2.6.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
* Chỉ số:
- Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới. - Đặc điểm cân nặng lúc sinh theo tuổi thai.
- Phân bố dân tộc, địa dư và đặc điểm chung của mẹ.
* Biến số:
Đặc điểm chung của bệnh nhi:
- Tuổi: được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ. Đơn vị tính theo ngày, chia làm 3 nhóm: ≤1 ngày, >1 – ≤7 ngày, >7 ngày.
- Giới: nam và nữ.
- Dân tộc: kinh và thiểu số. - Địa dư:
+ Thành thị: bao gồm các phường nội thành, nội thị và thị trấn. + Nông thôn: tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã).
- Tuổi thai: được dự kiến theo kỳ kinh cuối cùng hoặc ước tính dựa vào dự kiến sinh trên kết quả siêu âm thai 3 tháng đầu hoặc dựa vào thang điểm New Ballard (phụ lục 2) [9], [43]. Chia làm 2 nhóm sau:
+ Sơ sinh non tháng: ≤36 (6/7) tuần tuổi (258 ngày).
+ Sơ sinh đủ tháng: 37 (0/7) – 41 (6/7) tuần tuổi (259 – 293 ngày).
- Cân nặng lúc sinh: tính bằng gam, chia làm 2 nhóm bao gồm cân nặng <2500g và cân nặng ≥2500g.
Đặc điểm chung của mẹ:
- Tuổi mẹ: tuổi mẹ = năm hiện tại – năm sinh (năm hiện tại tính từ lúc bắt đầu mang thai), đơn vị tính là năm, nhận các giá trị: <18 tuổi, 18 – 35 tuổi và >35 tuổi.
- Trình độ học vấn của mẹ: + Tiểu học: học hết lớp 5.
+ Trung học cơ sở: học hết lớp 9. + Trung học phổ thông: học hết lớp 12.
+ Trên trung học phổ thông: tốt nghiệp trung cấp/cao đẳng hoặc đại học, sau đại học.
2.6.2. Các biến số, chỉ số phục vụ mục tiêu 1
* Các chỉ số:
- Đặc điểm về thời điểm SHH theo tuổi thai. - Các dấu hiệu về hô hấp theo tuổi thai. - Các dấu hiệu về tim mạch theo tuổi thai. - Đặc điểm thân nhiệt theo tuổi thai. - Các dấu hiệu về thần kinh theo tuổi thai. - Đặc điểm mức độ SHH theo tuổi thai.
- Đặc điểm xét nghiệm huyết học theo tuổi thai. - Đặc điểm xét nghiệm sinh hóa theo tuổi thai. - Đặc điểm xét nghiệm đông máu theo tuổi thai.
- Đặc điểm xét nghiệm khí máu động mạch theo tuổi thai. - Đặc điểm Xquang ngực thẳng theo tuổi thai.
* Biến số: Lâm sàng:
Thời điểm SHH: là thời điểm khởi phát SHH. Chia làm 3 nhóm:
ngay sau sinh, ≤24h và >24h. Hô hấp:
- Nhịp thở: thở nhanh >60 lần/phút, thở chậm <30 lần/phút [3], [85]. - Cơn ngừng thở bệnh lý: được xác định khi cơn ngừng thở kéo dài ít nhất 20 giây hoặc <20 giây kèm nhịp tim chậm <100 lần/phút hoặc tím [85].
hít vào khi các phần khác của ngực và bụng di động ra ngoài, dấu hiệu này rất thường xuyên, rất rõ ràng và dễ nhìn thấy thì xác định là có rút lõm lồng ngực nặng. Rút lõm lồng ngực chỉ có giá trị khi quan sát lúc trẻ nằm yên.
- Phập phồng cánh mũi.
- Thở rên: là tiếng thở ngắn, phát ra ở thì thở ra, có thể nghe được khi ta ghé sát tai trẻ.
- Tím: quanh môi, gốc mũi, đầu chi hoặc toàn thân, kết hợp đo SpO2 <90%. - SpO2: đo độ bão hòa oxy qua mao mạch, được đo ở tay, chân bệnh nhân và đo bằng monitoring. SpO2 nhận các giá trị: <90% và ≥90%.
Tim mạch
- Nhịp tim [5]:
+ Nhịp tim chậm <100 lần/phút.
