II. Phát triển công nghệ nano ở Châu Âu và Mỹ 2.1 Phát triển công nghệ nano ở châu Âu
2.2. Phát triển công nghệ nano ở Mỹ
2.2.1. Chính sách phát triển công nghệ nano
Tháng 12 năm 2003, Tổng thống Bush đã ký Đạo luật R&D công nghệ nano Thế kỷ XXI, đã được Hạ viện và Thượng viện ủng hộ với đại đa số. Đạo luật này được cụ thể hoá
trong các hoạt động và chương trình luật được “Sáng kiến về Công nghệ Nano Quốc gia”
hỗ trợ, là một trong các ưu tiên R&D của nhiều cơ quan cao nhất của Tổng thống. Đạo
luật yêu cầu 3,7 tỷ USD đầu tư cho R&D công nghệ nano trong tài khoá 2005-2008. Sáng kiến về Công nghệ Nano Quốc gia của Mỹ (NNI) là “Nỗ lực của các cơ quan nhằm
tối đa hóa sự hoàn vốn đầu tư cho R&D công nghệ nano của chính quyền các liên bang, thông qua việc phối hợp các hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển cơ sở hạ tầng của
từng tổ chức”. NNI không chỉ cung cấp tài chính cho nghiên cứu, các tiện ích và giáo dục, mà còn “giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy phát triển các mạng lưới đa ngành và các quan hệ đối tác và trong truyền thông tới các tổ chức tham gia và công chúng, thông qua các hội thảo và các cuộc họp, cũng như Internet (www.nano.gov). Cuối cùng, nó khuyến khích kinh doanh, đặc biệt kinh doanh nhỏ nhằm thực hiện các cơ hội do công
nghệ nano tạo ra.
Đầu tư của NNI (Mỹ) đã đạt đến con số 1 tỷ USD năm 2004 và có khả năng sẽ tăng lên
2% năm 2005, gấp 2 lần so với đầu tư của năm 2001 (464 USD), là thời điểm của NNI
bắt đầu được thực hiện. Có 15 tổ chức tham gia vào thực hiện các hoạt động của NNI. Riêng kinh phí cho năm 2005 của NSSF, DOD, DOE và NIH có khả năng sẽ tăng gấp 2
lần so với năm 2001. Điều này cho thấy rằng trong chiến lược đầu tư của NNI, hỗ trợ cho
các nghiên cứu cơ bản, năng lượng, y tế và quốc phòng sẽ được tăng cường hơn. Tháng
12/2004, Kế hoạch Nghiên cứu và Triển khai công nghệ nano của Thế kỷ 21 đã được
Chính phủ Mỹ thông qua. NNI của 2005 sẽ tiếp tục tập trung vào các nghiên cứu cơ bản
và ứng dụng thông qua hàng loạt chương trình được điều hành bởi các điều tra viên có uy tín, các trung tâm liên ngành xuất sắc và phát triển cơ sở hạ tầng. Các hoạt động đánh giá
sự chấp nhận của xã hội về công nghệ nano bao gồm các vẤnđề liên quan đến đạo đức,
luật pháp, sức khỏe, môi trường và giáo dục vẫn được duy trì. Khoảng 65% kinh phí hiện
nay của NNI được dùng để hỗ trợ các nghiên cứu lý thuyết, ngoại trừ một phần đáng kể được dành cho việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp tư nhân để làm đòn bẩy cho đầu tư công cộng. NII đã hỗ trợ cho hơn 100 trung
tâm KH&CN nano và các mạng lưới tài năng cho các cá nhân và cơ quan. Mục đích của
các trung tâm này là cung cấp diễn đàn và hỗ trợ các nghiên cứu đa ngành cho các nhà nghiên cứu thuộc các ngành và các khu vực nghiên cứu khác nhau, bao gồm: viện hàn
lâm, công nghiệp và các phòng thí nghiệm quốc gia. Theo kế hoạch, các trung tâm này sẽ được mở rộng phạm vi về các chủ đề và phân bố địa lý. Các Trung tâm tài năng (COE)