Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát

Một phần của tài liệu Kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 77)

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

2.1. Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát

VKSND thị xã Ayun Pa đã tiến hành xác minh thực tế, kết quả thể hiện: bà Nhung đang thuê nhà ở số 31 Hùng Vương, phường Đoàn Kết, Ayun Pa và đang bán hàng ăn uống tại khu vực phường Cheo Reo, Ayun Pa; ngoài ra cha, mẹ bà Nhung có tài sản chung là 01 căn nhà tại số 55 Nguyễn Huệ, phường Đoàn Kết, Ayun Pa, mẹ bà Nhung đã chết năm 1998. Như vậy, bà Nhung hiện vẫn đang ở tại địa phương, có ngu n thu nhập và chưa xác định rõ việc bà Nhung có được hưởng thừa kế hay không. Vì vậy, chưa đủ cơ sở để xác định bà Nhung chưa có điều kiện THA. Những vi phạm được phát hiện là nghiêm trọng. Trong vụ án này, Chi cục THADS thị xã Ayun Pa đã vi phạm Điều 44 LTHADS.

Hai, ch ra những sai phạm và căn cứ của việc xác định sai phạm của CQTHADS, CHV trong quá trình THA mà VKS phát hiện và xác định là sai phạm. Căn cứ của việc xác định sai phạm của CQTHADS, CHV trong quá trình THA là các quy định cụ thể của LTHADS, các văn bản hướng dẫn thi hành, Quy chế kiểm sát và các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ THADS.

Ví dụ 8: Quyết định Kháng nghị số 198/KN-KSTHADS ngày 23.5.2014 của VKSND thị xã La Gi11.

Quyết định THA theo đơn yêu cầu số 584/QĐ - CCTHA ngày 12.5.2014 của Chi cục trưởng THADS thị xã La Gi ra quyết định THA nội dung không đúng theo QĐCNSTT về thời hạn trả nợ, đã vi phạm Điều 2 và khoản 2 Điều 36 LTHADS, gây thiệt hại nghiêm trọng cho đương sự (người phải THA). VKS yêu cầu Chi cục

10

Phụ lục 5.

11

trưởng Chi cục THADS thị xã La Gi hủy quyết định THA số 584/QĐ - CCTHA ngày 12.5.2014 và trả lời cho VKSND thị xã La Gi trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được kháng nghị.

Ba, trường hợp phức tạp và có nhiều ý kiến trái chiều giữa các cơ quan ban ngành liên quan về xác định sai phạm trong THADS, KSV cần báo cáo và tranh thủ ý kiến của VKS cấp trên trực tiếp trước khi ban hành kháng nghị.

Ví dụ 9: Quyết định Kháng nghị số 07/KN-VKS-P11 ngày 30.9.2019 của VKSND t nh Gia Lai12.

Hai h sơ THA trên vi phạm Điều 5 Nghị định số 33/2020/NĐ-CP, Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10.11.2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS của Bộ Tài chính.

Thứ ba, thực hiện quyền kháng nghị.

Theo Điều 34 Quy chế, việc kháng nghị phải bảo đảm đúng thời hạn theo quy định; phải bằng văn bản theo mẫu quy định, do lãnh đạo Viện ký. Nội dung kháng nghị phải nêu rõ tên cơ quan bị kháng nghị; chức vụ, chức danh của cá nhân bị kháng nghị; quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật bị kháng nghị; các yêu cầu cần thực hiện, thời hạn trả lời kháng nghị. Khi nêu các vi phạm, cần viện dẫn đầy đủ các quy định của pháp luật làm căn cứ xác định vi phạm. Kháng nghị được gửi cho đối tượng bị kháng nghị, cho cơ quan chủ quản của họ và cho VKS cấp trên để báo cáo.

Theo khoản 2 Điều 160 LTHADS, thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là 15 ngày, của VKS cấp trên trực tiếp là 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hoặc phát hiện hành vi vi phạm.

