Ngân hàng xuất trình (Presenting bank)

Một phần của tài liệu de-cuong-thanh-toan-quoc-te (Trang 26 - 29)

+ NH xuất trình sẽ là NH thu nếu NH này có quan hệ tài khoản với người trả tiền

+ NH xuất trình là NH khác với NH thu nếu NH thu không có quan hệ tài khoản với người trả tiền

17. Phân tích ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu kèm chứng từđối với:

a. Người xuất khẩu

b. Người nhập khẩu

Người Xuất hẩu Người Nhập hẩu

u điểm

- Giảm thiểu một phần rủi ro thanh toán cho nhà XK vì chứng từ chỉ được giao cho người NK khi người NK thanh toán tiền hàng hoặc đã ký chấp nhận hối phiếu

- Giảm chi phí

- Dễ dàng chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận

- Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận được chứng từ hàng hóa, không thanh toán khi thị trường biến động bất lợi cho họ.

- Đối với D/A nhà NK dc sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời hạn của hối phiếu

Nhược

điểm

- Người mua có quyền chưa nhận chứng từ khi thị trường biến động bất lợi cho họ. Do đó việc thanh toán tiền bị trì hoãn.

- Người bán thông qua Ngân hàng giữ bộ hồ sơ hàng hóa chỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa của mình, chưa khống chế được việc trả tiền của người mua.

- Người bán tuy vẫn có quyền sở hữu và có thể bán hàng cho người khác khi người mua ko thanh toán, nhưng việc giải tỏa hàng gặp khó khăn và rủi ro trong tiêu thụ.

- Thanh toán tiền hoặc ký chấp nhận hối phiếu trước khi được nhận hàng. Phụ thuộc nhiều vào khả năng cung cấp hàng hóa của ng XK.

- Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại ( nhà XK lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng ko chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ

18. Phương thức tín dụng chứng từ: khái nhiệm, nguồn luật điều chỉnh.

a. hái niệm: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó một Ngân hàng (Ngân hàng mở tín

dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc trả tiền theo lệnh của người này hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từthanh toán phù hơp với những quy định đềra trong thư

tín dụng.

b. Nguồn luật điều chỉnh

- Luật Thương mại Việt Nam 2005

- Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005

- Các Luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và Người yêu cầu.

- Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC

(International Chamber of Commerce: Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007. - ISBP (International Standards Banking Practises) - “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tếdùng để kiểm tra chứng từ trong

phương thức tín dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từtheo thư tín dụng phiên bản số681, do ICC ban hành năm 2007.

19. UCP600 là gì? ISBP681 là gì? Mối quan hệ giữa UCP600 v ISBP 681? Ý nghĩa của ch ng trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. toán tín dụng chứng từ.

a. UCP: là từ viết tắt tiếng Anh “The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits”, tiếng Việt là “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC (International Chamber of Commerce: Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007 thay thế cho Bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từcũ (UCP 500).

- UCP là văn bản pháp lý cơ sởđể ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng phương thức L/C. UCP600 có 39 điều khoản,

điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụthanh toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C.

b. ISBP 681: là từ viết tắt tiếng Anh “International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under

Documentary Credits”, tiếng Việt gọi là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007.

c. Mối liên hệ giữa UCP 600 v ISBP 681:

ISBP 681 ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các

quyết định của ủy Ban Ngân Hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ.

20. Nêu các bên liên quan, quy trình thanh toán tín dụng chứng từv trường hợp áp dụng.

a. Các bên liên quan:

- Người mở thư tín dụng (Applicant): là Ng NK hoặc là ng NK ủy thác cho một người khác

- Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): là người XK hay bất cứ người nào khác mà ng hưởng lợi chỉ định

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): là ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành ở nước ng hưởng lợi.

- Ngân hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình với ngân hàng phát hành thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho ng XK trong trường hợp Ngân hàng phát hành thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán. NH xác nhận có thể là NH thông báo thư tín dụng hoặc là NH khác do ng XK yêu cầu

- Ngân hàng thanh toán tiền (Paying bank): có thể là NH phát hành thư tín dụng hoặc là một NH khác do NH phát hành thư tín dụng chỉ định

b. uy trình thanh toán tín dụng chứng từ

(1). Gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và yêu cầu ký quỹ

(2). Phát hành L/C qua Ngân hàng đại lý cho Người XK hưởng lợi

(3). Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho người hưởng lợi.

