Cây ăn quả Rau
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Như trên đã phân tích, phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thời gian qua còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH chậm, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, KT-XH của Thủ đô. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch xây dựng NTM còn nhiều yếu kém. Quản lý đất đai ở nhiều nơi bị buông lỏng, dẫn tới tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.
Nhìn chung, Hà Nội vẫn chưa có được một quy hoạch hoàn thiện tạo một chỉnh thể hài hòa giữa khu vực nông thôn và đô thị, phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của Thành phố để có thể nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp. Chất lượng các đồ án quy hoạch của nhiều huyện ngoại thành còn thấp, đặc biệt quy hoạch NTM của nhiều xã chưa gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, thiếu tính liên kết vùng. Một số quy hoạch ở cấp cơ sở còn nặng về hình thức, tính khả thi thấp; hay có mâu thuẫn, chồng chéo về mục tiêu hoặc chậm được triển khai thực hiện.
Hơn nữa, do tốc độ ĐTH quá nhanh, mang tính tự phát đã tạo ra những biến động thường xuyên, khó kiểm soát đối với sản xuất NN, NT ngoại thành. Quá trình này làm phá vỡ các quy hoạch, thay đổi cấu trúc cảnh quan nông thôn ngoại thành và hệ cân bằng sinh thái; làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. Do đó, môi trường khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội đang ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ở các khu vực làng nghề chế biến nông sản và hộ chăn nuôi quy mô lớn trong khu vực dân cư. Việc phá vỡ các quy hoạch đã làm tình trạng mất dần các vùng đất sản xuất nông nghiệp
truyền thống gia tăng, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhanh, phân bố nhỏ lẻ, manh mún nên khó khăn cho việc đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng KHCN và xây dựng nền sản xuất nông nghiệp đô thị hiện đại, quy mô lớn. Đồng thời quá trình ĐTH đã làm hệ thống các công trình thủy lợi, đê điều xuống cấp và bị chia cắt, làm giảm năng lực phục vụ một số hệ thống công trình đã có.
Thứ hai, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng KCHT nông thôn còn ở mức thấp, dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương xứng với vị trí, tầm quan trọng và đóng góp của khu vực nông thôn trong quá trình xây dựng, phát triển Thủ đô. Hệ thống KCHT nông thôn ngoại thành đầu tư chưa đồng bộ; hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện phục vụ sản xuất một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vốn đầu tư cho nông nghiệp còn thấp, chỉ chiếm 4 - 6 % tổng vốn xây dựng cơ bản. Việc phân bổ, giao kinh phí ngân sách Thành phố hỗ trợ thực hiện Chương trình xây dựng NTM đôi khi còn chậm, khó khăn cho cơ sở trong việc giải ngân, thanh quyết toán; nhiều nơi chưa chủ động huy động, sử dụng nguồn vốn tại chỗ, vốn đóng góp từ nhân dân. Các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào NN, NT chưa đủ mạnh, không hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư, trong khi đó thủ tục hành chính tiếp nhận đầu tư của doanh nghiệp vào NN, NT còn rườm rà, phức tạp. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các doanh nghiệp, trang trại, hộ sản xuất khi vay vốn đầu tư sản xuất còn khó khăn do thủ tục thế chấp tài sản phức tạp, lãi suất cao, chưa tiếp cận được các khoản vốn vay với lãi suất ưu đãi. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp chưa thu hút được các chủ thể ở khu vực ngoại thành đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hay phát triển NNCNC.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực, các chỉ số về giáo dục - đào tạo, dạy nghề tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội còn thấp. Trình độ nhận thức hạn chế của một bộ phận cán bộ và người dân về nội dung, phương pháp, cách làm trong phát triển nông nghiệp hàng hóa cũng như trong xây dựng
NTM nên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa tích cực, chủ động tham gia đóng góp công sức vào thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành và công cuộc xây dựng NTM tại một số địa phương trên địa bàn. Sự đầu tư cho các loại hình đào tạo, như: đào tạo thường xuyên và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực ngoại thành chưa được chú trọng, nhất là việc giúp người nông dân tìm việc làm, CDCC lao động từ thuần nông sang hoạt động phi nông nghiệp được thuận lợi.
Thứ tư, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về quy mô, cơ cấu vốn đầu tư; khó khăn về cơ chế, chính sách, năng lực cán bộ; tâm lý, thói quen và trình độ của người nông dân trong việc nắm bắt, ứng dụng KHCN mới vào sản xuất. Công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa mang lại hiệu quả cao, chưa đủ sức tạo sự thay đổi cơ bản về mặt chất lượng để thúc đẩy nông nghiệp ngoại thành phát triển. Việc hỗ trợ từ Nhà nước cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp và người dân đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm; kéo theo đầu ra sản phẩm nông nghiệp (chế biến, tiêu thụ sản phẩm) còn thiếu tính bền vững.
Thứ năm, năng lực phát triển thị trường yếu, thị trường thụ nông sản phẩm, nhất là các sản phẩm an toàn, có chất lượng cao của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa ổn định, còn gặp nhiều khó khăn do chưa chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa chưa được quan tâm đúng mức; một số mặt hàng nông sản đặc sản đưa ra thị trường chủ yếu là ở dạng thô, nên không phát huy được lợi thế so sánh, dẫn đến giá cả nông sản phẩm
chưa hợp lý, chủ yếu lưu thông trên thị trường tự do, các chợ truyền thống. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản đặc sản còn mờ nhạt… đã dẫn tới không khai thông thị trường và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm còn ít [40]. Việc xây dựng chuỗi liên kết hiện gặp nhiều khó khăn; nhận thức về nhãn hiệu thương hiệu của người tiêu dùng chưa cao, chưa tạo thói quen cho người tiêu dùng về nguồn gốc; giá thuê cửa hàng trưng bày, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn Thành phố cao dẫn đến khó phát triển các chuỗi sản xuất, chế biến đến tiêu thụ. Hơn nữa, thị trường thụ nông sản phẩm còn yếu là do các sản phẩm nông, lâm, thủy sản có chất lượng cao chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô. Sản xuất nông nghiệp ngoại thành còn sử dụng nhiều chất cấm, hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi nên gây ô nhiễm môi trường đất đai, nguồn nước, không khí… tác động xấu không chỉ tới môi trường sống và sản xuất mà còn khiến nông sản không bảo đảm yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, giảm sức cạnh tranh về chất trên thị trường; ảnh hưởng xấu tới hiệu quả trong quá trình lưu thông - tiêu thụ sản phẩm; nhất là với thị trường vốn được coi là khắt khe về chất lượng sản phẩm như Hà Nội.
Chương 4