+ Nhịp tim bình thường: 120 – 160 lần/phút. + Nhịp tim nhanh >180 lần/phút.
- Dấu hiệu làm đầy mao mạch (refill): thời gian cần thiết để một vùng da ở ngoại biên lấy lại màu ban đầu sau khi bị đè nén. Thực hiện bằng cách ấn ngón tay cái vào vùng xương ức của bệnh nhân trong 5 giây rồi thả ra. Đếm số giây màu da trở lại màu ban đầu. Refill nhận các giá trị <2 giây và ≥2 giây.
Nhiệt độ: đo ở nách và được đo bằng nhiệt kế thủy ngân, có vạch phân
độ tương ứng 0,10C.
- Sốt: khi nhiệt độ ≥37,50C.
- Bình thường: khi nhiệt độ 36,5 – <37,50C. - Hạ thân nhiệt: khi nhiệt độ <36,50C [92]. Thần kinh:
- Co giật: không và có.
Mức độ SHH: đánh giá dựa vào thang điểm Downes, chia làm 3 mức
độ: <5 điểm: SHH nhẹ, 5 – 8 điểm: SHH vừa, >8 điểm: SHH nặng [59].
Cận lâm sàng:
Các xét nghiệm được so sánh với bảng tham chiếu các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, đông máu, khí máu theo lứa tuổi của Bộ Y tế tại phụ lục 3 [6].
* Xét nghiệm huyết học:
- RBC (Red blood cell): số lượng hồng cầu/1 mm3 máu. Đơn vị: 1012/L. Giá trị tăng, giảm, bình thường xác định dựa vào bảng tham chiếu các xét nghiệm huyết học theo lứa tuổi của Bộ Y tế tại phụ lục 3 [6].
- HGB (Hemoglobin): lượng huyết sắc tố/1 mm3 máu. Đơn vị: g/l. Giá trị tăng, giảm, bình thường xác định dựa vào bảng tham chiếu các xét nghiệm huyết học theo lứa tuổi của Bộ Y tế tại phụ lục 3 [6].
- WBC (White blood cell): số lượng bạch cầu/1 mm3 máu. Đơn vị: 109/L. Giá trị tăng, giảm, bình thường xác định dựa vào bảng tham chiếu các xét nghiệm huyết học theo lứa tuổi của Bộ Y tế tại phụ lục 3 [6].
- PLT:
+ Là số lượng tiểu cầu/1 mm3 máu. Đơn vị 109/L. + Tăng: >440, bình thường: 140 – 440, giảm: <140 [6].
* Xét nghiệm sinh hóa:
- Glucose: là nồng độ glucose trong một đơn vị thể tích máu tính theo mmol/l.
+ Giảm: <2,6 mmol/l [3]. + Tăng: >6,9 mmol/l [3].
- Calci ion: nồng độ calci ion hóa trong một đơn vị thể tích máu. Đơn vị: mmol/l. Giá trị tăng, giảm, bình thường xác định dựa vào bảng tham chiếu các xét nghiệm sinh hóa theo lứa tuổi của Bộ Y tế tại phụ lục 3 [6].
- Albumin (g/l): hàm lượng albumin trong một đơn vị thể tích máu tính theo g/l. Bình thường: 35 – 49 g/l. Giảm: <35 g/l.
- CRP (C − reactive protein): nồng độ protein C phản ứng trong một đơn vị thể tích máu tính theo mg/l. Bình thường: ≤1,6 mg/l. Tăng: >1,6 mg/l.
* Xét nghiệm đông máu:
Giá trị tăng, giảm, bình thường của các xét nghiệm đông máu được xác định dựa vào bảng phạm vi bình thường của xét nghiệm đông máu theo tuổi tại phụ lục 4 [68].
- PT: thời gian prothrombin dùng để đo thời gian đông máu của một huyết tương nghèo tiểu cầu sau khi đã được cho thêm lại calci cùng với sự có mặt của thromboplastin tổ chức. Tính theo đơn vị % hoặc giây.
- APTT: thời gian thromboplastin từng phần hoạt hóa. Tính theo giây. - Fibrinogen: nồng độ fibrinogen trong một đơn vị thể tích máu tính theo g/l.
