5. Kết cấu của luận văn
3.1.5. Khái quát về chức năng nhiệm vụ của thanh tra tỉnh Thái Nguyên
3.1.5.1. Vị trí và chức năng
Thanh tra tỉnh Thái Nguyên là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
3.1.5.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
+ Dự thảo quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao;
+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh
đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, thành phố.
(*) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
+ Dự thảo quyết định, chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Thảo kế hoạch thanh tra hàng năm và các chương trình, kế hoạch khác
theo quy định của pháp luật;
+ Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị
thuộc Thanh tra tỉnh.
(*) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng
sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
(*) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố, Giám đốc sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
(*) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra
hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở.
(*) Về thanh tra: Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và
thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện, thành phố, Thanh tra sở;
+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; theo dõi,
kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ iểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý
sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố khi cần thiết;
+ Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát
hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, thành phố kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thanh
tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: Hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành
công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định;
+ Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi được giao;
+ Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Giám đốc sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết lại theo quy định;
+ Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(*) Về phòng, chống tham nhũng: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Phối hợp với cơ quan iểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;
+ Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ;
+ iểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
+ Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật; được yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các Đoàn Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao. Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
+ Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
+ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, công chức, thực hiện các chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Phối hợp với Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh Thanh tra; tham gia ý kiến thỏa thuận về việc điều động, luân chuyển Thanh tra viên thuộc Thanh tra sở, Thanh tra huyện, thành phố. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
3.2. Thực trạng công tác thanh tra XDCB bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Xây dựng kế hoạch thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN
Bước 1: Lập kế hoạch
Hiện nay hoạt động thanh tra của các tỉnh được thực hiện theo chỉ dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ đó là: Hằng năm chậm nhất là vào ngày 15 tháng 10, Tổng Thanh tra Chính phủ trình thủ tướng phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra. Thủ tướng sẽ xem xét và phê duyệt định hướng chậm nhất vào ngày 30 tháng 10 hằng năm. Sau khi đã được phê duyệt, Thanh tra Chính phủ sẽ gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để triển khai ở các tỉnh. Sau đó Thanh tra tỉnh sẽ tiến hành triển khai đến các đơn vị thanh tra cấp huyện, từ những hướng dẫn đó thanh tra cấp huyện sẽ đề xuất kế hoạch thanh tra với thanh tra cấp tỉnh. Sau khi đã tiến hành thu thập, xem xét, đánh giá, và có những điều chỉnh và chậm nhất ngày 05 tháng 12 thanh tra cấp tỉnh sẽ tiến hành phê duyệt kế hoạch thanh tra và tiến hành gửi kế hoạch thanh tra đến các huyện, thành phố. Chủ tịch cấp huyện và thành phố sẽ tiến hành phê duyệt kế hoạch thanh tra của cấp mình chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Bước 2: Duyệt kế hoạch thanh tra xây dựng cơ bản
Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra XDCB luôn được lãnh đạo Thanh tra tỉnh Thái nguyên quan tâm và có những chỉ đạo sát sao vì việc thực hiện kế hoạch cần sát với tình hình thực tế và yêu cầu của nhiệm vụ được giao. Điều này có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác thanh tra mà còn ảnh hưởng đến chất lượng các công trình xây dựng cơ bản cũng như ngân sách nhà nước.
Quá trình lập kế hoạch thanh tra XDCB được thực hiện theo các quy định của thanh tra. Quá trình lập kế hoạch được dựa trên các phân tích thông tin của dự án đầu tư, chủ đầu tư, khiếu nại, tố cáo... Kế hoạch thanh tra đảm bảo tính bao quát và chính xác để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động thanh tra.
Bảng 3.2: Thực trạng công tác lập kế hoạch thanh tra đầu tƣ XDCB Đơn vị tính: Công trình Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/201 8 2020/201 9 BQ
Kế hoạch phê duyệt 63 52 53 82,5 101,9 92,2
Điều chỉnh tăng 5 4 7 80,0 175,0 127,5
Điều chỉnh giảm 2 4 5 200,0 125,0 162,5
Tỷ lệ công trình dự án
thanh tra (%) 5,7 6,1 5,9 - - -
Nguồn: Phòng thanh tra, chống tham nhũng - Thanh tra tỉnh Thái Nguyên và kết quả tính toán của tác giả Căn
cứ vào văn bản hướng dẫn về thanh tra do Thanh tra Chính phủ hướng dẫn Thanh tra tỉnh sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch thanh tra để phù hợp với tình hình thực tại trên địa bàn. Đã có những chỉnh sửa nhất định trước khi đưa ra quyết định thanh tra dựa trên những phân tích, đánh giá về các công trình, dự án được thu thập từ các cơ quan chức năng.
