Theo Smith B.B. và cs. (1995) [21], Taylor D.J. (1995) [22], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vòi tử cung có mủ.
Theo Urban V.P và cs [23], điều trị viêm vú trong thời kỳ cho sữa làmột yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả.
Trekaxova A.V. [1] cho biết: Chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 88 - 10cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Theo Urban V.P. và cs [23]: Các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
Đàn lợn nái tại trại.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn liên kết công ty Nam Việt.
- Thời gian tiến hành: từ ngày 28/05/2020 đến ngày 28/11/2020
3.3. Nội dung tiến hành
- Nắm bắt tình hình chăn nuôi tại trại lợn liên kết công ty Nam Việt. - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái sinh sản tại trại. - Thực hiên quy trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh sinh sản của lợn nái tại trại.
- Thực hiện một số công tác khác tại trại.
3.4. Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại: Theo dõi số lượng các loại lợn qua các năm.
- Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái. - Theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại.
- Thực hiện công tác vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản. - Thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị một số bệnh cho đàn lợn nái tại trại.
- Thực hiện các công tác khác.
3.4.2. Phương pháp theo dõi
- Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi: để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
- Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại: thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái chửa, lợn nái nuôi con theo quy trình chăn nuôi của công ty Nam Việt.
- Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn: để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: Trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân.... ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.
Công tác vệ sinh phòng bệnh cho lợn tại trại
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu rất quan trọng. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Vì vậy, trong suốt thời gian thực tập, chúng tôi đã thực hiện tốt các công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại như sau:
+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch sẽ mặc quần áo lao động, đi ủng rồi mới vào chuồng.
+ Việc đầu tiên vào chuồng là cho lợn nái ăn rồi cào phân tránh lợn mẹ nằm đè phân.
+ Bắt nhốt lợn con vào ô úm rồi lau sàn nhựa (hoặc rắc vôi rồi quét). + Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. + Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
+ Phun sát trùng máng lợn mẹ khi ăn xong. + Vệ sinh sạch sẽ nái đè phân.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Virkon S 1 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 100g/20 lít nước.
Lịch sát trùng của trại được thực hiện như sau:
Bảng 3.1. Lịch sát trùng áp dụng tại trại lợn nái Thứ Trong chuồng Ngoài chuồng Ngoài khu vực chăn nuôi Chuồng nái
chửa Chuồng nái đẻ
Chuồng cách ly 2 Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Quét hoặc rắc vôi
đường đi Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Rắc vôi đường đi 3 Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Quét hoặc rắc vôi đường đi
4 Phun sát trùng
Phun vôi xút
Phun sát trùng Phun vôi xút Quét hoặc rắc vôi
đường đi Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Rắc vôi đường đi 5 Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Quét hoặc rắc vôi đường đi
6 Phun sát trùng
Phun vôi xút
Phun sát trùng Phun vôi xút Quét hoặc rắc vôi
đường đi Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Rắc vôi đường đi 7 Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Quét hoặc rắc vôi đường đi
Chủ Nhật Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Quét hoặc rắc vôi
đường đi Phun sát trùng Phun vôi xút Phun sát trùng Phun vôi xút Rắc vôi đường đi
Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản
Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm giảm đáng kể thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh xảy ra.
Bảng 3.2. Lịch vắc xin cho lợn nái và lợn hậu bị Loại lợn Thời gian tiêm phòng Phòng bệnh Loại vắc xin Liều dùng (ml/con) Đường đưa thuốc Lợn hậu bị
Tuần thứ 3 Mycoplasma Mycoflex 2 Bắp Tuần thứ 6 CFS lần 1
(dịch tả) Coglapest 2 Bắp Tuần thứ 7 FCV2
(circo vius) Cercovac 2 Bắp Tuần thứ 9 (Dịch tả)
FMD lần1
Coglapest
aflogen 2 Bắp Tuần thứ 11 Giả dại Porcilis
BEGONIA 2 Bắp Tuần thứ 12 PVC2
(circo virus) Cercovac 2 Bắp Tuần thứ 13 FMD lần 2 Aflogen 2 Bắp Tuần thứ 14 PRRS Igenvac PRRS 2 Bắp Lợn nái mang thai
Nái mang thai 8 tháng
PCV2
(circo) Cercovac 2 Bắp Nái mang thai
10 tháng
CFS
(dịch tả) Colapest 2 Bắp Nái mang thai
11 tháng
FMD
(lmlm) Aflogen 2 Bắp Nái mang thai
12 tháng Glasser
Porsilis
glasser 2 Bắp Nái mang thai
13 tháng E. coli
Vắc xin
E. coli 2 Bắp Nái mang thai
15 tháng Tẩy KST Tẩy giun 1ml/35kgTT Bắp
Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn nái hậu bị.