Ví dụ 10: Quyết định Kháng nghị số 01/QĐ-VKS ngày 4.12.2019 của VKS nhân dân huyện Bắc Tân Uyên13

Qua kiểm sát, VKSND huyện Bắc Tân Uyên nhận thấy: Ngày 08.8.2019 VKSND huyện Bắc Tân Uyên nhận được Quyết định hoãn THA số 06/QĐ- CCTHADS ngày 08.6.2019 theo nội dung Quyết định hoãn THA nói trên thì Chi cục THADS huyện Bắc Tân Uyên căn cứ vào Công văn số 34/YC-VKS-DS ngày 07.8.2019 của VKS cấp cao tại thành phố H Chí Minh để ban hành Quyết định hoãn THA là đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại (ngày 03.12.2019) thông qua việc kiểm sát h sơ THA, VKSND huyện Bắc Tân

12

Phụ lục 7.

13

Uyên nhận thấy Chi cục THADS huyện Bắc Tân Uyên không ban hành Quyết định tiếp tục THA đối với vụ việc là vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Qua kiểm sát thi hành về trình tự kháng nghị về THA, tác giả nhận thấy có những t n tại, bất cập như sau:

Một, một số CQTHADS, CHV chưa thực hiện tốt quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục THADS. Các sai sót này quy định về thẩm quyền, thời hạn, thủ tục ra quyết định THA; ủy thác, xác minh điều kiện, hoãn, tạm đ nh ch , tiếp tục THA hoặc đ nh ch THA; áp dụng các biện pháp bảo đảm; biện pháp cưỡng chế THA; thi hành khoản tịch thu sung quỹ Nhà nước, tiêu hủy tài sản; hoàn trả tiền, tài sản kê biên, tạm giữ trong bản án, quyết định hình sự; xét miễn, giảm ngh a vụ THA đối với khoản thu nộp ngân sách Nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo về THA và các sai phạm khác. Các sai phạm này vừa có nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Hai, KSV khi kiểm sát và đề xuất kháng nghị vẫn còn một số trở ngại xuất phát từ tình hình nhiệm vụ cũng như nghiệp vụ của KSV. Trong đ , kiểm sát về việc kê biên, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ còn gặp khó khăn (i) Trong THADS, việc kê biên quyền sở hữu trí tuệ chưa được quy định cụ thể, chi tiết. Tuy Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2019 ngày càng hoàn thiện nhưng văn bản hướng dẫn thi hành Luật này trong THADS thì chưa có. Do đ , khi VKS kháng nghị thì không nắm rõ vấn đề để kháng nghị, dù việc THADS về sở hữu trí tuệ không nhiều nhưng không phải là không có. (ii) KSV, Kiểm tra viên không được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về sở hữu trí tuệ nên nắm bắt vấn đề không đầy đủ, ngại đề xuất kiến nghị, kháng nghị. Trong khi đ , theo khoản 2 Điều 84 LTHADS, khi kiểm sát việc kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải THA, tùy từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, phải thu giữ các giấy tờ có liên quan của người phải THA, phải tìm hiểu thông tin từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau và phải có sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức chuyên môn nên mất nhiều thời gian và công sức của KSV.

Từ thực tiễn trên, để việc kháng nghị trong kiểm sát về THA hiệu quả, tác giả kiến nghị:

Một, VKSND tối cao tăng cường sự phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc kiểm sát, tổng kết công tác THADS theo Đ ều 171 LTHADS, Hướng dẫn số 26/HD- VKSTC ngày 07/6/2021 ướng dẫn một số kỹ năng của KSV khi kiểm sát THADS về

thu hồi tài sản trong vụ án hình sự, chỉ đạo các Cơ quan THA, các VKS cấp dưới về việc tăng cường, nâng cao hoạt động THA, sự phối hợp giữa hai ngành, để việc thi hành án hiệu quả và đúng nghiệp vụ.

Hai, VKSND tối cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Khoa học và Công nghệ cần ban hành Thông tư liên tịch ướng dẫn về việc kê biên, đấu giá về tài sản THADS là quyền sở hữu trí tuệ.

