Phương pháp tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã khe mo, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Bước 1. Chuẩn bị

- Sơ bộ điều tra, tiến hành các thủ tục để tiến hành đo đếm diện tích, xác định trạng thái rừng/loại đất loại rừng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu (cấp cơ sở)

- Thu thập các tài liệu liên quan:

- Chuẩn bị dụng cụ kỹ thuật, văn phòng phẩm và các tài liệu liên quan - Thực hiện tải ảnh vệ tinh Sentinel 2 và xử lý ảnh (trộn ảnh tự màu tự nhiên hoặc NDVI), so sánh lớp dữ liệu lô rừng với lớp ảnh nền để xác định các lô rừng chưa được cập nhật diễn biến rừng. Sau đó, thực hiện việc kiểm tra thực địa, kết hợp với các lô rừng có diễn biến theo hồ sơ của cơ sở thực tập để thực hiện quy trình cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.

Bước 2 . Xác định đặc điểm rừng để cập nhật

a) Xác định vị trí, ranh giới khu rừng

- Vị trí khu rừng giao được xác định bằng tên đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) và tên tiểu khu, khoảnh, lô rừng.

- Sử dụng bản đồ đó đối chiếu với thực địa để xác định tên tiểu khu, khoảnh, lô rừng

- Bản đồ dùng để xác định vị trí, ranh giới khu rừng có diễn biến sử dụng bản đồ địa hình hệ VN 2000 do ngành tài nguyên và môi trường cung cấp. Tuỳ theo quy mô về diện tích khu rừng giao để sử dụng một trong các bản đồ có tỷ lệ 1/5.000, 1/10.000.

b) Xác định, phân loại trạng thái rừng

- Lô rừng khi cập nhật phải xác định được trạng thái của lô rừng đó. Trong một lô có thể có những trạng thái rừng khác nhau, nhưng diện tích của một trạng thái nào đó trong lô không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu quy định về việc phân lô theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc phân loại hiện trạng rừng thực hiện theo hướng dẫn về cập nhật diễn biến tài nguyên rừng do Tổng cục Lâm nghiệp phát hành.

Bảng 3.1. Xác định phân loại trạng thái rừng

1. ĐẤT CÓ RỪNG

Cách phân loại Trạng thái

Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành Rừng tự nhiên Rừng nguyên Sinh Rừng thứ sinh Rừng phục hồi Rừng sau K. thác Rừng trồng Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có

Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

Phân loại rừng theo điều kiện lập địa Rừng núi đất Rừng núi đá Rừng ngập nước Rừng ngập mặn Rừng trên đất phèn Rừng ngập nước ngọt Rừng trên đất cát Phân loại rừng

theo loài cây Rừng gỗ Rừng cây lá rộng

Rừng lá rộng thường xanh Rừng lá rộng rụng lá Rừng lá rộng nửa rụng lá Rừng cây lá kim Rừng hỗn giao cây lá rộng + cây lá kim

Rừng tre nứa Rừng cau dừa Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa Phân loại rừng theo trữ lượng Đối với rừng gỗ Rừng rất giàu Trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha Rừng giàu Trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha Rừng trung bình Trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha Rừng nghèo Trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha Rừng chưa có trữ lượng Rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha Đối với rừng tre

nứa:

Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ

2. Đất chưa có rừng

Đất có rừng trồng chưa thành rừng Đất trống có cây gỗ tái sinh

Đất trống không có cây gỗ tái sinh Núi đá không cây

c) Xác định diện tích khu rừng có diễn biến

10 x 10m để trộn kênh ảnh theo màu tự nhiên/NDVI. Ảnh được tải theo ngày gần nhất, có độ mây che phủ <5%.

Màu tự nhiên (natural): các đặc điểm trên mặt đất xuất hiện với màu sắc tương tự như hệ thống thị giác của con người, thảm thực là màu xanh lá cây, những cánh đồng bị xóa gần đây rất nhẹ, thảm thực vật thưa có màu nâu và vàng, đường có màu xám và bờ biển thì màu trắng.