(4). Giao hàng

(5). Xuất trình chứng từ đòi tiền Ngân hàng phát hàng L/C (6). Ngân hàng phát hành thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho Người yêu cầu

(7). Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán

(8). Ngân hàng phát hành chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ

c. Trường hợp áp dụng

- Trong buôn bán với các đối tác mới

- Do quy định hay tập quán thương mại và thanh toán - Do yêu cầu của các nhà bảo hiểm tín dụng

- Do các yêu cầu về quản lý ngoại hối

21. Nội dung của đơn yêu cầu mở L/C và các bên liên quan.

a. Nội dung của đơn yêu cầu mở L C

- Tên, địa chỉ, sốĐT, số Fax, mã ngân hàng của Ngân hàng phát hành L/C

- Tên, địa chỉ, sốĐT, số Fax, mã ngân hàng của Ngân hàng xác nhận L/C, L/C mở qua NH nào thì ng NK phải ghi rõ ràng, cụ thể

và theo sự thỏa thuận trong HĐ. Nếu ko có thỏa thuận trc, thì để NHPH L/C tự lựa chọn trong sốcác NH đại lí của họ. - Ngày lập đơn, ngày hết hạn đơn yêu cầu mởL/C, nơi thực hiện L/C

- Tên, địa chỉđầy đủ, sốĐT, số Fax của người NK và người XK (người hưởng lợi L/C)

- Loại L/C mà người nhập khẩu muốn mở: LC có thể chuyển nhượng, LC xác nhận, LC tuần hoàn,…

- Số tiền của L/C: cần ghi rõ ràng kí hiệu tiền tệ, loại ngoại tệ, bằng số và chữ

- Vận chuyển từng phần và chuyển tải: có được cho phép hay không - Phương thức trả tiền của LC (availability with):

+ LC trả ngay (Sight Payment LC - LC available by sight payment) + LC chấp nhận (Acceptance LC - LC available by acceptance) + LC trả chậm (Deferred Payment LC - LC available by acceptance).

+ LC chiết khấu (Negotiation LC - LC available by negotiation), việc trả tiền được thực hiện tại.

- NH được chỉđịnh là một ngân hàng bất kỳ (any bank) hoặc là một ngân hàng được chỉđịnh đích danh (a named nominated

bank) hoặc là một ngân hàng xác nhận LC (confirming bank) - Phần trăm dung sai (Percentage Credit Amount Tolerance): ±?

- Điều kiện giao hàng:

+ Nơi nhận hàng/ Chuyển giao nghĩa vụ

+ Cảng xếp hàng/ Sân bay xuất hàng và Cảng dỡhàng/ Sân bay hàng đến + Điểm đến cuối cùng/Nơi phân phối hàng hóa

+ Thời hạn giao hàng, ngày hết hạn giao hàng + Điều kiện Incoterm, áp dụng theo Incoterm năm nào

- Mô tả hàng hóa/ Dịch vụ:

+ Tên hàng, sốlượng, trọng lượng hàng hóa, quy cách phẩm chất, kí mã hiệu, giá đơn vị, tổng số tiền hàng. + Số hiệu hợp đồng ,ngày kí kết hợp đồng và hai bên kí kết.

- Danh sách các loại chứng từ cần xuất trình, chứng từ thanh toán tối thiểu mỗi loại là 3 bản, nếu cần nhiều hơn thì ghi vào giấy yêu cầu mởL/C đểNH đưa vào Đkiên mở L/C. Các loại chứng từ phải quy định vào đơn yêu cầu mở L/C phù hợp với HĐ cơ sở. - Những điều kiện đặc biệt khác: là đk ng.Nk dề ra d/v ng.XK và yêu cầu thực hiện

- Thời hạn thanh toán L/C

- Chi phí xác nhận L/C chi trả cho ngân hàng sẽ do bên nào chịu, chi phí sửa đổi L/C, chi phí điện tín (nếu có) do bên nào chịu. - Chữkí giám đốc các đơn vị kinh doanh nhập khẩu.

b. Các bên liên quan: Giống câu 20a

22. L/C là gì? Tính chất cơ bản của L/C.

a. L C l gì? L/Clà một chứng thư (được phát hành bằng điện hoặc bằng thư truyền thống), trong đó NHPH L/C sẽ cam kết trả

tiền cho người hưởng lợi nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp.

