Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN XUẤT KHẨU cà PHÊ TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế của VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 28)

2.3.1 Cơ hội trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Đối với thị trường Bắc Âu, ở đây các nước có văn hóa cà phê và tiêu thụ cà phê tính trên đầu người cao nhất trên thế giới. Người tiêu dùng ở Bắc Âu có xu hướng khấm phá các loại cà phê mới có chất lượng cao nên đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Thị trường cà phê đặc sản và cà phê hữu cơ đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong khi thị trường cà phê truyền thống đã tương đối bị bão hòa. Một cơ hội khác ở thị trường này là Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, trong đó thuế đối với mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là 0% nhờ vậy mặt hàng này có giá cạnh tranh hơn trước đây.

Trong thời đại dịch Covid-19 hiện nay, xu hướng làm việc và học tập tại nhà diễn ra phổ biến và mạnh mẽ trên toàn thế giới, điều đó vô tình tạo ra thói quen sử dụng cà phê đối với lực lượng lao động tại nhà, khiến cho mặt hàng này tăng đột ngột trong thời gian này.Bên cạnh lý do trên, sản lượng cà phê trên thế giới giảm mạnh, xu thế sử dụng cà phê của người tiêu dùng không còn bị giới hạn trong một khung giờ như khoảng thời gian trước, đối tượng sử dụng cũng được mở rộng hơn. Vì những lý do trên mà việc tiêu thụ và giá cả của cà phê tăng mạnh như vậy.

Song song với điều trên, xu thế rút ngắn chuỗi cung ứng, các nhà bán lẻ và công ty rang xay trên thế giới cũng có xu hướng tìm kếm trực tiếp các nguồn cung ứng cà phê nhân chất lượng, xu hướng trên giúp cho cơ hổi xuất khẩu của các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng hơn bao giờ hết, dễ dàng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến mặt hàng này. Phó Viện trưởng Viện Nhiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, ông Nguyễn Hoa Cương nhận định về vấn đề trên “ Nếu cải thiện được chất lượng rang, khử caffein thì cà phê Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp cận các thị trường Bắc Âu”.

2.3.2. Thách thức trong xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Đối với thị trường Bắc Âu, các nước ở đây có vị trí địa lý xa xôi, dân số ít, đơn hàng nhỏ nhưng những đơn này yêu cầu chất lượng cao và khắt khe hơn các nước ở Châu Âu. Các nước ở đây cũng có thói quen chỉ sử dụng những mặt hàng quen và tin tưởng, điều này rất khó để có thể thay đổi. Vì thị trường ở đây đòi hỏi tiêu chuẩn khá cao nên chủ yếu là nhập hai loại cà phê Arabica và Robusta ( hai loại có lượng xuất khẩu cao nhất Việt Nam), nhưng lại nhập với số lượng khá ít. Đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến việc mặt hàng này của Việt Nam ít xuất hiện ở đây.

Trong thời đại Covid-19, các hoạt động của logistics khiến cho các hoạt động xuất,nhập khẩu bị ảnh hưởng khá nặng nề, ngành hàng cà phê cũng không ngoại lệ. Sản lượng cà phê được xuất khẩu qua Châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê được lấy từ Tổng cục Hải quan “ xuất khẩu cà phê sang EU trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ 509 nghìn tấn, trị giá 938,72 triệu USD, giảm 11,6% về lượng, nhưng tăng 0.5 về trị giá so với cùng kỳ năm 2020”. Trong đó, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang nhiều thị trường thành viên của EU giảm nhẹ, nhưng may mắn là xuất khẩu cà phê sang các thị trường Đức, Hungary và Estonia tăng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN XUẤT KHẨU cà PHÊ TRONG QUÁ TRÌNH hội NHẬP KINH tế QUỐC tế của VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 27 - 28)

w