Kết quả thực hiện các công tác khác tại trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại liên kết công ty de heus (Trang 61)

* Phát hiện lợn nái động dục với các biểu hiện sau

- Lợn nái đứng yên khi bị đè lên lưng hoặc sự có mặt của đực giống. - Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy, đỏ, sau đó chuyển sang trạng thái thâm, nhăn.

- Dịch nhờn chảy ra từ âm hộ trong, loãng, không dính, sau đó chuyển sang trạng thái đặc và dính.

* Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái

- Bước 1: Phối sau khi phát hiện động dục, để nái động dục nghỉ ngơi 1 - 2 giờ rồi phối.

- Bước 2: Dùng đực giống để kích thích nái trong lúc phối.

- Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi phối, lau âm hộ bằng khăn

- Bước 4: Sử dụng que phối đã được bôi trơn phần đầu, luồn vào âm hộ chếch 45 độ dọc theo sống lưng xoay ngược chiều kim đồng hồ. Khi có cảm giác kịch thì dừng lại (ngồi lên lưng lợn nái). Xoay túi tinh bằng tay, mở liều tinh ra, nối với ống thụ tinh.

- Bước 5: Khi tinh dịch đã đi vào trong âm đạo, rút nhẹ ống dẫn tinh

xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại.

- Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ.

* Tiêm chế phẩm Fe-Dextran:

Khi lợn con 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe-Dextran với liều lượng 1 ml/con.

* Bấm tai, thiến:

Khi lợn con được 1 ngày tuổi thì tiến hành bấm tai đối với lợn cái làm giống và 5 - 6 ngày thiến đối với lợn đực.

- Bấm tai: lợn con được bấm tai theo quy định riêng của trại. - Thiến lợn đực:

+ Chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, pank kẹp, bông, xi-lanh tiêm và thuốc kháng sinh, ghế ngồi.

+ Thao tác: Người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy pank kẹp và xoắn đứt dịch hoàn ra, bôi cồn vào vị trí thiến.

* Mài nanh, cắt đuôi

- Lợn con sau khi đẻ khoảng 12 giờ thì được mài nanh, bấm đuôi.

- Thao tác mài nanh: Bắt lợn con kẹp vào đùi, mở miệng lợn con mài bằng phẳng từng bên một. Sau khi mài nanh xong túm hai chân sau dùng kìm bấm đuôi, bấm 2/3 đuôi phía ngoài. Sau đó sát trùng vị trí bấm bằng cồn.

* Phòng bệnh cầu trùng:

Nhỏ cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3 và ngày thứ 5. Bằng phòng thuốc cầu trùng (Diacoxin 5%).

* Xuất bán lợn con:

Thường được xuất vào buổi sáng sớm và chiều tối xuất vào giờ mát mẻ. Sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển ra khu vực xuất, ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện các công tác khác

Loại

lợn Tên công việc

Số con (con) Số lợn thực hiện (con) Tỷ lệ (%) Số lợn an toàn (con) Tỷ lệ (%) Lợn con

Mài nanh, bấm đuôi 1159 1159 100 1159 100

Nhỏ Baytril 0,5% 1159 1159 100 1159 100 Tiêm chế phẩm Fe - Dextran 1159 1159 100 1159 100 Nhỏ Diacoxin 5% 1159 1159 100 1159 100 Thiến lợn đực con 568 568 100 568 100 Bấm tai 205 140 68,29 140 100 Lợn nái

Thụ tinh nhân tạo 135 114 84,44 114 100

Qua bảng 4.8 có thể thấy trong 1159 lợn theo dõi, em đã được thực hiện công việc mài nanh, bấm đuôi đạt tỷ lệ đạt 100%. Lợn con sau khi sinh phải được mài nanh, bấm đuôi thường là nửa ngày hoặc một ngày sau khi đẻ, nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như lợn con cắn lẫn nhau. Khi lợn 3 ngày tuổi tiêm chế phẩm Fe - Dextran phòng bệnh thiếu máu lợn, sau đó cho uống Diacoxin 5% phòng bệnh cầu trùng với số lượng chiếm tỷ lệ 100%. Khi lợn được 5 ngày tuổi thì tiến hành thiến cho lợn con, số lợn con được trực tiếp thiến là 568 con. Trong thời gian thực tập tại trại, em đã thực hiện thành công 114 lần thụ tinh nhân tạo cho lợn nái động dục.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại

liên kết Công ty DE HEUS” em có một số kết luận sau:

* Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn:

- Tham gia chăm sóc và nuôi dưỡng 790 nái bầu, 92 lợn nái đẻ và 1159 lợn con theo mẹ.