Có như vậy, việc THA và việc kiểm sát thi hành án về quyền sở hữu trí tuệ mới thống nhất, đ ng bộ, hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong những năm qua pháp luật về kiểm sát thi hành án dân sự ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, nhằm điều ch nh hiệu quả việc kháng nghị về thi hành án dân sự. Kết quả kháng nghị về thi hành án đạt được một số kết quả nhất định. Với các văn bản điều ch nh kiểm sát thi hành án dân sự về thi hành án dân sự như: Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11 ngày 20.12.2016 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; Quyết định số 94/QĐ-VKSTC ngày 22.3.2021 của VKSNDTC Quy định về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại Cơ quan Thi hành án dân sự và quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính; ướng dẫn số 26/HD-VKSTC ngày 07.6.2021 hướng dẫn một số kỹ năng của Kiểm sát viên khi kiểm sát thi hành án dân sự về thu h i tài sản trong vụ án hình sự, việc kiểm sát thi hành án dân sự, trong đ có kháng nghị về thi hành án ngày càng hoàn thiện.

Tuy nhiên, qua kiểm sát kháng nghị về thi hành án, tác giả nhận thấy còn một số hạn chế, bất cập:

Một, một số Cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên thực hiện trình tự, thủ tục thi hành án chưa đầy đủ, chưa đúng với quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

Hai, pháp luật về thi hành án dân sự nói chung, kháng nghị về thi hành án dân sự nói riêng, vẫn còn chưa cụ thể, đầy đủ còn mâu thuẫn, chưa có văn bản hướng dẫn. Đây là nguyên nhân làm cho việc kháng nghị của Viện kiểm sát trong một số trường hợp không có sự đ ng thuận giữa hai ngành.

Ba, tuy ngành Thi hành án dân sự mới có hướng dẫn mới về thi hành án (Nghị định số 33/2020/NĐ-CP 17 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự.) nhưng văn bản này ch bổ sung một số vấn đề, chưa giải quyết triệt để về công tác thi hành án dận sự.

CHƢƠNG 2

GIẢI QUYẾT KHÁNG NGHỊ VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 2.1. Trả lời kháng nghị của Viện kiểm sát

Kháng nghị về THADS là một trong những chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, nhằm đảm bảo cho các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực nhưng phải thi hành ngay của Tòa án được thi hành đầy đủ, kịp thời, đúng pháp luật; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước. Việc trả lời kháng nghị của CQTHADS quy định tại Điều 161 LTHADS.

Với quy định tại Điều 161 LTHADS, tác giả nhận thấy như sau:

Một, ở góc độ chung, sau khi nhận được quyết định kháng nghị, CQTHADS trả lời bằng văn bản cho VKS. Việc khắc phục các vi phạm theo nội dung kháng nghị của VKS được CQTHADS, CHV tiếp thu, thực hiện cũng như việc rút kinh nghiệm khi thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh những mặt tích cực trên, một số Thủ trưởng CQTHADS không có văn bản trả lời kháng nghị và không nêu lý do của việc không trả lời.

Hai, các kháng nghị của VKS về cơ bản là đảm bảo quy định của pháp luật kiểm sát, THADS, có chất lượng, hiệu quả. Tuy nhiên, các kháng nghị của VKS ch tập trung chủ yếu vào việc CQTHADS, CHV trong việc tuân thủ pháp luật THA để tổ chức THA, chưa có sự chú trọng cần thiết đến các cơ quan có liên quan đến công tác THADS như Công an trong việc phối hợp cưỡng chế; chính quyền địa phương trong phối hợp xác minh, cưỡng chế tài sản; Tòa án trong việc chuyển giao bản án, quyết định, án tuyên không rõ, khó thi hành, công tác chuyển giao vật chứng, tiền tạm thu cho CQTHADS, ch đạo của Ban ch đạo THADS trong việc ch đạo giải quyết một số vụ phức tạp, khó thi hành, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương

Ba, một số kháng nghị của VKS không nêu rõ trách nhiệm của Thủ trưởng, CHV CQTHADS trong việc khắc phục vi phạm mà ch nêu trách nhiệm chung, không đáp ứng yêu cầu của công tác kháng nghị về THADS như: không nêu rõ về số liệu, không viện dẫn điều luật cụ thể; áp dụng điều luật chưa chính xác; cập nhật thông tin văn bản pháp luật không kịp thời (hoặc văn bản kháng nghị ban hành dưới dạng công văn hành chính). Trong khi đ , yêu cầu của kháng nghị là phải ch ra những vi phạm pháp luật rõ về căn cứ pháp luật; nội dung kháng nghị cần ngắn gọn, súc tích; biện pháp khắc phục phải khả thi.