NDVI dự trên tổ hợp từ 2 kênh ảnh (Band 8 và Band 4) theo công thức: NDIV = (IR-R)/(IR+R)

Trong đó IR là giá trị bức xạ của bước sóng cận hồng ngoại (near infrared), R là giá trị bức xạ của bước sóng nhìn thấy (visible). Chỉ số thực vật được dùng rất rộng rãi để xác định mật độ phân bố của thảm thực vật, đánh giá trạng thái sinh trưởng và phát triển của cây trồng, làm cơ sở số liệu để dự báo sâu bệnh, hạn hán, diện tích năng suất và sản lượng cây trồng…

So sánh dữ liệu lớp lô rừng với nền ảnh vệ tinh để phát hiện các lô rừng có hiện trạng chưa khớp nhau và cần để tiến hành kiểm tra thực địa.

- Đo diện tích: sử dụng bản đồ VN2000 (tỷ lệ 1/10.000), bằng phương pháp định vị GPS, thiết bị thông minh khác có chức năng GPS (điện thoại, cài đặt Vtool, GPS essential, Locus map, ...) để tiến hành đo đạc xác định ranh giới các lô đất, lô rừng ngoài thực địa.

- Quá trình đo tại thực địa, tiến hành đánh dấu điểm đo bằng sơn đỏ trên vật liệu bền vững (đá tảng, gốc cây lớn hoặc đống cọc gỗ), ghi toạ độ điểm.

- Sự tham gia của người dân, chủ rừng kết hợp tổ công tác và cán bộ đo đạc đến vị trí lô rừng mình đang quản lý. Đi một vòng khép kín quanh lô rừng đó. Cán bộ đo đạc sử dụng thiết GPS cầm tay đo diện tích quanh lô, với mỗi điểm đo tiến hành vạch sơn lên vật liệu bền vững, thể hiện ranh giới với chủ rừng khác. Lưu ý khi tiến hành đo đạc diện mỗi lô rừng bắt buộc phải có chủ rừng của các lô rừng giáp ranh đi cùng, nhằm tránh trường hợp sảy ra tranh chấp ranh giới.

d) Xác định trữ lượng rừng

- Trữ lượng rừng (lâm phần) là tổng thể tích gỗ, hoặc số cây tre nứa trong lâm phần và thường được tính theo đơn vị m3/ha hoặc số cây/ha.

- Đối với rừng chưa đủ tiêu chuẩn đo tính trữ lượng (Đường kính ở vị trí ngang ngực D1.3 (tính từ mặt đất lên) < 5cm).

- Thu thập số liệu: xác định các chỉ tiêu: loài cây chủ yếu (rừng trồng là cây trồng chính), năm trồng, mật độ rừng (N/ha), chiều cao bình quân (m), đường kính gốc bình quân (cm). Đánh giá chất lượng rừng (tốt, trung bình, xấu). Kết hợp với hồ sơ thiết kế gốc để bổ sung thêm các thông tin khác.

- Đối với lô rừng có đủ tiêu chuẩn để đo, tính trữ lượng rừng: (Đường kính ở vị trí ngang ngực D1.3 (tính từ mặt đất lên) > 5cm).

- Trữ lượng rừng phải được xác định chi tiết đến từng lô riêng biệt

Bước 3 . Tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ

Hoàn thiện hồ sơ theo mẫu quy định.

Bước 4. Tiến hành cập nhật theo quy trình (thông tư 33, thông tư 34). 3.2.1. Phương pháp xử lý nội nghiệp

- Tải ảnh vệ tinh Sentinel 2 từ trang web https://eos.com/landviewer - Thực hiện các bước chuyển dữ liệu từ GPS vào máy tính

- Sử dụng phầm mềm FRMS thực hiện thao tác cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.

- Thực hiện các chuyên môn sử lý số liệu, thông kê các lô cần cập nhật diễn biến tài nguyên rừng.

- Sử dụng công cụ “ báo cáo” trong FRMS để tổng hợp số liệu, xuất dữ liệu. - Xây dựng bản đồ diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu.

Từ số liệu thu thập được tại Hạt kiểm lâm Đồng Hỷ và trạm kiểm lâm Khe Mo, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian thực tập cho thấy, có tổng là 1672,05 ha rừng trong đó chủ yếu là rừng trồng rừng trồng Keo là 1.447,15ha chiếm 99,7%, còn lại 4.42ha là rừng gỗ tự nhiên chiếm 0,3%. Với sự phân loại hiện trạng rừng tương đối đơn giản như vậy, thuận lợi cho việc quản lý và cập nhật diễn biến tài nguyên rừng cho các cán bộ thực hiện công tác cập nhật diễn biến (cụ thể là kiểm lâm địa bàn).

