phương trên cả nước
2.1. Sản phẩm rau hữu cơ của Công ty Organik Đà Lạt
Công ty Organik Đà Lạt đóng tại phường Xuân Thọ, thành phố Đà lạt, tỉnh Lâm Đồng, là địa bàn lý tưởng để sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ. Chủ công ty là TS.Nguyễn Bá Hùng, bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu sản xuất và tiêu thụ cây giống rau từ năm 1997, sản xuất rau trên đất thuê từ năm 2003 và mua đất lập trang tại sản xuất rau từ tháng 10-2006. Ý tưởng của ông Hùng về việc thành lập công ty bắt nguồn từ việc quan sát thấy có nhiều khách hàng và nhà hàng, khách sạn 5 sao ở Đà Lạt cần mua các sản phẩm rau hữu cơ được sản xuất ngay tại địa phương. Với ý tưởng đó, ông Hùng đã thành lập và phát triển Organik Đà Lạt khá thành công.
Công ty cho biết hiện đang sản xuất khoảng 150 chủng loại rau các loại, cung cấp cho nhiều khách sạn cao cấp tại các thành phố: Đà Lạt, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Công ty cổ phần suất ăn hàng không của hãng Pacific và khoảng 1000 khách hàng ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Công ty cũng đang xuất khẩu sản phẩm rau hữu cơ sang thị trường Đài Bắc và một số nước láng giềng.
Organik Đà Lạt có trang thiết bị khá hiện đại cho sản xuất rau hữu cơ, bao gồm nhà lưới, thiết bị xử lý rác thải và xử lý nước tưới. Công ty sử dụng phân hữu cơ, hoàn toàn không sử dụng hóa chất và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, thực hành tốt các nguyên lý và phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), luân canh cây trồng để loại trừ cây ký chủ nguồn bệnh, dùng các loại cây hoa có màu sắc để xua đuổi côn trùng…. Công ty có hệ thống sổ sách ghi chép chi tiết về quá trình sản xuất mỗi sản phẩm, nhằm đảm bảo lòng tin cho khách hàng và độ an toàn của sản phẩm được cung
ứng. Công ty đã được cấp chứng chỉ HACCP cho sản phẩm rau hữu cơ do HACCP của Hà Lan cấp. Tuy vậy, hiện tại công ty chưa có kế hoạch rõ ràng (mặc dù rất muốn) về việc mở rộng qui mô sản xuất, do thiếu vốn để đầu tư thiết bị và đảm bảo kiểm soát chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ. Công ty hiện cũng có ý tưởng sẽ tiến hành nghiên cứu và phát triển sản phẩm gạo, đường và muối hữu cơ.
2.2. Mô hình trồng rau hữu cơ ít vốn trên đất nhiễm phèn của HTX Trường Thịnh
HTX Trường Thịnh có địa chỉ ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM. HTX được thành lập vào năm 2016, giám đốc là ông Vũ Xuân Liêu cùng với phó giám đốc là ông Võ Thành Dũng. Trước đây, hai ông đều là kỹ sư nông nghiệp, trong quá trình công tác hai ông luôn trăn trở về việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, và tạo ra được nông sản sạch cho người tiêu dung. Ý tưởng xuất phát từ những trăn trở và đặc điểm tự nhiên khắc nghiệt của vùng quê Phạm Văn Hai: Đất bị nhiễm phèn nặng, nước ngập quanh năm nên việc canh tác nông nghiệp của người dân ở xã Phạm Văn gặp rất nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả kinh tế. Để hiện thực hóa ý tưởng đó, ông Dũng đã tham khảo hàng loạt mô hình nông nghiệp hữu cơ hiệu quả ở nước ngoài và chọn lọc để ứng dụng sao cho phù hợp với điều kiện khí hậu, nhằm giúp nông dân nghèo tiếp cận được phương thức sản xuất hiện đại, hiệu quả. Và ông đã thành công. Với mô hình trồng rau hữu cơ mà ông Dũng tự thiết kế, các nhà nông ở xã Phạm Văn Hai chỉ cần vài chục triệu đồng là đã có thể đầu tư.
Thành lập từ năm 2016, HTX Trường Thịnh đã mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp ở vùng đất này. Sau nhiều năm nghiên cứu, trồng thử nghiệm, HTX này đã phát triển thành công mô hình trồng rau hữu cơ, đồng thời mở rộng sản xuất, liên kết nhiều hộ nông dân tham gia cùng làm ăn tập thể với chi phí đầu tư từ 60 - 70 triệu đồng cho mỗi 1.000 m2, gồm: đất nhân tạo từ nguồn hữu cơ, nhà màng, cây giống... i
Năm 2016, HTX đã trồng thử nghiệm rau hữu cơ trên khoảng 2.000 m2 đất nền được trải bạt nhựa (đất nhân tạo). Rau được trồng trong nhà màng nên có thể phòng trừ sâu bệnh gây hại, và không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu. Hơn nữa, mô hình canh tác này có thể dùng những phế thải nông nghiệp (như cỏ dại, lục bình, rác thải hữu cơ...) nên sẽ góp phần vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt. Vì vậy, mô hình trồng rau hữu cơ này giúp nông dân tiết kiệm được tối đa chi phí.
Khi mô hình trồng rau hữu cơ đi vào hoạt động, HTX đã cung ứng toàn bộ giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất rau củ quả hữu cơ cho các thành viên HTX và tổ hợp tác. Đồng thời, HTX cũng ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm để thành viên yên tâm sản xuất. Hộ nông dân khi tham gia HTX sẽ được hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ đúng quy trình, đảm bảo chất lượng đầu ra. Thu nhập của các thành viên HTX khoảng từ 6 - 7 triệu đồng/tháng.
Ngoài việc cung cấp rau hữu cơ tại các phiên chợ nông sản sạch, một số trường mầm non, tiểu học trên địa bàn TP.HCM và đặt hàng từ một số doanh nghiệp, HTX Trường Thịnh đã ký được hợp đồng cung cấp ớt chỉ thiên cho đối tác ở Nhật Bản - thị trường khó tính trong việc chọn sản phẩm đáp ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn về chất lượng. Mới nhất là hợp đồng cung cấp 10 tấn ớt hữu cơ hồi tháng 10/2020 sang thị trường Nhật Bản với giá 45.000 đồng/kg, mức giá này cao gấp từ 2 - 3 lần so với ớt chỉ thiên thông thường.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH SẢN XUẤT RAU SẠCH HỮU CƠCỦA HỢP TÁC XÃ THANH XUÂN CỦA HỢP TÁC XÃ THANH XUÂN