Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt thực hiện Kế hoạch

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔNHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 145 - 146)

V. Tổ chức triển khai thực hiện

5.1. Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt thực hiện Kế hoạch

Tích cực tuyên truyền sâu rộng các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Cơ quan thông tin và truyền thông:

Tuyên truyền sâu rộng, kịp thời, đầy đủ trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo sự đồng thuận xã hội và thống nhất cao trong cán bộ, nhân dân và doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ

của Kế hoạch 5 năm 2021-2025; khơi dậy, phát huy các nguồn lực xã hội để phát triển Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Công khai, minh bạch và kịp thời các luật và văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch và chủ trương, chính sách về xã hội hóa đầu tư, khuyến khích sản xuất, kinh doanh… của Đảng, Nhà nước và của thành phố nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội về: hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp định CP TPP và EV FTA, Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do khác; nhất là những cơ hội, thách thức, quyền lợi và nghĩa vụ trong các hiệp định, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, thông tin thị trường xuất, nhập khẩu, các điều kiện để hàng hoá xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan…

Ngành Công Thương:

Thường xuyên tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức trong cán bộ, công chức và cộng đồng doanh nghiệp về: hội nhập kinh tế quốc tế, Hiệp định CPTPP và EVFTA, Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia; các cơ hội, thách thức, quyền lợi và nghĩa vụ trong các hiệp định và cơ chế giải quyết tranh chấp.

Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường. Thường xuyên dự báo về thị trường xuất, nhập khẩu và các ưu đãi thuế quan; diễn biến tranh chấp thương mại trong khu vực, trên thế giới và thách thức, cơ hội của doanh nghiệp Hà Nội.

Kịp thời nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh; tích cực tháo gỡ khó khăn và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔNHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w