Kết quả hồi quy đa biến – Bootstrap 5000 mẫu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến DỰ ĐỊNH MUA SẢN PHẨM XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TPHCM (Trang 44 - 47)

Trong kỹ thuật phân tích PLS-SEM, Hair và cộng sự (2016) đề xuất phương pháp

phóng đại mẫu có thay thếđến 5000 mẫu để tìm ra sai số chuẩn của hệ sốđường dẫn đang

quan sát, từđó có thể kết luận về giá trị p của giả thuyết. Thông thường, đối với các nghiên

cứu về quản trịvà marketing, điểm cắt được sử dụng khoảng tin cậy là 95% (tương đương

với mức ý nghĩa 5%) cho kiểm định hai đuôi (two-tailed) (Hair và cộng sự, 2016 dẫn từ

Nguyễn Quang Anh & Cao Quốc Việt, 2018). Tương tựnhư những nghiên cứu trước, kết

quả kiểm định giả thuyết ở nghiên cứu này cũng sử dụng mức ý nghĩa 5% đểđánh giá.

Bảng 7: Kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Mối quan hệ Trọng số hồi quy Sai số chuẩn Giá trị p R2

H2 EC  ATGP 0,291 0,076 0,000 0,213 H3 HC  ATGP 0,261 0,068 0,000 H1 ATGP  ITBGP 0,268 0,065 0,000 0,417 H4 SI ITBGP 0,207 0,052 0,000 H5 PCE  ITBGP 0,236 0,055 0,000 H6 GT  ITBGP 0,059 0,059 0,313 H7 GPR  ITBGP -0,079 0,046 0,085

Kết quả ở bảng trên cho thấy trong 7 giả thuyết đề xuất,đã có 5 giả thuyết được ủng

hộ bao gồm H1, H2, H3, H4, H5cho thấy sự tương đồng với những nghiên cứu trước,ngoại

trừ nghiên cứu của Chen & Chang (2012). Khác với nghiên cứu đã nêu,giả thuyết H6 và

H7 nói về mối liên hệ về niềm tin xanh và cảm nhận rủi ro xanh ảnh hưởng lên dự định

mua sản phẩm xanh còn chưa được kiểm chứng. Sự tương đồng và khác nhau của nghiên cứu này và các nghiên cứu trước được thể hiện ở bảng sau:

37

Bảng 8: Đối chiếu kết quả nghiên cứu

Mối quan hệ Kết quả trước Nghiên cứu

Tác giả Hệ số beta Giá trị p Hệ số beta Giá trị p

EC  ATGP Khaola. PP, Potiane B, Mokhethi M (2014) 0,42 P<0,001 0,291 0,000 HC  ATGP Michaelidou & Hassan (2008) 0,14 P<0,005 0,261 0,000 ATGP  ITBGP Lu, Y., Zhao, L. & Wang, B. (2013) 0,548 P<0,001 0,268 0,000 GPR  ITBGP Chen & Chang (2012) 0,272 P<0,005 -0,079 0,085

GT  ITBGP Chen & Chang (2012) -0,286 P<0,005 0,059 0,313

PCE  ITBGP Kim. Y, Choi. SM (2005) 0,13 P<0,001 0,236 0,000 SI ITBGP Eze. UC, Ndubisi. NO (2013) 0,171 P<0,001 0,207 0,000

Đồng thời, kết quả kiểm định còn cho thấy mức độ tác động của sự quan tâm đến môi trường lên thái độ đối với sản phẩm xanh là mạnh nhất (beta chuẩn hóa = 0,291), cũng như thái độ sản phẩm xanh một tiền đề quan trọng để dự báo dự định mua sản phẩm xanh

(beta chuẩn hóa = 0,268)

Về sự phù hợp của mô hình, nghiên cứu dùng hệ số R2để diễn giải. Đối với mô hình

1, sự quan tâm về môi trường và sự quan tâm về sức khỏe có thể giải thích được 21,3% sự biến thiên của biến thái độ đối với sản phẩm xanh. Trong mô hình 2, giá trị biến thiên của dự định mua sản phẩm xanh có thể được lý giải 41,7% bởi các biến độc lập.

4.6 Tóm tắt

Tại chương 4, những kết quả được trình bày bao gồm quá trình kiểm định thang đo ở 5 chỉ số: Cronbach’s Alpha, hệ số tin cậy tổng hợp, hệ số tải ngoài, phương sai trích được

trung bình, tỉ lệ đặc điểm dị biệt - đặc điểm đơn nhất. Trong quá trình kiểm định, biến quan sát PCE1, PCE4_r và SI5 đã loại đi để cải thiện phương sai trích và độ tin cậy. Xét về tổng

38

thể thang đo hiệu quả nhận thức của khách hàng thì thang đo này không đảm bảo độ tin cậy nhất quán nội tại cao hơn 0,7; tuy nhiên, sau khi cân nhắc về mặt giá trị nội dung cũng như các tiêu chí đo lường khác thì nhóm nghiên cứu quyết định vẫn đưa vào bước phân tích tiếp

theo.

Kết quả hồi quy cho thấy rằng có mối quan hệ giữa sự quan tâm đối với môi trường, sự quan tâm đối với sức khỏe và thái độ đối với sản phẩm xanh,đồng thời, khẳng định vai

trò dự báo của thái độ đối với sản phẩm xanh, ảnh hưởng xãhội, hiệu quả nhận thức của

khách hàng lên dự định mua sản phẩm xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu tại thị trường Việt Nam chưa cho thấy mối tương quan của niềm tin xanh, cảm nhận rủi ro xanh lên dự định mua sản phẩm xanh ở mức ý nghĩa 5%.

Chương cuối cùng của bài báo cáo sẽ đề cập đến (1) Các hàm ý rút ra được và (2) Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.

39

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG đến DỰ ĐỊNH MUA SẢN PHẨM XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI TPHCM (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)