Diễn tập tại Cảng hàng không Phù Cát

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn AN NINH HÀNG KHÔNG đề tài THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác đào tạo, HUẤN LUYỆN, bồi DƯỠNG NGHIỆP vụ AN NINH HÀNG KHÔNG ở VIỆT NAM và tại CÔNG TY VATM (Trang 32 - 36)

+) Thời gian diễn tập: 10/10/2020.

+) Tình huống: Có 05 hành khách và một số người đưa tiễn (đã sử dụng bia, rượu…) đến muộn, mặc dù đã được nhân viên hàng không và đại diện hãng giải thích rõ ràng nhưng các đối tượng vẫn rất hung hăng và có thái độ hành hung chống đối nhân viên hàng không. Sau đó, nhóm đối tượng sử dụng hung khí làm trọng thương nhân viên đại diện hãng và nhân viên An ninh hàng không.

+) Diễn biến: Khi sự việc xảy ra, ngay lập tức Trực Ban trưởng đã triển khai các phương án ứng phó đến từng bộ phận và gọi điện đề nghị Đại diện Cảng vụ và Công an huyện Phù Cát hỗ trợ giải quyết. Sau đó các chiến sĩ cảnh sát cơ động cùng phương tiện và trang thiết bị chuyên dụng đã có mặt và phối hợp với lực lượng An ninh hàng không khống chế các đối tượng bằng kỹ năng nghiệp vụ của mình (như sử dụng võ thuật, và dẫn giải các đối tượng về trụ sở Công an Huyện Phù Cát xử lý theo quy định.

Tuy nhiên, việc tổ chức diễn tập của các cảng hàng không ở Việt Nam vẫn có những vấn đề nhất định. Đặc biệt nhất là việc tổ chức diễn tập này chỉ được tổ chức ở các cảng hàng không quốc tế hoặc những cảng hàng không địa phương có lưu lượng bay nhất định. Điều này cũng dễ hiểu, bởi do các nhà chức trách hàng không cảm thấy quá tốn kém và không cần thiết phải tổ chức ở những cảng hàng không sân bay mà lưu lượng bay một ngày chỉ có một đến hai chuyến, thậm chí là không có. Tuy nhiên, ta vẫn nên chú ý rằng, các đối tượng khủng bố sẽ không vì một lý do nào mà bỏ qua cơ hội của mình để có thể gây ra một sự đe dọa nhất định cho xã hội. Chúng sẽ không phân biệt tàu bay đó sẽ đi đến sân bay nào, chỉ cần tàu bay đáp ứng được những mục tiêu của chúng, mà

điển hình là số lượng hành khách. Trong thực tế, đối với một số các chuyến bay đi đến một sân bay địa phương, do để tiết kiệm chi phí vận hành nên nhà khai thác hàng không sẽ triển khai các kế hoạch sao cho bán được hết vé ứng với chỗ ngồi trên tàu bay trước khi chuyến bay khởi hành. Do đó, số lượng hành khách vẫn rất đông và đủ để trở thành một mục tiêu tấn công của các thành phần khủng bố. Và, do thiếu đi kinh nghiệm đối phó thực tế do không được diễn tập, các lực lượng chức năng ở các cảng hàng không địa phương rất có khả năng không ứng phó kịp thời để ngăn chặn, xử lý tội phạm và tiến hành các biện pháp như chữa cháy cho tàu bay hay điều động lực lượng y tế cho hành khách và tổ lái. Chính vì thế, ta cần chú trọng việc phát triển đồng đều giữa các cảng hàng không. Bên cạnh đó, do sự hoành hành của đại dịch COVID-19 nên hiện nay, các cảng hàng không Việt Nam đã đóng cửa để ứng phó với đại dịch. Việc này đặt ra vấn đề là đã qua thời hạn quy định nhưng ở một số cảng hàng không – sân bay vẫn chưa tổ chức việc diễn tập theo quy định. Và sau khi mở cửa các sân bay trở lại, ACV sẽ gặp khó khăn trong việc điều động nguồn tài chính để chi trả cho các cuộc diễn tập này, dẫn đến việc bị trễ nải trong công tác luyện tập phòng chống hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. Điều này có thể dẫn đến, khi các cảng hàng không – sân bay mở cửa trở lại, các đối tượng khủng bố sẽ lợi dụng sự không tập trung và thiếu sót của lực lượng an ninh chuyên ngành cũng như các lực lượng có liên quan để tấn công ngành hàng không dân dụng. Do đó, ta cần phải luôn luôn cảnh giác và cố gắng hết mức để huấn luyện, nâng cao năng lực nghiệp vụ cho lực lượng An ninh hàng không.

4.5 Diễn tập khẩn nguy đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp liên quan đếnTổng công ty Quản lý bay Việt Nam – VATM. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam – VATM.