Bảng 3.3. Thuốc được sử dụng để điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn nái hậu bị
Tên bệnh Thuốc điều trị Đường
tiêm Thời gian dùng thuốc (ngày) Viêm tử cung - Oxytocin 2ml/con - Vetrimoxin LA 1ml/10kg Bắp 3 - 5 Viêm vú - Vetrimoxin LA 1ml/10kg Bắp 1
Sát nhau - Oxytocin 2ml/con Bắp 1
Tiêu chảy - Enrofloxaxin 1ml/30kgTT/ngày Dưới gốc tai 3 - 5 Viêm khớp - Pendistrep L.A: 1ml/10kgTT+Anagil vtm C Gốc tai 3 - 5 Viêm phổi - Tylul (Flohenicol+Tylosin)
Kết hợp tiêm giảm ho long đờm Gốc tai 3 - 5
3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010 với các chỉ tiêu sau:
-Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = ∑ Số lợn mắc bệnh x 100 ∑ Số lợn theo dõi
- Tỷ lệ lợn khỏi:
Tỷ lệ khỏi (%) = ∑ Số con khỏi bệnh
x 100 ∑ Số con điều trị
Phần 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Nam Việt
Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,2 lứa/năm. Số con sơ sinh là 12,5 con/đàn, số con cai sữa: 12,6 con/đàn. Trại gồm ba giống lợn: Lợn nái Landrace và Yorkshire, còn lợn đực Duroc và Landrace.
Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang chuồng cai sữa.
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại trong 3 năm (2018 – 11/2020) STT Chỉ tiêu khảo sát ĐVT Năm 2018 Năm 2019 11/2020
1 Lợn nái Con 700 900 1200
2 Lợn đực giống Con 16 18 23
3 Lợn con theo mẹ Con 21458 25063 30181
4 Lợn thịt Con 19029 24466 16621
5 Tổng Con 41203 50447 48025
Qua bảng 4.1 cho thấy: Từ năm 2018 đến 2020 số đầu lợn tăng lên cho thấy quy mô chăn nuôi lợn của trại có xu hướng tăng lên rõ rệt từ năm 2018 là 700 nái đến tháng 11/ 2020 là 1200 nái. Số lợn con là cao nhất sau đó là lợn thịt và tiếp là lợn nái, số lợn nái có xu hướng tăng lên nhiều qua các năm. Đặc biệt là lợn hậu bị tăng lên nhằm thay thế cho các lợn nái sinh sản không đủ tiêu chuẩn và phải loại thải. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Từng lợn nái được theo dõi tỉ mỉ các số liệu liên quan của từng nái như: số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến... được ghi trên thẻ gắn tại chuồng nuôi.
4.2. Kết quả thực hiện quy trình nuôi dưỡng đàn lợn nái
4.2.1. Số lượng lợn nái được giao trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng
Chăm sóc nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào, chính vì vậy trong suốt 6 tháng thực tập tại trại em đã được tham gia và làm các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn nái nuôi con tại trại. Em đã được học và hiểu biết rất nhiều về cách cho ăn, thức ăn nào dành cho những loại lợn nào, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ tốt … Và dưới đây là kết quả em đã thực hiện được.
Bảng 4.2. Số lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập
Tháng Kết quả Tổng Nái đẻ (con) Nái hậu bị (con) 6 11 30 41 7 12 31 43 8 10 30 40 9 12 32 44 10 14 31 45 11 13 30 43 Tổng 72 184 256
Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp hằng ngày em đã trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng 72 con lợn nái, 184 con lợn hậu bị. Công việc hàng ngày em đã được thực hiện như sau: cho lợn nái ăn khẩu phần ăn đúng quy định. Nếu nái nuôi con quá gầy, nuôi nhiều con cho ăn tăng lượng thức ăn lên, theo dõi nái ăn, nếu nái bỏ ăn kiểm tra nhiệt độ cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời. Vệ sinh lối đi lại, chuồng nuôi, hót phân, lau bầu vú cho nái bằng bằng nước sát trùng.
