III. ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI Ở
3. Những giải pháp để phát triển nguồn lực con người trong tình hình kinh tế của Việt Nam hiện nay
Nam hiện nay
Cách mạng Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh chung của thế giới bước vào thế kỉ XXI, phải đối mặt với nhiều vấn đề mới, như vấn đề đấu tranh giai cấp trong tình hình thế giới diễn biến phức tạp; vấn đề hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc dân tộc; vấn đề bảo vệ hòa bình chống chiến tranh chống khủng bố, vấn đề phát triển khoa học và công nghệ đòi hỏi xây dựng con người mới phải có những nhiệm vụ phù hợp. Riêng trong lĩnh vực kinh tế, bước sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước với nền kinh tế tri thức, trong môi trường hội nhập WTO đòi hỏi những con người phát triển toàn diện năng động, sáng tạo, nhanh nhạy với thời cuộc và phải dám nghĩ, dám làm.
Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay, trước đỏi hỏi của nền kinh tế là xây dựng con người mới XHCN, vận dựng chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta xác định cần xây dựng con người phát triển toàn diện cả đức và tài, nắm trong tay tri thức mới, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học công nghệ, năng động phát huy nội lực, có lập trường tư tưởng vững vàng không xa rời ý tưởng XHCN. Phát triển nguồn lực con người nói chung và nói riêng trong lĩnh vực kinh tế chúng ta có thể tiến hành theo các biện pháp sau:
a) Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội
Trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong những năm gần đây, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều bất ổn. Nền kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng, cộng với ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid dẫn đến nhiều nhà máy xí nghiệp đóng cửa phá sản, công nhân mất việc làm, sinh viên ra trường không có việc làm. Do đó đào tạo cần đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhà nước cần có đường lối phát triển đúng đắn, kịp thời. Các nhà hoạch định chính sách cần có những nghiên cứu mang tính chiến lược về lâu về dài, dự báo sớm được những tình huống diễn biến có thể xảy ra để đưa ra những biện pháp dự phòng kịp thời. Từ đó các bộ, ban, ngành, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề có được kế hoạch đào tạo có chất lượng hiệu quả, tránh dư thừa lao động ở khu vực này mà thiếu hụt lao động ở khu vực khác. Bản thân người lao động cần nắm được xu thế, nhu cầu của xã hội để có kế hoạch, lối đi cho mình, tránh ồ ạt, xô bồ chạy theo trào lưu khuynh hướng mà dẫn tới dư thừa, tạo nên gánh nặng cho xã hội
b) Đối với vấn đề giáo dục
Việc chuyển đổi nền giáo dục truyền thống sang nền giáo dục hiện đại không phải dễ dàng, nhưng không thể không làm, mà phải làm thực sự quyết liệt ngay từ bây giờ; đổi mới từ cấp tiểu học trở lên để hình thành nhân cách con người Việt Nam có lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Giáo dục phải giúp cho sự định hướng xã hội, sử dụng truyền thống như là tiền đề, sức mạnh có khả năng thích ứng với sự thay đổi của tiến bộ thế giới, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho việc hình thành hệ thống giáo dục theo mô hình doanh nghiệp, liên kết đào tạo những lĩnh vực mà xã hội, doanh nghiệp cần, nhất là lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi, đồng thời khích lệ hoạt động sáng tạo của người lao động để thích ứng với mọi điều kiện; rèn luyện tính tự lực, tự cường, tìm tòi sáng tạo cùng với việc chú trọng thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ các nhà khoa học, nhà sáng chế, các chuyên gia nước ngoài
Đi đôi với việc nâng cao chất lượng giáo dục, cần phát triển nhanh quy mô giáo dục. Chúng ta đã thực hiện phổ cập Trung học cơ sở, phấn đấu đẩy nhanh phổ cập giáo dục trung học phổ thông vào năm 2015, nâng số năm đi học bình quân của người trong độ tuổi lao động lên 9 năm vào năm 2010, lên 12 năm vào năm 2020. Nâng tỷ lệ sinh viên đại học, cao đẳng trên một vạn dân ngang với các nước xung quanh. Hiện nay, có hiện tượng sinh viên học xong ra trường không có việc làm, nhưng đó chỉ là tạm thời, do sản xuất, kinh doanh chưa bùng phát; và do chất lượng đào tạo thấp nên nhiều người không tìm được việc làm bởi không đủ năng lực, tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng yêu cầu. Nếu đào tạo tốt, người học ra trường có nhiều khả năng sáng tạo, biết tổ chức ra việc làm mới, thì các doanh nghiệp mới sẽ phát triển và thu hút nhiều việc làm. Các doanh nghiệp nếu biết đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm nhanh thì sẽ thu hút được nhiều lao động có tay nghề cao. Một trong những mục tiêu của giáo dục ở nhà trường là đào tạo cho các học sinh, sinh viên khả năng tự tạo việc làm. Như vậy chúng ta phải phát triển nhanh giáo dục phổ thông và giáo dục cho mọi người. Cần hết sức quan tâm giáo dục trẻ thơ và đó là nền tảng cho cho phát triển nền giáo dục sau này để giảng dạy, truyền đạt và tương tác trong lao động, trong giáo dục ở nước ta.
