Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bênh, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 39 - 42)

3.4.2.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng * Quy trình chăm sóc nái chửa

32

- Thời kì I (từ phối giống có chửa đến 84 ngày): Ở thời kì này chế độ chăm sóc đơn giản, thức ăn sử dụng ở giai đoạn này là thức ăn M002 của Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An. Nước uống tự do, khẩu phần thức ăn là: Nái gầy: 3 - 3,2kg/ con/ ngày; nái trung bình: 2,8 - 3kg/ con/ ngày; nái béo: 2,5 - 2,8kg/ con/ ngày.

Cho ăn 1 lần trong ngày.

- Thời kì II (từ ngày 85 đến 100 ngày): Ở thời kì này chế độ ăn cao hơn, thức ăn sử dụng ở giai đoạn này là thức ăn M002 của Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An. Vì giai đoạn này lợn cần nhiều chất để nuôi thai, khẩu phần thức ăn là: Nái gầy: 3,5- 4kg/con/ngày; nái trung bình: 3,2 - 3,5kg/con/ngày; nái béo: 3 - 3,2kg/con/ngày. Cho ăn 1 lần trong ngày.

- Thời kì III (từ ngày 100 đến 114 ngày). Thức ăn sử dụng cho lợn ở giai đoạn này là thức ăn M002 của Công ty TNHH MNS Farm Nghệ An, khẩu phần ăn là: nái gầy: 2,5 – 3kg/con/ngày; nái trung bình: 2,2 - 2,5kg/con/ngày; nái béo: 2-2,2kg/con/ngày. Cho ăn 2 lần trong ngày.

* Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con)

Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo, trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ.

Tắm cho nái và chuyển nái qua chuồng đẻ trong khoảng 7 - 10 ngày trước khi đẻ.

Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng.

- Thức ăn cho lợn nái nuôi con được quy định như sau:

+ Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do.

+ Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 - 2 - 3kg tương ứng.

+ Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.

+ Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg +(số con x 0,35kg/con).

33 + Số bữa ăn trên ngày: 2 (sáng và chiều).

+ Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày.

+ Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30%

+ Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước.

* Quy trình đỡ đẻ cho lợn nái

- Tiêm Vetrimoxin cho nái trước khi đẻ để phòng viêm tử cung với liều 1ml/10kg TT

- Tiêm kích đẻ Han-prost cho nái đẻ trước 1 ngày với liều 1ml/nái.

- Biểu hiện bên ngoài: Bồn chồn, đứng ngồi không yên, chân cào xuống nền chuồng, đại tiện, tiểu tiện, trước đẻ 1giờ bắt đầu tiết sữa.

- Người đỡ: Cắt móng tay, rửa tay sạch.

 Kĩ thuật đỡ đẻ:

- Một tay cầm chắc lợn con, một tay vuốt sạch màng và dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân, sau đó dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi.

- Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod. - Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn.

 Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó: -Một số biểu hiện lợn đẻ khó:

+ Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ.

+ Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do lợn con quá to hoặc do thai bị ngược nên không ra ngoài được.

+ Lợn mẹ kiệt sức: Thở nhanh, yếu ớt do quá trình rặn đẻ nên kiệt sức. - Cách can thiệp lợn đẻ khó:

34

+ Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gel bôi trơn.

+ Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.

 Vệ sinh lợn nái sau khi đẻ: - Gom nhau và sản dịch vào bao - Cho lợn mẹ đứng dậy.

- Vệ sinh phần mông và 2 chân sau, vệ sinh bầu vú, vệ sinh sàn chuồng đẻ (sàn bê tông và sàn nhựa).

- Chờ khô nước, sạch sẽ.

- Chờ lợn mẹ nằm xuống, cho lợn con vào bú. - Vệ sinh và thay tấm thảm lót lồng úm.

* Điều trị cho lợn nái sau khi sinh

- Để ngăn ngừa lợn bị viêm tử cung, lợn nái sau khi sinh phải tiêm Vetrimoxin với liều 1ml/10kg TT

.- Khi tiêm phải đánh dấu lên phiếu báo đẻ và ghi sổ điều trị để kiểm tra. - Kiểm tra dịch âm hộ hàng ngày sau khi đẻ:

+ Nếu dịch có màu hồng hoặc màu đen thì có thể sót nhau hoặc sót con. + Dịch bình thường phải có màu trắng trong hoặc hơi vàng.

- Phải theo dõi sức khỏe lợn nái sau sinh như: nái có còn rặn, sốt, vú bị sưng, cứng, lợn nái bỏ ăn hay không để điều trị kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bênh, trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trang trại công ty TNHH MNS farm nghệ an (Trang 39 - 42)