Tính tất yếu tồn tại của kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng đông nam bộ (Trang 49 - 50)

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tại Việt Nam hiện nay, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam và phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thế giới, do đó KTTN tồn tại là tất yếu khách quan và do các lí do sau:

Thứ nhất: Theo qui luật quan hệ sản xuất (QHSX) phù hợp với trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất (LLSX) đặt ra yêu cầu QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Trong nền kinh tế nước ta hiện nay trình độ LLSX còn

thua xa các nước tiến bộ, chưa phát triển, không đồng đều giữa các ngành, các vùng và trong nội bộ từng vùng cho nên hình thành nền kinh tế nhiều thành phần là tất yếu khách quan, và trong đó KTTN là một thành phần quan trọng.

Thứ hai: Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, trong xã hội tồn tại đan

xen cả yếu tố cũ và yếu tố mới. Trong quá trình hình thành, phát triển các TPKT xuất hiện những TPKT mới, cũng như những bộ phận, những yếu tố của thời kỳ trước để lại. KTTN bao gồm kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, KTTBTN là những bộ phận có cả trong thời kỳ trước và vừa nảy sinh trong công cuộc đổi mới.

Thứ ba: Thực tế phát triển kinh tế ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt

Nam, nền KTTT nói chung và KTTT định hướng XHCN nói riêng đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam thì KTTN càng ngày phát triển và có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển KT-XH.

Thứ tư: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự phát triển

KTTN là xu hướng phát triển khách quan của kinh tế thế giới và xu hướng ấy đang tác động vào các nước. Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới thì KTTN là một trong những thành phần kinh tế rất quan trọng trong việc đóng góp vào các vấn đề KT-XH cũng như thúc đẩy sự phát triển chung về kinh tế của quốc gia.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân vùng đông nam bộ (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)