D. Khả năng chấp nhận của các mục tiêu của chính sách phi thương mại
a) Sự đóng góp của Chính phủ
Căn cứ vào điều 1.1(a) của Hiệp định SCM, sự đóng góp của Chính phủ xuất hiện trong bất kỳ tình huống nào dưới đây:
“(i) Hoạt động của chính phủ liên quan tới việc chuyển trực tiếp các khoản vốn (ví dụ: cấp phát, cho vay hay vốn cổ phần), có khả năng chuyển vốn trực tiếp hoặc nhận nợ trực tiếp (ví dụ: bảo lãnh tiền vay)
(ii) Các khoản thu phải nộp cho Chính phủ đã được bỏ qua hoặc không thu (ví dụ: ưu đãi tài chính, như miễn thuế);
(iii) Chính phủ cung cấp hàng hóa hay dịch vụ mà không phải là hạ tầng cơ sở chung, hoặc mua hàng.
(iv) Chính phủ trả tiền cho một cơ chế tài trợ, hoặc giao hay lệnh cho một tổ chức tư nhân để thực thi một hay nhiều chức năng đã được nêu trong mục (i) đến mục (iii) ở trên, là những chức năng thông thường được giao cho Chính phủ và trong thực tế không khác với những hoạt động thông thường của Chính phủ.
Xét trong trường hợp hạn chế xuất khẩu, khó có thể phát hiện sự có mặt của yếu tố “đóng góp của Chính phủ” trong nội dung cácđiều khoản này. Mục duy nhất có vẻ hơi liên quan là mục 3 “Chính phủ cung cấp hàng hóa’ cùng với mục cuối “Chính phủ ủy thác hay chỉ đạo một tổ chức tư nhân thực thi một hay nhiều chức năng đã được nêu trong mục (i) đến mục (iii) trên đây”. Mặc dù Chính phủ rõ ràng không cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ hơn, nhưng ảnh hưởng của hạn chế xuất khẩu là, Chính phủ khuyến khích các tổ chức tư nhân cung cấp nguyên liệu cho người tiêu thụ trong nước chứ không phải là người mua nước ngoài với mức giá thấp hơn giá thị trường. Khó khăn lớn nhất trong trường hợp này đó là chứng minh được “sự khuyến khích” của Chính phủ thực sự là một hình thức “ủy thác” hay là “chỉ đạo theo ý nghĩa của mục (iv) nêu trên. Xem xét những án lệ hiện hành của WTO về vấn đề này trong vụ tranh chấp của Mỹ đối
với sản phẩm RAM động từ Hàn Quốc (US – DRAMS from Korea), việc làm sáng tỏ điều này là không dễ dàng, bởi nó phải được thiết lập khi Chính phủ đang ở vị thế kiểm soát các nhà cung cấp tư nhân và kiềm chế họ bán các nguyên liệu đầu vào cho người tiêu dùng trong
nước254. Tùy thuộc vào thực tế của vụ việc, điều này có thể diễn ra ở một số quốc gia có nền
kinh tế phi thị trường thông qua các doanh nghiệp thương mại Nhà nước.
Kết luận này đã được chứng thực trong vụ việc hạn chế xuất khẩu ở Mỹ255. Canada đã thách
thức khả năng áp dụng luật thuế đối kháng của Mỹ (CSV) để áp đặt một mức thuế đối kháng chống lại những ảnh hưởng của hạn chế xuất khẩu. Canada tuyên bố rằng những biện pháp này không đúng với định nghĩa “đóng góp tài chính” theo điều 1.1 của Hiệp định SCM. Ban hội thẩm đã lưu ý từ đầu rằng khái niệm hạn chế xuất khẩu được Canada đưa ra với mục đích tranh chấp:
“gần như là một biện pháp theo hình thức luật hay quy định của Chính phủ cốt để hạn chế khối lượng xuất khẩu hoặc đặt ra những điều kiện rõ ràng đối với các tình huống được phép trong xuất khẩu, hoặc dưới dạng một khoản phí hay thuế mà Chính phủ áp dụng đối với các sản phẩm xuất khẩu đã dự tính nhằm hạn chế lượng xuất khẩu”.
Ban Hội thẩm đã kết luận rằng hạn chế xuất khẩu được định nghĩa theo cách này không thể thiết lập thành điều khoản về hàng hóa do Chính phủ ủy thác hoặc định hướng theo nội dung của tiểu mục (iv) và do đó không tạo thành một đóng góp tài chính của Chính phủ theo Điều 1.1 (a) của Hiệp định SCM. Đặc biệt, Ban Hội thẩm nhận thấy rằng việc can thiệp đơn thuần của Chính phủ vào thị trường dẫn đến một tác động cụ thể là không đủ để làm rõ sự tồn tại của một “đóng góp tài chính” theo nghĩa của Điều 1.1 (a) (1) (iv) của Hiệp định SCM; mặt khác, mọi sự can thiệp của Chính phủ có tác động đến thị trường đều thỏa mãn yếu tố định nghĩa về trợ cấp này.Theo đó, Ban Hội thẩm lưu ý rằng các hạn chế xuất khẩu theo hướng được sử dụng trong các tranh chấp không thể thỏa mãn các tiêu chuẩn “ủy thác hoặc chỉ đạo” được đưa ra trong Điều 1.1 (a) (1) (iv) bởi lẽ tiêu chuẩn này đòi hỏi một “hành động rõ ràng và dứt khoát theo ủy quyền hoặc lệnh” tới một tổ chức tư nhân. Chính vì vậy, Ban Hội thẩm nhận thấy rằng việc coi
hạn chế xuất khẩu như những đóng góp về tài chính là không phù hợp với Điều 1.1 (a)256.
Tóm lại, việc hạn chế xuất khẩu đối với một sản phẩm có thể được cho là phần đóng góp theo Điều 1.1. (a) của Hiệp định SCM chỉ khi nó liên quan tới hoạt động bán hàng hoặc mua hàng
254
Báo cáo của Cơ quan Phúc thẩm WTO, Mỹ- Điều tra Thuế đối kháng lên sản phẩm dụng cụ bán dẫn Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động từ Hàn Quốc(DRAMS), số WT/DS/296/R, thông qua vào ngày 20 tháng 7 2005, đoạn
110-116.
255Báo cáo của Ban Hội thẩm WTO WTO: Mỹ – Các biện pháp đối xử hạn chế xuất khẩu như hình thức trợ cấp, số WT/DS194/R, thông qua vào ngày 29 tháng 6 năm 2001.
256 Đối với một phân tích quan trọng của kết luận của Ban
Hội thẩm, xem Janow, M. và Staiger, R.W., Mỹ - Hạn chế xuất khẩu, Trường hợp về Luật WTO năm 2001 (ấn phẩm của trường ĐH Cambridge: năm 2003), từ at 201 đến 235, và, Reich, A., Cơ chế trợ cấp luân chuyển cá nhân và tiềm năng của họ gây hại cho các quốc gia đang phát triển: Liệu pháp luật quốc tế có giải pháp gì? 23 Tạp chí Luật Môi trường Virginia năm 2004, at 204-249.
của các doanh nghiệp thương mại quốc doanh trong nước, dưới sự kiểm soát của Chính phủ và theo chỉ thị sau đó, đối với đối tượng sản phẩm bị hạn chế.
b) Bất cứ hình thức hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá theo ý nghĩa của điều khoản XVI Hiệpđịnh GATT 1994