- L/C là hợp đồng kinh tế hai bên - L/C độc lập với hợp đồng cơ sở

- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉcăn cứ vào chứng từ - L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ

- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro; tuy nhiên, cũng có thể là công cụ từ chối thanh toán và lừa đảo

23. Nêu các nội dung chủ yếu của thư tín dụng. Cơ sởn o để kiểm tra nội dung của L/C. a. Các nội dung chủ yếu của thư tín dụng a. Các nội dung chủ yếu của thư tín dụng

1. Số hiệu L/C:

- Nếu LC phát hành bằng thư thông thường, chúng ta sẽ nhìn thấy câu “Please quote credit No…on all correspondence”-

Đề nghị ghi L/C số …

- Nếu mở bằng điện SWIFT MT 700, thì số hiệu L/C được ghi ởtrường điện 20: “ Our reference number…” 2. Địa điểm phát hành L/C: Là nơi NHPH LC viết cam kết trả tiền người hưởng lợi

3. Ngày phát hành L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của Ngân hàng phát hành L/C với Người hưởng lợi L/C, là ngày bắt đầu tính thời hạn của L/C và cuối cùng là căn cứ để người XK kiểm tra xem ng NK thực hiện mở L/C có đúng hạn quy định trong hợp đồng không.

4.Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C:

- Các thương nhân: ng NK là ng yêu cầu mở L/C, ng XK là ng hưởng lợi L/C

- Các ngân hàng: ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo, ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận.

5. Số tiền của thư tín dụng:

- Số tiền vừa đc ghi bằng số, vừa đc ghi bằng chữ, thống nhất với nhau

- Tên của đơn vị tiền tệ phải ghi rõ ràng. Để tránh nhầm lẫn nên sử dụng ký hiệu tiền tệ ISO.

- Trường điện 32B

- Không nên ghi con số tuyệt đối, nên có dung sai: vì ghi như thế ng XK khó có thể giao hàng đúng với giá trị đúng như L/C quy định, đặc biệt là đối với mặt hàng rời (than, ngô…). Một khi giá trị hàng giao không khớp với giá trị ghi trên L/C, ngân hàng sẽ đưa ra lý do chứng từ không phù hợp để ko thanh toán.

6. Thời hạn hiệu lực của L/C

- Là thời hạn mà NH phát hành cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người hưởng lợi xuất trình chừng từ trong thời hạn và phù hợp với quy định của L/C.

- Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C cho đến ngày hết hiệu lực của L/C. - Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn của L/C, ko được trùng với ngày hết hạn hiệu lực.

- Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không đc trùng với ngày giao hàng.

- Ngày hết hạn hiệu lực phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý

7. Thời hạn trả tiền

- Có thể là thời hạn trả tiền ngay hoặc trả tiền sau, phụ thuộc vào quy định hợp đồng

- Thời hạn trả tiền có thể nằm trong (HP thanh toán ngay) hoặc sau thời hạn hiệu lực của L/C (HP kì hạn), nhưng hối phiếu phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của LC.

8. Thời hạn giao hàng

- Thời hạn giao hàng được quy định trong HĐ mua bán cũng được ghi lại trong LC - Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của LC

- Thời hạn giao hàng có thểquy định chậm nhất là vào ngày nào đó, không được ghi mơ hồ, tránh việc suy đoán sai, dẫn

đến tranh chấp.

9. Những nội dung về hàng hóa (Tên hàng, sốlượng, trọng lượng, chất lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu…)

10. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa (Nội dung này bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng (FOB, CIP, CFR),

nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng từng phần hay toàn phần, có được phép chuyển tải hay không...) 11. Những chứng từ phải xuất trình:

- Các chứng từ trong L/C sẽ bằng tối thiểu các chứng từquy định trong hợp đồng cơ sở, về chủng loại, sốlượng, cách ký phát mỗi loại.

- Số lượng bản chính và bản sao của mỗi loại chứng từ

- Yêu cầu ký phát từng loại chứng từ đó như thế nào

12. Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng phát hành L/C 13. Những điều khoản đặc biệt khác

14. Chữ ký của Ngân hàng phát hành

b. Cơ sở kiểm tra nội dung của L C

- Kiểm tra L/C là khâu cực kỳ quan trọng trong việc thực hiện tín dụng chứng từ. Nếu ko phát hiện đc sự phù hợp giữa L/C với hợp đồng mà ng XK cứ tiến hành giao hàng theo hợp đồng thì sẽ ko đòi đc tiền thanh toán.

- Cơ sở kiểm tra L/C là hợp đồng mua bán ngoại thương.

24. Trình bày 3 nội dung sau của L/C: ngày mở, ngày hết hạn và thời gian giao hàng. Mối quan hệ giữa 3 mốc thời gian này. này.

a. 3 nội dung của L/C

- Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực sự cam kết của ngân hàng mởL/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng phát hành L/C chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người NK; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và

- Ngày hết hạn LC: là ngày hết hiệu lực của L/C

- Thời hạn giao hàng: Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn

Một phần của tài liệu de-cuong-thanh-toan-quoc-te (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)