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng em đã được học hỏi và mở mang rất nhiều kiến thức từ việc vệ sinh đến các khâu chăm sóc như sau: Đối với lợn nái trước và sau đẻ cần chú ý đến khẩu phần ăn, quy trình dùng thuốc luôn được đảm bảo và công tác vệ sinh luôn được quan tâm.
Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với lợn nái. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, ...
4.2.2. Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại
Kết quả theo dõi tình hình sinh sản của lợn nái tại trại được trình bày ở bảng 4.3.
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái nuôi tại trại Tháng Số nái đẻ
(con)
Nái đẻ bình thường Nái đẻ khó phải can thiệp Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) 6 11 10 90,9 1 9,1 7 12 11 91,67 1 8,33 8 10 9 90,0 1 10,0 9 12 12 100 0 0 10 14 12 85,7 2 14,3 11 13 12 92,3 1 7,7 Tổng 72 66 91,7 6 8,3
Qua bảng 4.3 cho thấy: Trong 72 nái theo dõi có nái đẻ bình thường chiếm tỷ lệ 91,7 %, có 6 nái đẻ khó phải can thiệp chiếm tỷ lệ 8,3 %.
Biểu hiện đẻ khó như sau: Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ, hoặc trường hợp khi đẻ được 1 đến 2 con sau 30 phút đến 1 giờ mà không thấy lợn đẻ nữa nhưng lợn mẹ vẫn tiếp tục rặn liên tục thì
nhanh chóng sát trùng tay, bôi gel bôi trơn. Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.
Trong khi thực hiện đỡ đẻ em rút ra một số bài học sau: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ và nuôi con cần chú ý giảm khẩu phần ăn đối với lợn nái quá béo, điều chỉnh tăng hoặc giảm thức ăn thích hợp đối với những lợn nái đẻ lứa đầu để con đẻ không quá to dẫn đến đẻ khó, loại thải những nái già đã đẻ quá nhiều lứa. Trong lúc nái đẻ cần phải trực liên tục cho đến khi lợn đẻ xong, khi có biểu hiện khó đẻ cần xử lý kịp thời. Kỹ năng học được trong 6 tháng vừa qua là cho nái ăn đúng khẩu phần, biết được quy trình đỡ đẻ và can thiệp đúng lúc.
4.3. Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh cho đàn lợn nái tại trại
4.3.1. Kết quả vệ sinh, sát trùng chuồng trại trong 6 tháng thực tập
Bảng 4.4. Kết quả vệ sinh, sát trùng trong 6 tháng thực tập
Công việc Số lượng công việc được giao (lần) Số lượng lần làm (lần) Tỷ lệ hoàn thành (%)
Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 180 100
Phun sát trùng 170 170 100
Quét và rắc vôi đường đi 89 89 100
Qua bảng 4.4: Ta thấy trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em được giao trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại 180 lần, phun sát trùng trong và xung quanh chuồng 170 lần, quét và rắc vôi đường đi 89 lần, đã hoàn thành 100% công việc được giao. Qua quá trình làm em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, sử dụng thuốc sát trùng với liều
lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo lao động, đi ủng, đeo khẩu trang, đội mũ, ...
4.3.2. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái của trại
Bảng 4.5. Kết quả phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn nái của trại
Loại lợn
Thời gian
tiêm phòng Phòng bệnh Loại vắc xin
Số con thực hiện (con) Số con an toàn (con) Tỷ lệ an toàn (%) Lợn hậu bị
Tuần thứ 3 Mycoplasma Mycoflex 185 184 99,46
Tuần thứ 6 CFS lần 1
(dịch tả) Coglapest 185 185 100
Tuần thứ 7 FCV2
(circo virus Cercovac 183 183 100
Tuần thứ 9 (Dịch tả)
FMD lần 1
Coglapest
aflogen 183 183 100
Tuần thứ 11 Giả dại Porcilis
BEGONIA 183 183 100
Tuần thứ 12 PVC2
(circo virus) Cercovac 183 183 100
Tuần thứ 13 FMD lần 2 Aflogen 183 183 100
Tuần thứ 14 PRRS (tai xanh) Ingelvac
PRRS 183 183 100
Lợn