Kiến nghị với các Hiệp hội ngành hàng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU -CÁCH TIẾP CẬN TỪ MÔ HÌNH TRỌNG LỰC (Trang 31 - 33)

5. Bố cục của đề tài

4.4.2. Kiến nghị với các Hiệp hội ngành hàng

Hiệp hội cần thường xuyên nhắc nhở các doanh nghiệp chủ động nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm. Có biện pháp can thiệp kịp thời, xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoặc tự ý bán phá giá sản phẩm. Các doanh nghiệp cũng cần tăng cường tính đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động xuất khẩu.

18

KẾT LUẬN

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn. Do vậy, nghiên cứu các yếu tố có tác động tới XKNS nước ta vào thị trường này có ý nghĩa cấp thiết. Qua phân tích, đề tài đã làm rõ một số nội dung sau đây:

Một là, đề tài đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm phân tích các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản từ nước đang phát triển sang thị trường EU, liên minh gồm các nước phát triển cao, từ đó xác định được “khoảng trống” nghiên cứu. Kết quả cho thấy, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến ảnh hưởng của “khoảng cách công nghệ” và chất lượng thể chế, những yếu tố tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản giữa 2 nhóm nước này.

Hai là, đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về: nông sản, xuất khẩu nông sản, các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản. Theo cách tiếp cận từ mô hình trọng lực, các yếu tố này được chia thành 3 nhóm, đó là yếu tố tác động đến cung, yếu tố tác động đến cầu và yếu tố hấp dẫn, cản trở.

Ba là, đề tài đã làm rõ phương pháp nghiên cứu, thể hiện qua các nội dung: xây dựng câu hỏi nghiên cứu; phương pháp tiếp cận và khung phân tích; cách thức thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin; phương pháp phân tích thông tin và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu. Đề tài sử dụng cả hai phương pháp phân tích định tính và định lượng. Phân tích định tính tập trung làm rõ thực trạng của các yếu tố tác động đến xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU. Phân tích định lượng sử dụng kỹ thuật hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và mô hình trọng lực mở rộng để đánh giá tác động của các yếu tố tới xuất khẩu nông sản và một số mặt hàng nông sản điển hình (cà phê, hồ tiêu, trái cây).

Bốn là, đề tài đã phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn 2005-2017. Đề tài cũng làm rõ thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến XKNS Việt Nam vào thị trường EU. Mô hình REM cũng đã lượng hóa tác động của các yếu tố sau tới xuất khẩu nông sản và nhóm hàng nghiên cứu (cà phê, hồ tiêu, trái cây) của nước ta vào thị trường EU: GDP bình quân đầu người gộp, dân số gộp, khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO. Kết quả ước lượng cho thấy, các yếu tố GDP bình quân đầu người, dân số, chất lượng thể chế và việc gia nhập WTO có tác động cùng chiều tới KNXK phần lớn nhóm hàng nghiên cứu. Trong khi đó, hai yếu tố khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ có tác động ngược chiều tới KNXK. Điểm đáng lưu ý là ảnh hưởng của cơ cấu đất nông nghiệp là không có ý nghĩa thống kê. Phần lớn kết quả thu được phù hợp với cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu. Đề tài cũng đánh giá chung thành công đạt được và những hạn chế trong hoạt xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường EU.

Năm là, căn cứ vào định hướng, mục tiêu, dự báo, quan điểm của tác giả và kết quả phân tích, đề tài đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn tiếp theo. Hệ thống giải pháp bao gồm

19

phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực. Hệ thống giải pháp tập trung vào 3 nhóm là: các yếu tố tác động đến cung, các yếu tố tác động đến cầu và các yếu tố hấp dẫn, cản trở. Đối với các yếu tố tác động đến cung, giải pháp đề xuất bao gồm: nâng cao chất lượng nguồn lực đầu vào (lao động, đất nông nghiệp, nguyên liệu nông sản, vốn đầu tư toàn xã hội vào nông nghiệp, rút ngắn “khoảng cách công nghệ”) và nâng cao sức cạnh tranh của DN xuất khẩu. Đối với các yếu tố tác động đến cầu, giải pháp bao gồm: nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu nông sản; mở rộng quy mô thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng kênh phân phối tại thị trường EU. Đối với các yếu tố hấp dẫn, cản trở, hệ thống giải pháp là: giảm chi phí vận chuyển, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế, tích cực khai thác các lợi thế của Hiệp định EVFTA, nâng cao chất lượng thể chế và chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đề xuất giải pháp, nhóm nghiên cứu cũng đề xuất một số kiến nghị với cơ quan quản lý của Nhà nước và các Hiệp hội ngành hàng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU -CÁCH TIẾP CẬN TỪ MÔ HÌNH TRỌNG LỰC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w