Hớng bảo tồn và phát huy lễ hội Lồng Tồng xã Chu Túc trong thời điểm hiện nay.

Một phần của tài liệu Báo cáo lễ hội Chu Túc, Văn Quan (Trang 30 - 32)

điểm hiện nay.

Bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc là vấn đề đang đợc Đảng, Nhà nớc và toàn dân ta quan tâm. Lễ hội - nét văn hoá độc đáo của dân tộc, là sợi dây liên lạc tinh thần của cộng đồng đã từng gắn bó với thôn bản, làng xã Việt Nam hàng ngàn năm trong lịch sử, là yếu tố không thể thiếu đợc của cộng đồng bản làng. Thế nhng, trải qua biến động của xã hội, bản sắc văn hoá trong nhiều lễ hội, ở nhiều nơi đang bị mai một.

Để bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc Tày, Nùng thông qua lễ hội Lồng Tồng, trớc hết là việc đầu t phục dựng lễ hội đã bị mai một qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, nhằm phát huy thế mạnh của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện đại. Khi phục dựng cần quan tâm đến những yếu tố gốc của lễ hội truyền thống, mặt khác cần loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không còn phù hợp với hiện tại và tiếp thu có chọn lọc những yếu tố mới, tích cực trong cuộc sống hiện nay nhằm mục tiêu làm giàu và phát triển bản sắc văn hoá tộc ngời.

Phục dựng lễ hội nhằm giải quyết sự bức xúc về mặt văn hoá tinh thần của đồng bào, đó là thoả mãn nhu cầu tâm linh, tâm lý và vui chơi giải trí để các cá nhân đợc hoà mình vào cộng đồng, hoà mình trong thiên nhiên, để trút bớt gánh nặng cuộc sống của năm tháng đã qua, hớng niềm tin, hy vọng vào tơng lai tơi sáng. Lễ hội đợc phục dựng sẽ trở thành cơ sở để nhân dân tổ chức lễ hội vào các năm tiếp theo. Bảo tồn lễ hội vừa nhằm giữ gìn những giá trị văn hoá tinh thần cũng nh những truyền thống xã hội tốt đẹp của đồng bào. Thông qua lễ hội ta có thể phát huy truyền thống cộng cảm trong cộng đồng, con ngời sẽ gắn bó với nhau hơn, đồng thời Nhà nớc có thể dễ dàng huy động cộng đồng tham gia vào các công việc chung của xã hội.

Việc quản lý lễ hội truyền thống cần phải đợc tiến hành trên cơ sở pháp luật. Tuy nhiên đây là lĩnh vực liên quan đến tâm linh của ngời dân nên khi thực hiện công tác quản lý cần đảm bảo và tôn trọng quyền tự do tín ngỡng của nhân

dân; đồng thời cần khéo léo vận động nhân dân loại bỏ những yếu tố lạc hậu, mang tính chất mê tín dị đoan, không phù hợp với cuộc sống đơng đại.

Từ kết quả của công tác nghiên cứu, phục dựng lễ hội, về cơ bản lễ hội Lồng Tồng xã Chu Túc, huyện Văn Quan đã đợc bảo tồn bằng các phơng tiện ghi âm, ghi hình, ghi chép, mô tả, đánh giá. Đây sẽ là những tài liệu khoa học nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu về đời sống tinh thần, về xã hội nói chung và lễ hội Lồng Tồng truyền thống trong quá khứ và hiện tại của nhân dân xã Chu Túc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Kết luận

Lễ hội Lồng Tồng ở Lạng Sơn diễn ra vô cùng phong phú. Khái niệm và nguồn gốc lễ hội Lồng Tồng đều xuất phát từ thế giới quan của ngời Tày, Nùng tức là con ngời sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Vì vậy, việc mở lễ hội là để báo cáo và tạ ơn thần linh đã giúp cho mùa màng bội thu và chuẩn bị cho vụ sản xuất mới. Sau phần lễ là các trò chơi, trò diễn độc đáo.

Đến với lễ hội Lồng Tồng, mọi ngời đợc thể hiện khát vọng và niềm tin của mình, mong muốn có một cuộc sống no đủ, mạnh khoẻ, bình an; đợc sống trong tình làng nghĩa xóm, đợc sự che chở của thần Thành Hoàng, đợc hoà mình với thiên nhiên, đợc sáng tạo, thởng thức cái đẹp. Thông qua các hình thức sinh hoạt lễ hội sẽ tạo nên sự cộng cảm giữa con ngời với con ngời, giữa con ngời với thế giới siêu nhiên; tình đoàn kết giữa những con ngời trong cộng đồng làng bản đợc củng cố bền chặt hơn.

Qua việc nghiên cứu lễ hội Lồng Tồng ở xã Chu túc giúp ta hiểu rõ thêm về truyền thống văn hoá của ngời Tày, Nùng ở xã Chu Túc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Để bảo tồn, phát huy lễ hội Lồng Tồng truyền thống và làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc đòi hỏi ta phải hiểu đợc nguồn gốc, quy trình, giá trị của lễ hội Lồng Tồng, từ đó xây dựng kế hoạch và đề ra các biện pháp gìn giữ bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của dân tộc trong thời điểm hiện nay./.

Một phần của tài liệu Báo cáo lễ hội Chu Túc, Văn Quan (Trang 30 - 32)