Công nghệ Montedision

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Quy trình sản xuất urê – xưởng urê nhà máy đạm Phú Mỹ (Trang 38)

Tháp tổng hợp làm việc ở mức áp suất từ 20-22 MPa (khoảng 192-217 at) tỷ lệ mol NH3/CO2 khoảng 3,5:1 (nạp nguyên cộng tuần hoàn). Mức chuyển hóa cacbamat thành urê cho mỗi hành trình theo báo cáo đạt 62-63%. Áp suất dòng thải của tháp tổng hợp được giảm xuống vào khoảng 7,5 MPa (74 at) và hơi nước được đốt nóng để thu hồi NH3 và CO2 chưa chuyển hóa trong dịch urê. NH3 và CO2 dư được thu hồi trong hai thiết bị phân hủy áp lực nối tiếp vận hành với áp suất 1,2 Mpa (khoảng 12 at) và 200 kPa (2 at).

Dịch urê loãng 75% trọng lượng của tháp phân hủy cacbamat thứ ba được cô đặc thành urê nóng chảy 99,5 % trọng lượng trong hệ thống bốc hơi chân không hai cấp vận hành ở mức áp suất khoảng 29 kPa (0,29ata) và 3,4 kPa (0,034 ata ). Khí của thiết bị phân hủy cacbamat thứ ba được ngưng tụ trong tháp hấp thụ làm lạnh bằng nước thứ ba và sau đó được bơm vào cho tháp hấp thụ thứ hai để hấp thụ khí của tháp phân hủy cacbamat thứ hai.

Dịch cacbamat loãng của tháp hấp thụ thứ hai được bơm vào tháp hấp thụ thứ nhất để phục vụ mục đích hấp thụ. Nhiệt tỏa ra của quá trình hình thành cacbamat được sử dụng để sản xuất hơi thấp áp trong tháp hấp thụ thứ nhất với áp suất khoảng 300 kPa (3 at) để xuất ra ngoài nhà máy. Tháp tổng hợp được lót một lớp bằng thép 316L không khí được phun vào để thụ động hóa.

Mới gần đây đã có thông báo nói về một quá trình cải tiến dựa trên công nghệ tuần hoàn kép đẳng áp (IDR) (25). Dòng công nghệ ra khỏi tháp tổng hợp đầu tiên được stripping cùng với khí NH3 sau đó với CO2 tất cả đều vận hành theo áp suất của tháp tổng hợp khoảng 18-21 MPa (khoảng 180-210 at). Theo báo cáo đã giảm được đáng kể mức tiêu hao hơi nước công nghệ.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Quy trình sản xuất urê – xưởng urê nhà máy đạm Phú Mỹ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w