, khi thay gà cũng cần phải vệ sinh hoàn toàn sạch sẽ cách đồ dùng hay công cụ chăn nuôi của đàn cũ. Hạn chế người vào thăm gà, đặc biệt là người ốm để tránh lây các dịch bệnh hay vi khuẩn vào trang trại.

Chú ý theo dõi quy trình phòng bệnh cho gà để tránh những dịch bệnh đáng tiếc xảy ra trong trang trại. Đồng thời tuân thủ đầy đủ những quy định về chăm sóc gà để đàn gà khỏe mạnh, chóng lớn. Theo đó, tùy vào giai đoạn phát triển của gà, người chăn nuôi, chủ trang trại cần phải chú ý từ việc sưởi ấm, úm gà, chăm sóc gà và cả việc cắt mỏ gà. Chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng và kỹ thuật cắt mở gà ở mục tiếp theo ngay dưới đây.

- Sử dụng máng ăn, máng uống nước hợp lý:

Trong chăn nuôi gà thả vườn nhiều trại chủ thường lựa chọn “tiết kiệm” công cho việc cám vào máng và khay ăn bằng cách đổ trực tiếp trên nền đất.

Tuy nhiên, cách cho ăn này lại gây ra một vấn đề nghiêm trọng đó là gây ra lãng phí thức ăn. Thức ăn đổ trực tiếp ra nền đất gây mất vệ sinh. Gà có thể dẫm chân vào thức ăn thậm chí thải phân vào đó dẫn tới thức ăn nhiễm bẩn khiến gà rất dễ mắc bệnh nguy hiểm. Đồng thời, với hình thức cho ăn này có thể gây hiện tượng lãng phí thức ăn. Nếu cho ăn bằng những máng dài bằng 1,5 mét đến 2 mét bằng tấm kim loại hoặc bằng gỗ ngoài trời mà không có mái che, thường gà sẽ bước chân vào trong máng và rơi vãi thức ăn ra ngoài. Còn đổ thực tiếp thức ăn trên nền đất người chăn nuôi sẽ trở tay đối phó không kịp với kiểu thời tiết nắng mưa thất thường. Khi cho gà ăn trong những máng chưa thiết kế đúng kĩ thuật, gà tiếp nhận thức ăn khó đồng thời nếu máng ăn quá rộng sẽ gây lãng phí thức ăn ra ngoài, nếu gà không tiếp nhận thức ăn hợp lý sẽ ảnh hưởng tới năng suất của gà.

- Thay đổi cách ăn, uống cho gà phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng: Chăn nuôi gà thả vườn tại các trang trại gà huyện Tân Sơn cần chú ý chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn sinh trường và tuổi của gà. Cho gà ăn uống nước phải chú ý quy tắc đặc biệt. Ngày đầu thả gà vào úm phải đảm bảo gà uống đủ lượng nước có hoà tan đường Glucoza liều 10g/lít kèm vitamin C với liều lượng 1g/lít, sau đó mới cho gà ăn. Cho gà ăn đầy đủ trong suốt chù kỳ sinh trưởng của gà để đàn gà chóng lớn và đồng đều. Có thể dùng thức ăn đậm đặc, những loại thức ăn hỗn hợp bán ngoài thị trường như cám Con Cò,...

- Cắt mỏ cho gà:

Phần mỏ dài giúp gà có thể chơi đùa với thức ăn, nhưng một khi thức ăn rơi trên sàn chuồng và lẫn với chất độn chuồng thì gà sẽ không ăn. Việc cắt tỉa mỏ đúng cách là điều cần thiết để giảm bớt những vấn đề này, ngoài ra còn có những ưu điểm như giảm bớt cắn mổ đồng loại và các tập tính không tốt khác. Việc tuân thủ kỹ thuật cắt mỏ gà ở giai đoạn từ 12-15 ngày tuổi với công cụ máy cắt mỏ gà sẽ giảm được đáng kể lượng rơi vãi thức ăn do lãng phí. Cắt mỏ từng con một, cắt mỏ bên trên sâu hơn mỏ bên dưới để khi lớn lên hạn chế tình trạng mổ nhau.

- Cho ăn cám trộn sỏi:

Cho gà ăn thêm sỏi giúp tiết kiệm thức ăn. Tiêu hóa ở dạ dày cơ là co bóp nhào trộn thức ăn, chính vì thế với thức ăn hạt nhất là đối với gà ăn thóc hay ăn ngô hạt thì khả năng tiêu hóa để triệt để thì chúng ta có thể bổ sung cho gà thêm sỏi, trộn trực tiếp sỏi vào khẩu phần thức ăn. Nhưng đa phần gà chăn thả tự nhiên gà tự thu nhận thức ăn, trang bị khu nuôi gà 1 khay sỏi để gà tự thu nhận thức ăn của nó. Trộn sỏi sẽ giúp gà co bóp dạ dày cơ và tiêu hóa triệt để thức ăn. Là một trong những cách tiết kiệm thức ăn cho gà rất hiệu quả: việc bố sung sỏi vào thức ăn có thể giúp tiết kiệm được khoảng 6% tổng lượng cám trên gà thịt. Do gà không có răng nên chúng sử dụng diều và mề để tiêu hóa thức ăn.

Vì vậy cám gà cần bổ sung thêm sỏi theo những nấc tỉ lệ nhất định để đạt được hiệu quả tương ứng. Với gà thịt, không nên trộn quá 4% sỏi. Sỏi phải có độ lớn phù hợp, lựa chọn sỏi sạch, không có vi khuẩn và rác hữu cơ bám vào. Lượng sỏi trộn vào cám nên theo tỉ lệ 4% nếu trộn mỗi ngày hoặc 12% nếu trộn 1 tuần/lần.

3.1.4. Th trường tiêu th gà ca các trang tri huyn Tân Sơn

Gà thương phẩm sau nuôi từ 4-5 tháng có khối lượng từ 1,5-2,5 kg/con thì được xuất bán. Thị trường tiêu thụ sản phẩm gà thương phẩm của các trang trại gà huyện Tân Sơn chủ yếu là Hà Nội (gồm các lò mổ gia súc ở Hà Nội, chợ đầu mối gia cầm Thường Tín), Sơn La và người tiêu dùng địa phương (Hình 3.2).

Theo quan sát và thảo luận với những người chủ chốt, về tổng thể thị trường tiêu thụ gà huyện Tân Sơn, thông thường có khoảng 70% gà chọn lọc được bán cho thị trường Hà Nội (lựa chọn những con có màu lông đẹp, lông mượt, nhanh nhẹn, kích thước đồng đều,…), có khoảng 20% gà kém hơn bán cho Sơn La, khoảng 10% bán cho lò mổ tại Hà Nội.

Kết quả điều tra có tới 80% sản lượng gà thương phẩm từ trang trại HTX, hoặc trang trại gia đình được bán thông qua kênh HTX. Việc tiêu thụ gà từ các trang trại (nhất là trang trại gia đình) với HTX thường được thông qua hợp đồng

trách nhiệm, nên được đnah giá khá bền vững. Các HTX này đều có xe tải vận chuyển gà thương phẩm từ trang trại đến nơi tiêu thụ. Trong đó có tới 70% được bán tại chợ đầu mối gia súc ở huyện Thường Tín thông qua gian hàng gà của huyện Tân Sơn tại chợ đầu mối này. Đây là nhóm gà đẹp nhất, gà nhanh nhẹn, có lông mượt. Có 10% sản lượng gà được bán cho các lò mổ gia súc ở Hà Nội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 61)