Từ thực tiễn về kháng nghị, trả lời kháng nghị của VKS như trên, tác giả nhận thấy còn t n tại một số bất cập như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm trả lời kháng nghị của Thủ trưởng CQTHADS. Theo Điều 161 LTHADS, sau khi nhận được kháng nghị, Thủ trưởng CQTHADS có trách nhiệm trả lời kháng nghị của VKSND đối với quyết định, hành vi về THA của mình hoặc của CHV thuộc quyền quản lý trong thời hạn quy định. Nếu Thủ trưởng CQTHADS không trả lời kháng nghị của VKSND thì giải quyết như thế nào? Về vấn đề này, Điều 161 LTHADS không có quy định. Vì không có quy định nên VKS không có hướng xử lý đối với trường hợp này. Khoản 4 Điều 165 LTHADS cũng ch quy định về xử lý vi phạm là: Thủ trưởng CQTHADS cố ý không ra quyết định THA hoặc ra quyết định về THA trái pháp luật; CHV không thi hành đúng bản án, quyết định, trì hoãn việc THA, áp dụng biện pháp cưỡng chế THA trái pháp luật; vi phạm quy chế đạo đức của CHV thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải b i thường theo quy định của pháp luật. Quy định này không nêu trường hợp thủ trưởng CQTHADS không trả lời kháng nghị của VKSND bị xử lý như thế nào.

Thứ hai, Thủ trưởng CQTHADS trả lời kháng nghị của VKS nhưng không chấp nhận nội dung kháng nghị, chấp nhận một phần nội dung kháng nghị.

Theo quy định tại Điều 161 LTHADS, trường hợp Thủ trưởng CQTHADS chấp nhận kháng nghị của VKSND thì thực hiện theo kháng nghị. Nếu Thủ trưởng CQTHADS không nhất trí với kháng nghị của VKS thì giải quyết theo quy định tại Điều 161 LTHADS. Đối với trường hợp Thủ trưởng CQTHADS trả lời kháng nghị của VKS nhưng không chấp nhận nội dung kháng nghị, chấp nhận một phần nội dung kháng nghị thì chưa có quy định. Nội dung này cũng không quy định tại Quyết định số 810/QĐ-VKSTC-V11, Quyết định số 94/QĐ-VKSTC ngày 22.3.2021 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, quy định về quy trình, kỹ năng trực tiếp kiểm sát tại CQTHADS và quy trình, kỹ năng kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS, THA hành chính.

Ví dụ 11: VKSND kháng nghị Quyết định THA của Chi cục THADS cùng cấp14.

Ngày 14.02.2020 Tòa án nhân dân huyện Tân Sơn, t nh Phú Thọ chuyển giao 02 quyết định đ nh ch giải quyết vụ án dân sự số: 07/2020/QĐST-DS ngày

14

http://vienkiemsattinhphutho.gov.vn/tin-tuc/VKSND-Huyen-Tan-Son/30080/vksnd-huyen-tan-son-khang- nghi-quyet-dinh-tha-cua-chi-cuc-thads-cung-cap, truy cập lúc 22h ngày 2.7.2021.

12.02.2020 và số: 08/2020/QĐST-DS ngày 13.02.2020 cho Chi cục THADS huyện Tân Sơn, t nh Phú Thọ để ra quyết định THA.

Ngày 18.02.2020 VKSND huyện Tân Sơn, t nh Phú Thọ nhận được 02 quyết định THA chủ động số: 122, 123 ngày 17 tháng 02 năm 2020 của Chi cục THADS huyện Tân Sơn, sau khi kiểm sát 02 quyết định THA chủ động trên, VKSND huyện Tân Sơn nhận thấy việc ra quyết định THA trên là không đúng quy định của pháp luật. Vì hai quyết định đ nh ch giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân huyện Tân Sơn, t nh Phú Thọ chưa có hiệu lực pháp luật, đang trong thời gian có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Chi cục THADS huyện Tân sơn đã ra quyết định THA.

Ngày 19.02.2020 VKSND huyện Tân Sơn, t nh Phú Thọ đã ban hành kháng

Một phần của tài liệu Kháng nghị và giải quyết kháng nghị về thi hành án dân sự (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)