Với số lượng dự án ngày càng nhiều và thực hiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên công tác thanh tra thực hiện trên rất nhiều nội dung khác nhau. Với việc xây dựng kế hoạch tốt và dự trên những căn cứ vững chắc như: Thông qua việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của cán bộ thanh tra, thông qua các đơn khiếu nại, tố cáo, thông qua sự phản ánh của người dân… để xác định và lựa chọn các dự án, công trình cần thực hiện thanh tra, đảm bảo tính hiệu quả trong bối cảnh nhiều dự án nhưng số lượng cán bộ thanh tra có hạn.
Như vậy, để có thể quản lý được tốt hơn cần xây dựng kế hoạch cũng cần được nâng cao nhằm tránh tình trạng bị động trong quá trình thanh tra dự
án đầu tư XDCB. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc lập kế hoạch chưa thực sự tốt đó là hoạt động thu thập thông tin: Nếu thu thập thông tin tốt sẽ giúp xác định chính xác dự án sai phạm, mức độ sai phạm và những điểm sai phạm… từ đó tập trung thanh tra vào những lĩnh vực sai phạm đó, từ đó tiết kiệm được thời gian và công sức.
3.2.2. Thanh tra đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư
3.2.2.1. Xem xét đánh giá về tính khả thi
Có rất nhiều mặt để xem xét tính khả thi của các quyết định đầu tư. Trước hết đó là xem xét về tính pháp lý của dự án có phù hợp với các quy định thực tế hay không. Cán bộ thanh tra khi tiến hành thanh tra các công trình xây dựng cơ bản sẽ xem xét lại tính khả thi vì có nhiều trường hợp đã làm không đúng, có nhiều sai sót và thậm chí có đơn vị là sai lệch để xin được đầu tư xây dựng cơ bản. Trong quá trình xem xét, cán bộ thanh tra cũng đã phát hiện một số những sai sót cần phải chỉnh sửa để phù hợp với các quy định hiện hành.
Bảng 3.3: Sai sót đánh giá tính khả thi
Đơn vị tính: Công trình Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh (%) 2019/ 2018 2020/ 2019 BQ
Các chỉ tiêu kinh tế, thị trường 12 15 13 125 86,6 105,8 Các thông số xử lý môi trường 14 17 16 121,4 94,1 107,7
Phương án khai thác 20 18 16 90 88,8 89,4
Phương án đền bù, phương án
hỗ trợ 16 10 12 62,5 120 91,2
Nguồn: Phòng thanh tra, chống tham nhũng - Thanh tra tỉnh Thái Nguyên và kết quả tính toán của tác giả
Để thực hiện tốt các dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì các dự án cần xem xét vấn đề khả thi của dự án như: Xem xét về vấn đề tài chính, khả năng thi công, công suất của dự án, mục đích thực hiện dự án… từ đó mới có thể đưa ra được các quyết định có chính xác hay không. Thêm vào đó, trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các chỉ tiêu kinh tế thị trường: Như phương án thực hiện, phương án tài chính, phương án mua sắm nguyên vật liệu đầu vào…. Nhưng nhiều dự án đã đề cập không đầy đủ, không phản ánh đúng bản chất vấn đề dẫn đến xác định chỉ tiêu không chính xác.
Cán bộ thanh tra sẽ tiến hành kiểm tra tính khả thi của dự án. Trong giai đoạn này nếu các cán bộ không thực hiện tốt giai đoạn này, nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực hiện, tài chính, công dụng của dự án. Do đó, cán bộ thanh tra sẽ xem xét các vấn đề như: Đánh giá tác động môi trường, phương án xử lý các chất thải… cần được quan tâm xem xét nhưng nhiều dự án không đề cập nhiều và phương án đưa ra chưa thực sự hiệu quả. Ngoài ra, một vấn đề rất quan tâm của