4.2. Kết quả tìm hiểu các bước thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên rừng tại xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên

Dựa vào tiêu chí lựa chọn cảnh ảnh vệ tinh Sentinel, tải được ảnh có số hiệu 48QWJ ngày 28/04/2020 với độ mây che phủ là 0%. Sau khi tải ảnh, thực hiện trộn kênh ảnh theo màu tự nhiên (Band 4, 3, 2) và tính chỉ số NDVI để làm nền cho việc rà soát hiện trạng rừng.

Download và xử ảnh Sentinel từ Semi-Automatic Classification

Plugin

- Cài đặt ứng dụng Semi-Automatic Classification Plugin

- Down ảnh từ ứng dụng Semi-Automatic Classification Plugin

trong QgisChọn band set

Hình 4.2: Lựa chọn chọn ảnh vệ tinh

Hình 4.3 Hiện trạng xã Khe Mo trên ảnh vệ tinh

 Clip by selected polygon (Create a subset): Cắt ảnh theo vùng

 Thêm lớp :+lớp thêm lớp tạo lớp shapfile mới(ctrl + shifp + N) + Tích vào dạng vùng ,đặt tên cho lớp mới là RanhGioi , chọn hệ tọa độ 100113 – ThaiNguyenmui3Bấm OK

+ Chọn cài đặt tùy chọn bắt điểmBấm OK + Chọn : bật chỉnh sửa  thêm đối tượng

Hình 4.4. cắt ảnh theo vùng

Hình 4.6. Trình cắt ảnh

Hình 4.7. Kết quả cắt ảnh theo màu tự nhiên

Sử dụng ảnh vệ tinh kiểm tra các lô đất

Chọn lô: slect trên thanh công cụ để chọn lô, xem thông tin trong tab hành chính như hình

Hình 4.8. Kiểm tra lô rừng trên ảnh vệ tinh

+ Chọn cài đặt tùy chọn bắt điểm và tích theo như hình

Hình 4.9. Cài đặt tùy chọn bắt điểm cho lớp

+ Chọn applynhấn OK

Kết quả: Trong thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 5/2020, tại khu vực nghiên cứu chỉ có hai loại diễn biến rừng là: khai thác, biện pháp lâm sinh (trồng mới) và rủi ro (cháy rừng, sâu bệnh hại).

Bước 1: Sơ bộ điều tra, tiến hành các thủ tục để tiến hành đo đếm diện tích, xác định trạng thái rừng/loại đất loại rừng để cập nhật vào cơ sở dữ liệu

Bước 2: Xác định đặc điểm rừng để cập nhật

a) Xác định vị trí, ranh giới khu rừng

Sử dụng máy điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm định vị Geosurvey, Locus Map hoặc GPS kết hợp với bản đồ địa hình để xác định và đo diện tích các lô có diễn biến rừng xảy ra theo các bước sau:

* Tạo phần mềm trên CH Play và cài đặt phần mềm.

* Cài đặt một số thông số cơ bản ( VN 2000-Thái Nguyên) mẫu chọn 60 cài đặt gốc, ngôn ngữ tiếng việt.

* Mở một dự án mới và đặt tên.

* Di chuyển theo ranh giới lô rừng với tốc độ vừa phải để thiết bị bắt được tín hiệu tốt nhất giảm thiểu sai số tối đa,

* Lưu lại và gửi qua email để mở file trên FRMS. b) Xác định, phân loại trạng thái biến động rừng

Phân loại trạng thái:

-Biến động trữ lượng: đo đếm sử dụng thước đo chiều cao, thước dây đo đường kính

-Biến động khai thác trắng: đánh giá trữ lượng thông qua đo đếm (lập OTC với lô có trạng thái rừng tương tự)

-Biến động cháy rừng: xác định nguyên nhân cháy, đo đếm đánh giá mức độ thiệt hại

-Biến động sâu bệnh hại: đo đếm đánh giá mức độ thiệt hại

-Biến động mức độ sử dụng đất rừng: thu thập văn bản tài liệu liên quan của các cấp chính quyền phê duyệt

Bước 3: Thực hiện cập nhật diễn biến rừng với phần mềm FRMS * Từ các lô thiết kế khai thác rừng, tiến hành thực hiện như sau:

- Chọn lô: slect trên thanh công cụ để chọn lô, xem thông tin trong tab hành chính như hình 4.10.

Hình 4.10. Thông tin hành chính lô rừng trong FRMS.

