Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) phát triển kinh tế tư nhân vùng đông nam bộ (Trang 60 - 61)

Theo Shaomin và cộng sự (2014), Jefferson và cộng sự (2000), Chang và Wong (2004), Dougherty và cộng sự (2007), McMillan và Naughton (1992), Naughton (1995, 2007), Zhang (2004), Chi và cộng sự (2010), các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của KTTN bao gồm:

- Số lượng DNTN, thể hiện sự phát triển về số lượng DNTN.

- Hiệu suất kinh doanh của DNTN thể hiện ở các chỉ số ROA, ROE. Cụ thể:

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Có (ROA)

ROA cho biết một đồng tài sản Có tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, cho thấy chất lượng tài sản Có trong doanh nghiệp. ROA càng lớn có nghĩa hoạt động đầu tư, khai thác tài sản của doanh nghiệp đang thực hiện một cách hiệu quả và ngược lại tỷ lệ ROA thấp cho thấy kết quả đầu tư không mang lại hiệu quả mong đợi.

Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn chủ sở hữu (ROE)

Tương tự như ROA, ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, cho biết thu nhập của các cổ đông của doanh nghiệp. Tỷ lệ ROE càng lớn cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.

2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của kinh tế tƣ nhân

Hiện nay Việt Nam đang có những bước đi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực về kinh tế, xã hội. Từ một quốc gia có mức thu nhập thấp và kém phát triển nay đã vươn mình để trở thành quốc gia trong nhóm các nước đang phát triển. Để có được thành quả đó, cần phải nhìn lại chặng đường phát triển của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn trước và sau “Đổi mới” (1986) trong đó cần chỉ ra được các yếu tố chủ yếu tác động đến phát triển KTTN, đó là: Các chính sách pháp luật, thể chế, sự tác động của MTKD, nội lực và văn hóa doanh nghiệp và các yếu tố khác.

Một phần của tài liệu (luận án tiến sĩ) phát triển kinh tế tư nhân vùng đông nam bộ (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(171 trang)
w