* Cơ sớ pháp lỵ
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009; Nghị
định 185/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hàng giả là đối tượng của hành vi buôn bán hàng giả. Mức độ nguy hiểm của hành vi này đối với nền kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng nghiêm trọng, chính vì vậy kể từ khi Pháp lệnh năm 1982 được ban hành, sau đó là BLHS
năm 1985 và BLHS năm 1999 ra đời và hiện nay là Bộ luật Hình sự năm 2015, tội
buôn bán hàng giả được quy định ngày càng hoàn thiện và cụ thể hơn và tùy từng trường họp bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cùa hành vi phạm tội.
- Thứ ỉỉhât, Hành vi khách quan của tội này bao gôm hai loại hành vi đó là
hành vi sản xuất và hành vi buôn bán.
Từ quy định tại khoản 1, 2 điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, hành vi sản xuất và hành vi buôn bán hàng giả được hiểu như sau:
Hành vỉ sản xuất hàng giả là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt
động chế tạo, chế bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế biến, chiết xuất, tái chế, lắp
ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng giả.
Hành vi buôn bủn hàng giả là việc thực hiện môt, một số hoặc tất cả các hoạt
động chào hàng, bày bán, giới thiệu, quảng cáo, khuyến mại, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng giả vào lưu thông.
- Thứ hai, Hậu quả của tội phạm, hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán
hàng giả gây ra là:
+ Thiệt hại về thể chất: bao gồm thiệt hại về tính mạng hay các tổn hại về
sức khỏe cho người tiêu dùng.
+ Thiệt hại về vật chất: gây thiệt hại về tài sản. (Thiệt hại cho các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng chính hãng, tài sản của người tiêu dùng khi mua phải hàng giả)
- Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường họp, hậu quả được nhắc tới trong cấu thành tội phạm cơ bản
khi hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa
có cùng tính năng kỷ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng
Có thể thấy cấu thành tội phạm của tội danh này rất đặc biệt, vừa là cấu thành tội phạm vật chất, vừa là cấu thành tội phạm hình thức.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: + Hành vi nguy hiểm phải xảy ra trước hậu quả;
+ Hành vi nguy hiểm chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh tội phạm, hậu quả dứt khoát xảy ra nếu không có gi ngăn chặn hành vi nguy hiểm đó;
+ Hậu quả nguy hiêm xảy ra do chính hành vi đó gây nên chứ không phải do hành vi nào khác.
- Thứ ba, Những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan các dấu hiệu khách quan khác được quy định trong cấu thành tội phạm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả có thể là: Phương tiện phạm tội; Phương pháp, thủ đoạn phạm tội; Thời gian, địa điểm; Hoàn cảnh phạm tội...
Cá nhân hoặc pháp nhân thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là do lỗi cố ý trực tiếp, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Động cơ, mục đích của tội phạm chủ yếu là vụ lợi. Động cơ và mục đích của
tội phạm tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm nhưng việc
xác định động cơ, mục đích của cá nhân hay pháp nhân phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
Theo quy định hiện hành, đối với các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại thì cơ quan hải quan sẽ tiến hành: Xử phạt vi phạm hành chính
theo Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2002; Khởi tố và tiến hành một số hoạt
động điều tra hình sự đối với tội danh: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, và Điều
192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 Nhà nước ta xử lý sản xuất,
buôn bán hàng giả bằng các biện pháp hành chính và các biện pháp hình sự như: Cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện đi lại; phạt tù...
* Xử lý phạm hành chính
Đối với hành vi buôn bán, sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công
dụng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Riêng với những hành vi buôn
bán, sản xuất hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ và e khoản 8 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến
45.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn có mức phạt tăng thêm đôi với hành vi buôn bán sản xuât hàng giả trong các trường hợp hàng hoá là lương thực, thực phấm, thuốc chữa
bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng,
giống vật nuôi mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; là phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, xi măng, sắt thép xây
dựng, mũ bảo hiểm. Kèm theo đó là các biện pháp áp dụng hinh thức phạt bố sung và khắc phục hậu quả.
- Thẩm quyền xử phạt:
Tại Điều 38, 39, 40, 43, 44, 45, 46 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
và Điều 101, 102, 103, 104, Nghị định 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013 quy định
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn
bán hàng giả và bảo vệ quyền người tiêu dùng, quy định thấm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch úy ban nhân dân các cấp, của Quản lý thị trường, của Công an nhân dân, hải quan, Bộ đội biên phòng và thanh tra chuyên ngành cụ thể như sau:
+ Chù tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đối
với các hành vi vi phạm.
+ Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Luật Xử lý
vi phạm hành chính.
+ Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các
biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và trao đổi hàng hóa cùa cư dân biên giới quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và theo thẩm quyền quy định tại Điều 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
+ Bộ đội Biên phòng có thâm quyên xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng
các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính về mua bán,
vận chuyển hàng hóa qua biên giới quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và theo
thẩm quyền quy định tại Điều 40 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
+ Cơ quan thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định
tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành
chính quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và theo thẩm quyền quy định
tại Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính và lĩnh vực quản lý của ngành.
+ Toà án nhân dân có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 48 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính, quy định tại Điều 24 của Luật này, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy
định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
+ Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy
định tại Điều 49 Luật xử lý vi phạm hành chính, có thẩm quyền xử phát hành chính
quy định tại Điều 24 cùa Luật này, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định
tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
- Các hình thức xử phạt:
Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 124/2015/NĐ-
CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ xung một số điều của Nghị định số 185/2010/NĐ-CP
ngày ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng thì các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vục sản xuất,
buôn bán hàng giả, hàng cấm gồm có: Các hình thức xử phạt chính, các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể như sau:
+ Các hình thức xử phạt chính: Gồm cảnh cáo; phạt tiền.
+ Các hình thức xử phạt bổ sung, gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép,
chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành
chính; phạt tù ...
- Các biện pháp khăc phục hậu quả:
+ Buộc tiêu huỷ tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại
cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng.
+ Buộc đưa ra khởi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương
tiện vi phạm.
+ Buộc nộp lại số tiền bàng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu
thụ, tẩu tán, tiêu huỷ trái với quy định của pháp luật.
Việc quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã thề
hiện sự răn đe, trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật đối với nhừng cá nhân, tổ
chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi
phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Ngoài ra việc
quy định hình thức xử phạt còn mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử
phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các
quy tắc quản lý nhà nước.
* Xử lỷ hình sự về sản xuất buôn bán hàng giả
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được cấu thành tôi phạm nếu số
lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính
năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng
hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191,
193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Việc sản xuất, buôn bán hàng giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu phạm
tội thuộc các trường hợp quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ
sung 2017 quy định 04 khung hình phạt đối với người phạm tội “sản xuất, buôn bán
hàng giả” và 01 khung quy định các mức phạt đổi với pháp nhân thương mại phạm
tội như sau:
- Đôi với cá nhân phạm tội, điêu luật quy định xử phạt như sau:
+ Khung 1 quy định phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào sản xuất, buôn bán hàng giả
thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại
các Điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này. Bao gồm các trường họp: Hàng giả
tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật,
công dụng trị giá từ 30.000.0000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới
30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi
quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; thu lợi bất chính từ
50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
+ Khung 2 quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với
người phạm tội thuộc một trong các trường họp sau đây: Có tố chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tố
chức; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Làm chết
người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khởe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02
người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thế của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản tù' 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
Buôn bán qua biên giới; Tái phạm nguy hiềm.
+ Khung 3 quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với các
trường họp sau đây: Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên; Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên;
Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng
kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đông trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; Thu lợi
bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Làm chết 02 người trở lên; Gây tổn hại cho
sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của