* Xét nghiệm khí máu động mạch [49]:
- pH máu động mạch: nồng độ ion H+ tự do. Bình thường: 7,35 – 7,45. pH nhận các giá trị: <7,35; 7,35 – 7,45; >7,45.
- PaO2: áp suất riêng phần O2 trong máu động mạch tính bằng mmHg. Bình thường: 50 – 70 mmHg. PaO2 nhận các giá trị: <50, 50 – 70, >70.
- PaCO2: áp suất riêng phần của CO2 trong máu động mạch tính bằng mmHg. Bình thường: 35 – 45 mmHg. PaCO2 nhận giá trị <35, 35 – 45, >45.
* Các xét nghiệm khác:
- Xquang ngực thẳng: kết quả do bác sĩ chẩn đoán hình ảnh nhận định, giúp chẩn đoán nguyên nhân.
- Siêu âm Doppler tim: đánh giá tổn thương tim, kết quả do bác sĩ siêu âm Doppler tim nhận định, giúp chẩn đoán nguyên nhân.
- Siêu âm thóp: đánh giá tổn thương não, kết quả do bác sĩ siêu âm thóp nhận định, giúp chẩn đoán nguyên nhân.
2.6.3. Các biến số, chỉ số phục vụ mục tiêu 2
* Các chỉ số:
- Phân bố nguyên nhân SHH theo tuổi thai. - Phân bố nguyên nhân SHH theo số ngày tuổi. - Phân bố nguyên nhân SHH theo cân nặng lúc sinh. - Phân bố nguyên nhân SHH theo thời điểm SHH.
- Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và HCMT. - Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và MAS - Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và CTNTQ. - Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và viêm phổi. - Mối liên quan giữa một số đặc điểm thuộc về mẹ và tim bẩm sinh.
* Các biến số:
- Các nguyên nhân SHH:
+ Hội chứng màng trong: chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các dấu hiệu đặc trưng trên Xquang phổi (theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em của Bộ Y tế) [3].
+ Hội chứng hít phân su: chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng (theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em của Bộ Y tế) [3].
+ Cơn thở nhanh thoáng qua: chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng [17].
+ Viêm phổi sơ sinh: được chẩn đoán khi có triệu chứng hô hấp và/hoặc triệu chứng nhiễm trùng và Xquang phổi có tổn thương theo hướng dẫn của Bệnh viện Nhi Đồng 2 [7].
+ Xuất huyết não – màng não: chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm thóp hoặc chụp cắt lớp vi tính sọ não [9].
+ Nhiễm khuẩn huyết: chẩn đoán dựa vào hội chứng đáp ứng viêm toàn thân và tìm thấy căn nguyên vi khuẩn (theo hướng dẫn của Bộ Y tế) [5].
+ Tim bẩm sinh: chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả siêu âm Doppler tim.
- Bệnh lý của mẹ:
+ Đái tháo đường: chẩn đoán xác định đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ năm 2020 [42].
+ Tiền sản giật (TSG)/ sản giật: chẩn đoán dựa vào hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa của Bộ Y tế năm 2015 [4].
+ Mẹ có tiền sử đẻ non, thai lưu (TL): những lần mang thai trước mẹ có tiền sử đẻ non hoặc thai chết lưu.
+ Bệnh khác gồm: các bệnh lý nội khoa khác, bệnh lý về rau, bánh rau… - Phương pháp sinh: đẻ thường và mổ lấy thai.
- Thời gian vỡ ối [4]:
+ Vỡ ối non: là vỡ ối khi chưa có chuyển dạ.
+ Vỡ ối sớm: là vỡ ối khi đã có chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở hết. + Vỡ ối đúng lúc: là vỡ ối khi cổ tử cung đã mở hết.
- Đặc điểm nước ối [4]: chia làm ối bình thường và ối bất thường. Ối bất thường bao gồm:
+ Thiểu ối: là tình trạng nước ối ít hơn bình thường, khi chỉ số ối nhỏ hơn
5cm và màng ối còn nguyên vẹn.
+ Đa ối: khi chỉ số ối lớn hơn 24 – 25 cm, hay khi lớn hơn bách phân vị thứ 95 hay 97 theo tuổi thai.
- Số lượng thai: 1 hoặc ≥ 2.