Phát triển hệ thống học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bồi dưỡng nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong một nền kinh tế dựa vào tri thức thì mọi người đều phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời để có thể thích nghi với sự phát triển và đổi mới nhanh của khoa học – công nghệ, sản xuất, kinh doanh, xã hội, học tập - thông tin là tiền đề cho nền kinh tế tri thức. Hệ thống giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện cho mọi người ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào có thể tham gia học tập nâng cao trình độ để theo kịp sự phát triển của thời đại. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục. Huy động sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước trong việc hình thành xã hội học tập và chế độ học tập suốt đời. Nhiệm vụ cấp bách là phải tiến hành ngay một cuộc cách mạng toàn diện trong giáo dục, cải cách triệt để, sâu sắc cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, hệ thống giáo dục và phương thức tổ chức quản lý giáo dục – đào tạo.
Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục – đào tạo với nước ngoài. Có chính sách tuyển cử đông đảo giáo viên, sinh viên đi học tập, nghiên cứu ở các nước phát triển và thu hút nhiều giáo sư, chuyên gia nước ngoài vào nước ta giảng dạy, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên kết các trường đại học ở nước ta với các trường đại học ở nước ngoài để đào tạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các đại học quốc tế ở nước ta, được các trường uy tín trên thế giới cấp bằng.
Cải cách giáo dục là cuộc cách mạng sâu sắc không chỉ trong ngành giáo dục mà còn trong cả xã hội, bắt nguồn từ sự đổi mới tư duy về giáo dục. Ngành giáo dục đã cố gắng xử lý rất nhiều vấn đề, nhưng hầu như mới chỉ là những vấn đề ngọn, cắt gọn được cái này thì phát sinh cái khác, đối phó, giải quyết từng vụ việc, chưa thay đổi tận gốc, có thể do còn vướng mắc trong tư duy. Nếu không có quyết tâm cao trong cải cách giáo dục, không có bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục thì sẽ không tránh khỏi nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước, trước hết là các nước ASEAN. Muốn chấn hưng đất nước cần phải cải cách giáo dục, nhanh chóng đưa nền giáo dục nước ta lên ngang mức tiên tiến các nước trong khu vực
c) Xây dựng môi trường xã hội tạo điều kiện để phát huy yếu tố con người
Con người là chủ thể đồng thời là sản phẩm của sự vận động xã hội. Vì vậy, muốn phát huy được yếu tố con người cần phải tạo môi trường thuận lợi: việc giải phóng lực lượng sản xuất được thực hiện trước tiên và chủ yếu là xoá bỏ cơ chế đã và đang kìm hãm tính tích cực chủ động sáng tạo của người lao động đồng thời phải xây dựng một cơ chế mới đảm bảo giải phóng người lao động về mọi mặt.
Cần xây dựng chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là người tài. Đây là điều kiện quan trọng trước hết nguồn nhân lực đào tạo tốt có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động đảm bảo công bằng trong kinh tế.
Cần có chủ trương khuyến khích các nhà khoa học, học giả trong và ngoài nước cùng tham gia đóng góp vào xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển quốc gia. Để làm tốt vấn đề này, cần có những chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài thống nhất từ Trung ương xuống các địa phương.
d) Đổi mới trong tư duy và hành động của người lao động
Về phía bản thân người lao động cần nhận thức được vai trò của mình trước những đòi hỏi thách thức mới của nền kinh tế để từ đó đổi mới trong tư duy và hành động của mình.
Người Việt Nam có những đức tính tốt như chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm, năng động, có truyền thống tốt đẹp... nhưng còn bảo thủ, trình độ thấp, thói quen của nền sản xuất nhỏ, tiểu nông manh muốn... Với một xã hội nông nghiệp và nông thôn chiếm tỷ trọng chủ yếu không dễ thích nghi với lối sống công nghiệp, với quan niệm đạo đức của xã hội công nghiệp và với chuẩn giá trị xã hội mới theo tiêu chí công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bởi tàn dư của lối sống tiểu nông, những chậm chạp trong cách sống và cách nghĩ vẫn còn ngự trị trong tâm lý của một số bộ phận người dân. Do vậy chính bản thân người lao động chúng ta cần đổi mới trong tư duy và hành động của mình, nhanh nhạy biết kế thừa tiếp thu trước tình hình mới.
Phải thực sự lựa chọn được những cán bộ có đức, có tài để phục vụ nhân dân, phát triển đất nước. Vì vậy, ngay từ khâu tuyển chọn, bổ nhiệm phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, minh bạch, công bằng, công tâm, trong đó coi trọng công tác thẩm định, thực hiện quy trình từ dưới lên và lấy ý kiến tham khảo rộng rãi trong nhân dân nơi cư trú; tổ chức mở rộng các hình thức thi tuyển, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo, quản lý với quy trình chặt chẽ và theo đúng tiêu
chuẩn, yêu cầu đề ra, từ đó lựa chọn được những cán bộ thực sự có năng lực, nhiệt huyết với công việc. Làm tốt công tác thi tuyển sẽ tránh được tình trạng “gửi gắm” hoặc “thân quen” khi tuyển dụng, bổ nhiệm. Mặt khác, trong quy trình bổ nhiệm, xét duyệt các hồ sơ dự tuyển chúng ta không nên quá coi trọng vấn đề bằng cấp, loại hình đào tạo, điều quan trọng là phải chú trọng đến yếu tố cần thiết như: năng lực thực sự, tố chất quản lý, đạo đức cách mạng, lòng nhiệt huyết, say mê với công việc, vị trí khi đảm đương… Bên cạnh đó, trong chủ trương luân chuyển cán bộ kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương phải được triển khai quyết liệt và rộng khắp trong cả nước.
Trong một nền kinh tế dựa vào tri thức thì mọi người đều phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời để có thể thích nghi với sự phát triển và đổi mới nhanh của khoa học – công nghệ, sản xuất, kinh doanh.