bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
Trong điều kiện như hiện nay, mặc dù pháp luật đã quy định Thanh tra nhà nước các cấp có chức năng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, lĩnh vực hoạt động này gần như còn bỏ ngỏ. Điều này cũng đặt ra vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống Thanh tra nhà nước. Đồng thời tăng cường đội ngũ cán bộ về số lượng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về nghiệp vụ cần được quan tâm một cách đúng mực.
KẾT LUẬN
Có thể nói khiếu nại, tố cáo là một cuộc đấu tranh của công dân nhằm xây dựng và củng cố mỗi quan hệ giữa nhà nước và công dân. Công dân có quyền đòi hỏi nhà nước phải giải quyết và trả lời những yêu cầu chính đáng của họ. Quyền khiếu nại, tố cáo phản ánh tính chất của chế độ chính trị, phản ánh tính hoàn thiện của công cụ pháp lý trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân vào việc đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm. Đồng thời khiếu nại, tố cáo còn làm thức tỉnh đội ngũ cán bộ công chức trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. Quyền khiếu nại, tố cáo được coi là một phương tiện kiểm tra giám sát của công dân đối với nhà nước, góp phần làm cho pháp luật ngày càng phát huy hiệu quả hơn khi tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội.
Bảo đảm quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân là một trong những nội dung quan trong trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Đế bảo đảm các quyền khiếu nại, tố cáo của công dân không chỉ là ghi nhận những quyền đó trong hệ thống pháp luật, mà điều quan trọng là phải thiết lập được cơ chế pháp lí để giải quyết hữu hiệu mọi khiếu nại, tố cáo của công dân. Để có thể đáp ứng được mục tiêu này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải triệt để tuân thủ, chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo. Do đó việc tăng cường pháp chế trong hoạt động giải quyết khiếu nại tố cáo của cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong tình trạng hiện nay.
1. Chính phủ (2019), Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, ban hành ngày 10 tháng 04
năm 2019, Hà Nội.
2. Chính phủ (2020), Nghị định số 124/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một
số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Khiếu nại, ban hành ngày 19 tháng
10 năm 2020, Hà Nội.
3. Hoàng Hiếu, Phân biệt khiếu nại và tố cáo từ bản chất đến quy định
của pháp luật, trang thông tin điện tử thanh tra tỉnh Phú Thọ,
<https://thanhtra.phutho.gov.vn/Chuyenmuctin/Chitiettin/tabid/92/title/493/ctitle /96/Default.aspx> xem 16/12/2021.
4. Quốc hội (2011), Luật số 02/2011/QH13, Luật khiếu nại, ban hành ngày 11 tháng 11 năm 2011, Hà Nội.
5. Quốc hội (2018), Luật số 25/2018/QH14, Luật Tố cáo, ban hành ngày 12 tháng 06 năm 2018, Hà Nội.
6. Lê Thị Sáu (2014), Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội-Thực trang, giải pháp, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Sở Xây dựng (2021), Báo cáo số 3546/BC-SXD, Báo cáo kết quả công
tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (từ 01/07/2016 đến 01/07/2021),
ngày 18 tháng 11 năm 2021, Hà Tĩnh.
8. Nguyễn Thị Hồng Thơm (2010), Hiệu quả hoạt động giải quyết khiếu
nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước ở Ninh Bình hiện nay, Luận
văn Thạc sĩ ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Thanh tra Chính phủ (2021), Thông tư số 07/2021/TT-TTCP Quy định