- Thực hiện phối giống cho 114 lợn nái, đỡ đẻ 75 lợn nái, tiêm Fe - Dextran 1159 con, mài nanh, cắt đuôi 1159 con.

- Lợn nái của trại đẻ bình thường chiếm tỷ lệ là 92,39%; đẻ khó can thiệp chiếm tỷ lệ thấp 7,61%.

- Tỷ lệ lợn sơ sinh (12,60 con/đàn) và lợn cai sữa (11 con/đàn).

* Về công tác phòng bệnh:

- Thực hiện quy trình vệ sinh, khử trùng chuồng trại hàng tuần theo quy định.

- Hỗ trợ tiêm vắc xin phòng bệnh dịch tả, LMLM, khô thai cho 92 lợn nái đều đạt tỷ lệ an toàn là 100%.

- Tiêm vắc xin phòng bệnh cầu trùng cho 1159 con, suyễn lần 1 cho 1148 con, hội chứng còi cọc 1142 con, suyễn lần 2 cho 1138 con, tỷ lệ an toàn đều đạt 99%.

* Về công tác chẩn đoán, điều trị bệnh:

- Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung điều trị khỏi 6/7 con; viêm vú khỏi 3/3 con và bại liệt sau đẻ khỏi 3/3 con.

- Lợn con theo mẹ: Điều trị bệnh đường hô hấp 161/167 con khỏi, hội chứng tiêu chảy 208/215 con khỏi, bệnh viêm khớp 30/32 con khỏi.

5.2. Đề nghị

Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích, đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến đề nghị nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau:

- Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh, phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

- Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái.

- Trại cần tiếp tục phát triển đàn lợn giống để trong thời gian tới có thể cung cấp lợn giống và lợn thương phẩm cho thị trường.

- Nâng cao hơn nữa tay nghề cho đội ngũ công nhân tại trại nhằm nâng cao chất lượng sản xuất.

- Cần có cán bộ kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho lợn con kịp thời nhằm đem lại kết quả điều trị cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1.Đoàn Thị Kim Dung, Lê Thị Tài (2002), Phòng và trị bệnh lợn nái để sản

xuất lợn thịt siêu nạc xuất khẩu, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2.Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng têu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án Tiến sĩ Nông Nghiệp, Hà Nội.

3.Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1999), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4.Lê Hồng Mận (2002), Chăn nuôi lợn nái sinh sản ở nông hộ, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

5.Lê Minh, Nguyễn Văn Quang, Phan Thị Hồng Phúc, Đỗ Quốc Tuấn, La Văn Công (2017), Giáo trình thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

6. Lê Văn Năm (2009), Hướng dẫn điều trị một số bệnh ở gia súc, gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Lê Văn Năm (2013), Phòng và trị bệnh ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8.Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm

(1993), “Nghiên cứu chế tạo vacxin E. coli uống phòng bệnh phân trắng

lợn con”, Tạp chí Nông nghiệp Thực phẩm, số 9, tr. 324 - 325.

9.Ngô Nhật Thắng (2006), Hướng dẫn chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

10.Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh lợn nái lợn con - lợn thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35.

11.Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Lãnh, Đỗ Ngọc Thúy (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

12.Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Mạnh Hà, Trần Huê Viên, Phan Văn Kiểm (2003), Giáo trình Truyền giống nhân tạo vật nuôi, Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội.

13.Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Nguyễn Như Pho (2002), Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật chăn nuôi

đến hội chứng M.M.A và khả năng sinh sản của lợn nái, Luận án Tiến sĩ

nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

15.Nguyễn Thị Hồng Minh (2014), Nghiên cứu biến đổi của một số chỉ tiêu

lâm sàng, phi lâm sàng và thử nghiệm biện pháp phòng, trị hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội.

16.Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội.

17.Nguyễn Văn Thanh (2003), “Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại nuôi tại đồng bằng sông Hồng và thử nghiệm điều trị”.

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, tập 10, tr. 11 - 17.

18. Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y tập 17. 19. Nguyễn Văn Thanh, Trần Tiến Dũng, Sử Thanh Long, Nguyễn Thị Mai Thơ

(2016), Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh (1993), Thụ tinh nhân tạo cho lợn ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

21.Nguyễn Tài Năng, Phạm Đức Chương, Cao Văn, Nguyễn Thị Quyên (2016), Giáo trình Dược lý học thú y, Nxb Đại học Hùng Vương.

