III/ Trả lời câu hỏi:
BÀI 10: NHÓM VIB (CRÔM)
I. Mục đích thí nghiệm:
− Hiểu rõ tính chất của các hợp chất Cr3+ và Cr6+
II. Kết quả thí nghiệm:
1. Thí nghiệm 3: Tính chất của các hợp chất Cr+3:
* Cách tiến hành: Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dd Cr3+, thêm từ từ dd NaOH loãng, ta thấy xuất hiện kết tủa màu xanh xám.
− Ống 1: Cho NaOH loãng đến dư. − Ống 2: Thêm acid loãng.
* Hiện tượng:
− Ống 1: ta thấy kết tủa tan tạo dung dịch màu lục nhạt
− Ống 2: tủa tan tạo dung dịch màu xanh lục
* Phương trình phản ứng, giải thích và nhận xét:
Cr3+ + 3OH-→ Cr(OH)3↓ xanh xám.
Cr(OH)3 + 3NaOH Na3 [Cr(OH)6]lục nhạt Cr(OH)3 + 3H+ → Cr3+ + 3H2O xanh lục
Kết luận: Cr(OH)3 có tính lưỡng tính. 2. Thí nghiệm 4: Tính oxy hóa của hợp chất Cr+6
* Cách tiến hành:
− Cho vào ống nghiệm 3 giọt K2Cr2O7 0.5N + 5 giọt H2SO4 2N. − Thêm từ từ dd NaNO2 0.5N.
Hiện tượng:
* Giải thích:
Cr2O72- + 3NO2- + 8H+ → 2Cr3+ + 3NO3- + 4H2O. (cam) (xanh)
Cr3+ + 6 H2O → [Cr(H2O)6]3+ (xanh)
Kết luận: Cr2O72- có tính oxi hóa mạnh trong môi trường acid. 3. Thí nghiệm 5: Cân bằng giữa ion cromat và bicromat:
* Cách tiến hành: Lấy 2 ống nghiệm
− Ống 1: 3-4 giọt K2CrO4 + từng giọt H2SO4 2N. − Ống 2: 3-4 giọt K2Cr2O7 + từng giọt NaOH 2N.
* Hiện tượng:
− Ống 1: Ta thấy dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
− Ống 2: Ta thấy dung dịch từ màu da cam chuyển sang màu vàng chanh.
* Phương trình hóa học, giải thích và nhận xét:
2H+ + 2CrO42- ⇌ Cr2O72- + H2O. (vàng) (da cam)
Cr2O72- + 2OH- ⇌ 2CrO42- + H2O (da cam) (vàng)
− Cân bằng giữa Cr2O72- và CrO42- sẽ chuyển dịch tùy theo pH của môi trường để tạo thành dạng bền: Cr2O72- bền trong acid.; CrO42- bền trong bazơ.
* Cách tiến hành: Cho vào 5 ống nghiệm mỗi ống 3-4 giọt K2CrO4 0,5N hoặc Na2CrO4 0,5N − Ống 1: 2 giọt BaCl2 0,5N − Ống 2: 2 giọt SrCl2 0,5N − Ống 3: 2 giọt CaCl2 0,5N. − Ống 4: 2 giọt Pb(NO3)2 0,5N − Ống 5: 2 giọt AgNO3 0,5N
Ly tâm, tách bỏ chất lỏng thêm vào tủa 1ml dd CH3COOH 2N
* Hiện tượng:
− Ống 1: thấy có kết tủa màu trắng sữa tạo thành.
− Ống 2: thấy có kết tủa màu vàng chanh tạo thành và tủa tan. − Ống 3: thấy không có hiện tượng
− Ống 4: thấy có kết tủa màu vàng tạo thành. − Ống 5: thấy có kết tủa màu đỏ gạch tạo thành
Sau khi ly tâm kết tủa:
Thêm vào tủa 1ml dd CH3COOH 2N (lần lượt các ống theo thứ tự) :
* Phương trình phản ứng, giải thích và nhận xét:
Ba2+ + CrO42- →BaCrO4 ↓(Trắng sữa) Sr2+ + CrO42- → SrCrO4 ↓(Vàng chanh) Pb2+ + CrO42- → PbCrO4↓(vàng)
Ag+ + CrO42- →Ag2CrO4↓(đỏ gạch)
Ta có thứ tự tích số tan T(CaCrO4)>T(SrCrO4)> T(Ag2CrO4) >T(PbCrO4). Do đó CaCrO4 không tạo tủa trong môi trường trung tính. Do độ tan của SrCrO4 lớn T =
SrCrO4 ⇌ Sr2+ + CrO42-
Khi thêm H+ cân bằng chuyển dịch sang phải: 2H+ + 2CrO42- ⇌ Cr2O72- + H2O
− Vì vậy SrCrO4 tan nhiều hơn. Trừ muối cromat của kim loại kiềm, amoni, magie, canxi,
Nhận xét:
− Các muối cromat ít tan nhưng dễ tan trong môi trường axit. − Trong một phân nhóm, độ tan giảm dần từ trên xuống.