- Cập nhật diễn biến: click chuật vào “cho phép chỉnh sửa”, chọn tab “diễn biến” chọn lọai diễn biến rừng là” khai thác trắng” chọn phương thức khai thác là “khai thác trắng”điền thông tin ngày tháng năm khai thác theo hồ sơ khai thác rừng sau đó click ô cập nhật như hình 4.11.

Sau đó chọn OK như hình 4.12.

Hình 4.12. Xác nhận thông tin lô rừng.

* Từ các lô được thiết kế trồng rừng, tiến hành thực hiện như sau:

- Chọn lô: slect trên thanh công cụ để chọn lô, xem thông tin trong tab hành chính như hình 4.13.

* Cập nhật lô rừng có diễn biến là trồng rừng.

- Cập nhật diễn biến: click chuột vào “cho phép sửa”, chọn tab “Diễn biến”, chọn loại diễn biến rừng là “biện pháp lâm sinh”, điền thông tin ngày tháng năm trồng rừng và mật độ trồng theo hồ sơ thiết kế trồng rừng, sau đó click ô cập nhật như hình 4.14

Hình 4.14. Lựa chọn loại diễn biến - trồng rừng.

- Điền thông tin loài cây trồng và năm trồng/OK. hình 4.15.

Hình 4.16. kiểm tra thông tin lô rừng sau khi cập nhật rừng trồng.

* Từ các lô bị rủi ro ( sâu bệnh hại ), tiến hành thực hiện như sau:

Chọn lô: slect trên thanh công cụ để chọn lô, xem thông tin trong tab hành chính như hình 4.17

Hình 4.17. Thông tin hành chính lô rừng trong FRMS.

Cập nhật lô rừng có diễn biến là bị rủi ro (sâu bệnh hại ).

- Cập nhật diễn biến: click chuột vào “cho phép sửa”, chọn tab “Diễn biến”, chọn loại diễn biến rừng là “rủi ro -> chọn sâu bênh hại”, điền thông tin

ngày tháng năm bị sâu bênh, sau đó click ô cập nhật như hình 4.18

Hình 4.18. Lựa chọn loại diễn biến rừng – rủi ro-sâu bệnh hại.

Hình 4.20. kiểm tra thông tin lô rừng sau khi cập nhật rừng trồng.

Báo cáo cập nhật diễn biễn tài nguyên rừng:

Bước 1: Sử dụng chức năng ứng dụng cáo cáo bằng cách ấn “khởi động” như trong hình 4.21

Bước 2: Đăng nhập ứng dụng báo cáo

Hình 4.22. Đăng nhập ứng dụng

Bước 3: Giao diện cửa sổ báo cáo “diễn biến tài nguyên rừng’

Hình 4.23. Giao diện cửa sổ báo cáo

-Trong “đơn vị hành chính “chọn” huyện Đồng Hỷ “ tiếp theo chọn

“xã Khe Mo”

-Nhóm báo cáo chọn “báo cáo chuẩn”

-Chọn thời gian: báo cáo theo “tùy chọn ”

 Biểu 1A: diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng

Biểu 1B: trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng

Biểu 2A: diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân thêo chủ quản lý

Biểu 2B: trữ lượng rừng phân theo chủ quản lý

Biểu 3: tổng hợp độ che phủ rừng

Biểu 4A: diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi

Biểu 4B: trữ lượng rừng trồng phan theo loài cây và cấp tuổi

Biểu 5 : tổng hợp tình trạng quản lý rừng và đất lâm nghiệp

Biểu 6 : tổng hợp các nguyên nhân diễn biến rừng và đất lâm nghiệp

Biểu 7 : diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo các nguyên nhân

Biểu 8A : danh sách các lô rừng có biến

Biểu 8B : thay đổi chủ rừng

Biểu 8C: thay đổi mục đích sử dụng

Biểu 8D: chỉnh sửa dữ liệu

-Cuối cùng bấm “xem báo cáo” trong ( phụ lục 1)

Có 16 lô rừng trong đó có 13 lô khai thác trắng với tổng diện tích là 3.61ha, 1 lô bị sâu bệnh hại với tổng diện tích là 0.09ha và 2 lô trông mới với tổng diện tích là 0.87ha. Với loài cây trồng và khai thác chủ yếu là cây Keo.

Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng sau khi cập nhật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu và thực hiện các bước ứng dụng phần mềm frms cập nhật nhật diễn biến tài nguyên rừng tại xã khe mo, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)