22.Nguyễn Văn Tuyên, Dương Văn Quảng (2016), “Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng con trước và

sau cai sữa theo mô hình nuôi bán hoang dã”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật

Thú y, tập XXIII (số 7/2016), tr. 54.

23.Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

24.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biến

ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25.Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai thánchu kỳ g tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65

26.Trần Thị Dân (2006), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông

nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

27.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

28.Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2006), Sinh sản

gia súc, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

29.Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli,

Salmonella và Clostridium perfringens gây hội chứng tiêu chảy ở lợn nái tại 3 tình phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp,

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

30.Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),

Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

31.Trần Thanh Vân, Nguyễn Thị Thuý Mỵ, Mai Anh Khoa, Bùi Thị Thơm, Nguyễn Thu Quyên, Hà Thị Hảo, Nguyễn Đức Trường (2017), Giáo trình chăn nuôi chuyên khoa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

32.Võ Trọng Hốt, Nguyễn Thiện (2007), Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng trại

33.Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

34.Glawisschning E., Bacher H. (1992), The Efficacy of costat on E. coli infected weaning pigs, 12th IPVS congress, August 17 - 22, p. 182.

35.Heber L., Cornelia P., Loan P. E., Ioana B., Diana M., Ovidiu S., Sandel P. (2010), “Possibilities to Combat MMA Syndrome in Sows”, Scientific

Papers: Animal Science and Biotechnologies, 43 (2).

36.Ivashkevich O. P., Botyanovskij A. G., Lilenko A. V., Lemeshevskij P. V., Kurochkin D. V. (2011), “Treatment and prevention of postpartum endometritis of sows”, Epizootiology, Immunobiology, Pharmacology, Sanitary Science: international scientific and practical, 1, p. 48-53.

37.Kemper N., Gerjets I. (2009), “Bacteria in milk from anterior and posterior mammary glands in sows affected and unaffected by postpartum dysgalactia syndrome (PPDS)”, Acta Veterinaria Scandinavica, 51, pp. 26.

38.Kemper N., Bardehle1 D., Lehmann J., Gerjets I., Looft H., PreiblerR. (2013), “The role of bacterial pathogens in coliform mastitis in sows”,

Berliner und Münchener Tierärztliche Wochenschrift, 126, Heft 3/4,

Seiten, p. 130-136.

39.Maes D., Papadopoulos G., Cools A., Janssens G. P. J. (2010), “Postpartum dysgalactia in sows: pathophysiology and risk factors”,

Tierarztl Prax, 38 (Suppl 1), p. S15-S20.

40.Nagy B., Fekete P. Z. S. (2005), “Enterotoxigenic Escherichia coli in veterinary medicine”, Int. J. Med. Microbiol., p. 443 - 454.

41.Preibler R., Kemper N. (2011), Mastitis in sows - current knowledge and opinions, 62nd Annual Meeting of the European Federation of Animal Science, EAAP 2011, Stavanger, Norway.

42.Waller C. M., Bilkei G., Cameron R. D. A. (2002), “Effect of periparturient disease and/or reproductive failure accompanied by excessive vulval discharge and weaning to mating interval on sows’reproductive performance”, Australian Veterinary Journal, 80, p. 545 - 549.

III. Tài liệu internet

43. Arut Kidcha - orrapin (2006), MMA at farrowing: Guidelines for monitoring and preventio n, <http://www.better pharma.com>

44. Martineau G. P. (2011), Pospartum Dysglactia Syndrome in sows,<http://www.merck mauals.com>. Muirhead M., Alexander T.

(2010), Reproductive System, Managing Pig Healthand the Treatment of

Disease,<http://www.thepigsite.com>

45. Nguyễn Ánh Tuyết (2015), Bệnh viêm khớp trên lợn con,

http://nguoichannuoi.com/benh-viem-khop-tren-lợn-con-fm471.html 46. Shrestha A. (2012), Mastitis, Metritis and Agalactia in sows,

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Ảnh 01: Mài nanh cho lợn con Ảnh 02: Phun sát trùng chuồng đẻ

Ảnh 05: Vệ sinh nái trước khi đẻ Ảnh 06: Tiêm Amox cho lợn nái đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái tại trang trại liên kết công ty de heus (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)