Cây bị héo khi bón phân quá nhiều vì:

Một phần của tài liệu Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học potx (Trang 25 - 26)

- Nồng độ muối trong dung dịch đất tăng cao, tiềm năng thẩm thấu trong tế bào không tạo ra được sự chênh lệch áp suất thẩm thấu đáng kể, nên nước đã không đi ngoài vào trog tế bào được. - Do đó phần trên của cây sau khi thoát hơi nước đã không bù vào lại, thiếu nước, sức trương nước của tế bào giảm nên bị héo.

Câu 78: Sự khác nhau giữa enzim và hócmôn qua các tiêu chí: Cấu trúc, chức năng, nơi sản xuất, ảnh hưởng pH?

Trả lời:

Tiêu chí Enzim Hoocmôn

Cấu trúc Cơ bản là prôtêin, một số côenzim, côfactor

Có thể là enzim, stêrôit, axít amin, hoặc 1 đoạn polipeptid

Chức năng Xúc tác. Điều hòa

Nơi sản xuất Tuyến ngoại tiết: có thể được dùng ngay nơi sx ra

Đa số là tuyến nội tiết: được tổng hợp ra và dẫn đến các cơ quan.

Ảnh hưởng pH Bị ảnh hưởng Hầu như không chịu ảnh hưởng

Câu 79: Phân biệt các khái niệm: hóa tự dưỡng, quang tự dưỡng, hóa dị dưỡng và quang dị dưỡng? - Hóa tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất vô cơ và sử dụng năng lượng từ sự phân giải các chất hóa học.

- Quang tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các chất vô cơ và sử dụng năng lượng từ ánh sáng.

- Hóa dị dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất hữu cơ và sử dụng năng lượng từ sự phân giải các chất hóa học.

- Quang dị dưỡng là phương thức sử dụng nguồn cacbon từ các hợp chất hữu cơ và sử dụng năng lượng từ ánh sáng.

Câu 80: Trong tế bào có những loại ARN nào? Trong đó, loại ARN nào có thời gian tồn tại ngắn nhất? Giải thích?

- Trong tế bào thường tồn tại 3 loại ARN là ARN thông tin (mARN), ARN vận chuyển (tARN) và ARN ribôxôm (rARN).

- Loại ARN có thời gian tồn tại ngắn nhất là ARN thông tin (mARN) vì

+ mARN chỉ được tổng hợp khi các gen phiên mã và sau khi chúng tổng hợp xong một số chuỗi polipeptit cần thiết sẽ bị các enzim của tế bào phân giải thành các nuclêôtit.

+ tARN và rARN có cấu trúc bền hơn và có thể tồn tại qua nhiều thế hệ tế bào.

Câu 81: Ở người, bệnh rối loạn chuyển hóa là gì? Nêu một ví dụ và giải thích?

- Bệnh rối loạn chuyển hóa ở người : Khi 1 enzim nào đó không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt → cơ chất của enzim đó tích lũy gây độc cho tế bào hoặc hoặc chuyển hóa theo con đường phụ thành chất độc gây nên các triệu chứng bệnh lí.

- Ví dụ : + Bệnh Phêninkêtô niệu

+ Bệnh này do gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành trôzin trong cơ thể bị đột biến không tạo được enzim có chức năng → pheninalanin không được chuyển hóa thành tirôzin, axit amin này ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí.

Câu 82: Trình bày chức năng của loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật và loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật.

- Loại bào quan chỉ có ở tế bào thực vật là lục lạp, chức năng của lục lạp là quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vật.

- Loại bào quan chỉ có ở tế bào động vật là trung thể, chức năng của trung thể là bào hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào động vật.

Câu 83: Nêu những điểm giống nhau và những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí của vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ.

- Giống nhau : Diễn ra qua các giai đoạn giống nhau và chất nhận êlectron cuối cùng là O2. - Khác nhau : Ở vi sinh vật nhân thực diễn ra ở màng trong gấp khúc của ti thể còn ở vi sinh vật nhân sơ diễn ra ở màng sinh chất.

Câu 84: Ở virut, người ta tiến hành lai 2 chủng như sau :

- Lấy ARN của chủng B trộn với prôtêin của chủng A thì chúng tự lắp ráp thành virut lai I.- Lấy ARN của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng tự lắp ráp thành virut lai II.

Một phần của tài liệu Nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học potx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w