Hiệu quả của mô hình can thiệp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP pptx (Trang 25 - 26)

- Kết quả sau 2 năm can thiệp kiến thức của người dân đã nâng lên rõ rệt, tỷ lệ các chỉ số hiệu quả đạt từ 36,9 % đến 88,7 %. Hiệu quả thực sự sau can thiệp đạt từ 21,5 % đến 66,6 %. Tỷ lệ thực hành đúng của người dân đã nâng lên rõ rệt, chỉ số hiệu quả đạt từ 23,10 % đến 88,0 %. Hiệu quả can thiệp thực sự đạt từ 13,0 % đến 61,5 % (bảng 3.37).

- Về các triệu trứng cơ năng thường gặp cũng như bệnh thực thể ở những người tiếp xúc với HCBVTV giảm rõ rệt sau can thiệp, đặc biệt là các triệu chứng đau đầu (từ 84,0 % xuống 53,8 %), mệt mỏi (từ 82,4 % xuống 58,1 %), hoa mắt chóng mặt (từ 86,6 % xuống 56,4 %), run chân tay (từ 70,6 % xuống 43,6 %). Bệnh thực thể ở cơ quan mũi- họng (từ 84,9 % xuống còn 48,7 %), bệnh mắt của nhóm can thiệp đã giảm hẳn (95,0 % xuống 45,3 %). Hiêụ quả can thiệp thực sự đạt từ 14,8 % đến 55,2 % (bảng 3.38).

- Hoạt tính enzym Cholinesterase ở nhóm can thiệp đã có cải thiện nhiều, tỷ lệ giảm dưới mức bình thường chỉ còn khoảng 1,96 %, trong khi đó nhóm đối chứng là 11,76 %. So sánh thì đã có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm can thiệp nhóm đối chứng (p<0,001).

- Năng lực của cán bộ y tế xã được nâng lên, đặc biệt là kỹ năng truyền thông phòng chống ngộ độc, khám phát hiện xử trí các triệu chứng ngộ độc HCBVTV. Đưa được người kinh doanh HCBVTV vào mô hình, chính họ là người tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng, bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV (bảng 3.32).

- Lãnh đạo Đảng uỷ, UBND xã và người nông dân đánh giá cao mô hình và chấp nhận duy trì mô hình sau khi dự án kết thúc.

KHUYẾN NGHỊ

1. Đảng và chính quyền xã Tân Linh - Đại Từ - Thái Nguyên đầu tư nguồn lực tiếp tục duy trì mô hình can thiệp giáo dục truyền thông về an toàn vệ sinh lao động trong việc sử dụng bảo quản và phòng chống ngộ độc HCBVTV tại xã dựa vào câu lạc bộ "Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế".

2. Tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mô hình “Nông dân - Tiểu thương buôn bán HCBVTV - Cán bộ y tế” ra toàn huyện và các vùng chuyên canh chè khác, nghiên cứu thử nghiệm mô hình này ở các vùng chuyên khác như: lúa, rau, hoa màu.

3. Ngành y tế cần xây dựng chương trình và tổ chức khám và quản lý sức khoẻ định kỳ cho nông dân. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ y tế trong công tác dự phòng và điều trị các bệnh có liên quan đến HCBVTV. Phát hiện sớm các rối loạn bệnh lý có liên quan đến HCBVTV để điều trị kịp thời.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA SỬ DỤNG HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỨC KHOẺ NGƯỜI CHUYÊN CANH CHÈ TẠI THÁI NGUYÊN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP pptx (Trang 25 - 26)