4.5.1 Nội dung.

Xét riêng về các tình huống khi tàu bay bị không tặc giành quyền kiểm soát tàu hay đe dọa bom trên tàu bay đang bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu sẽ đóng vai trò quan trọng hơn cả. Bởi lúc bấy giờ, các tàu bay đang hoạt động trên không và thuộc vào vùng không gian chịu sự điều hành của các

quan trọng hơn so với các lực lượng khác chỉ có thể tác chiến trên mặt đất như Phòng cháy chữa cháy, cấp cứu, nhân viên an ninh cơ động, …

Với tính chất là đơn vị phải đối phó trực tiếp với những thủ đoạn và hành động chống phá của các thành phần khủng bố, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu phải luôn luôn đảm bảo rằng lực lượng nhân viên của mình đã được trang bị đầy đủ những kiến thức và năng lực nghiệp vụ để có thể duy trì an toàn cho tàu bay càng lâu càng tốt, hoặc có kỹ năng để thương lượng với các đối tượng khủng bố để khống chế, hạn chế các hành động của tội phạm. Chính vì thế, các buổi diễn tập dành cho các kiểm soát viên không lưu để đối phó với các tình huống can thiệp tàu bay bất hợp pháp cũng là điều không thể thiếu. Nói chính xác hơn, các buổi học để nâng cao kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là các buổi diễn tập với tình huống giả định là điều kiện cần và đủ để các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu có thể tác chiến độc lập trong những giai đoạn đặc thù và có thể phối hợp tác chiến với các đơn vị, lực lượng khác của cảng hàng không – sân bay.

Theo “Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng”, ta có: Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu là đơn vị đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp đối với tàu bay đang bay. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu triển khai các công việc sau:

a) Triển khai phương án điều hành tàu bay bị can thiệp bất hợp pháp, thực hiện các biện pháp ưu tiên trợ giúp cho tàu bay về điều hành bay và các trợ giúp cần thiết khác;

b) Báo cáo ngay cho Hệ thống quản lý vùng trời - quản lý bay, Bộ Quốc phòng để chuẩn bị tiếp nhận chỉ huy đối phó;

c) Thông báo cho các cảng hàng không, sân bay, hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu Việt Nam và nước ngoài, trung tâm tìm kiếm cứu nạn liên quan chuẩn bị thực hiện phương án khẩn nguy, phương án tìm kiếm cứu nạn;

d) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay.

Về việc đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cơ sở, theo

“Phương án khẩn nguy tổng thể đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp

vào hoạt động hàng không dân dụng”, ta có: Cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm

hoạt động bay là đơn vị đối phó ban đầu với mọi hành vi can thiệp bất hợp pháp tại cơ sở. Người chỉ huy giai đoạn đối phó ban đầu triển khai các công việc sau:

a) Triển khai thực hiện phương án đối phó của cơ sở;

b) Quyết định sơ tán người, phương tiện, trang thiết bị, tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm trong trường hợp xét thấy cần thiết;

c) Lệnh cho lực lượng an ninh của cơ sở bao vây, kiểm soát chặt chẽ việc ra, vào cơ sở, khu vực có hệ thống, thiết bị kỹ thuật cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, khu vực xảy ra hành vi can thiệp bất hợp pháp;

d) Tìm cách khống chế đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp; cho phép nổ súng trong trường hợp cần thiết theo quy định;

đ) Trong trường hợp có thể, tiến hành đối thoại sơ bộ với đối tượng thực hiện hành vi can thiệp bất hợp pháp nhằm tìm hiểu sự việc, yêu sách của đối tượng và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc đối phó;

e) Báo cáo Tổng Công ty Bảo đảm hoạt động bay để triển khai trợ giúp cung cấp thay thế dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;

g) Căn cứ cấp độ nghiêm trọng, loại hình của hành vi can thiệp bất hợp pháp và diễn biến tình hình thực tiễn, thông báo cho các đầu mối tiếp nhận thông tin của các lực lượng phối hợp đối phó trực tiếp để triển khai thực hiện theo phương án khẩn nguy;

h) Nhanh chóng đánh giá tình hình ban đầu, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam, Văn phòng Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan.

4.5.2 Một số ví dụ.

Công ty quản lý bay Việt Nam VATM đã kết hợp với các cảng hàng không – sân bay tổ chức các buổi diễn tập có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các bộ phận liên quan nhằm đối phó với hoạt động của tội phạm.

a) Diễn tập khẩn nguy hàng không cấp quốc gia ở Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh.

+) Thời gian: ngày 26/12/2017

+) Tình huống: một tàu bay dân dụng đang bay trong không phận Việt Nam bị một nhóm 8 người có vũ trang dùng vũ lực tấn công, uy hiếp, bắt giữ một số hành khách làm con tin, cướp tàu bay và trốn ra nước ngoài.

+) Diễn biến: Buổi diễn tập diễn ra vào với sự tham gia của gần 1.000 người thuộc các lượng công an, quân đội và các đơn vị liên quan. Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị - đã tham dự, chỉ đạo và diễn tập toàn diện gồm 2 phần: diễn tập chỉ huy tham mưu và diễn tập thực binh. Phương án xử lý được đưa ra gồm thương thuyết, đàm phán nhưng không thành công; đội chống khủng bố đã tấn công, bắt giữ những tay khủng bố, giải thoát con tin; tình huống xử lý bom mìn, cứu hộ, cứu nạn, chữa cháy trong tấn công.

Qua ví dụ thực tế này ta có thể thấy, tội phạm có thể manh động ngay cả trên tàu bay đang bay, do đó, việc cùng nhau hợp tác để đưa ra quyết định cũng như năng lực nghiệp vụ, sự phối hợp nhịp nhàng lẫn nhau giữa lực lượng kiểm soát viên không lưu và các lực lượng khác trên mặt đất là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn AN NINH HÀNG KHÔNG đề tài THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác đào tạo, HUẤN LUYỆN, bồi DƯỠNG NGHIỆP vụ AN NINH HÀNG KHÔNG ở VIỆT NAM và tại CÔNG TY VATM (Trang 32 - 36)