4 Chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng mạng
4.4 Suy hao đường truyền và phadinh
Suy hao đường truyền là quá trình mà chất lượng thu yếu dần giữa anten phát (Tx) và anten thu trong trường hợp giữa chúng không có vật cản.
Trong không gian tự do, suy hao đường truyền tỷ lệ với bình phương của tần số :
L = d 2 x f 2
Như vậy, tần số càng cao thì suy hao càng lớn.
Do mặt đất là không lý tưởng, suy hao được tính theo công thức của Hata theo khuyến nghị của CCIR năm 1982 :
Tuy nhiên, giữa trạm di động và trạm gốc có các chướng ngại vật (toà nhà, cây cối,...) dẫn đến hiệu ứng che lấp gây ra pha đinh chuẩn log. Loại này có dạng phân bố chuẩn xung quanh một giá trị trung bình nếu ta lấy logarith cường độ tín hiệu. Do sự phản xạ sóng của các toà nhà dẫn đến hiệu ứng nhiều tia gây nên pha đinh Rayleigh. Pha đinh Rayleigh thay đổi nhanh hơn so với pha đinh chuẩn. Có thể nói , pha đinh chính là sự thăng giáng của tín hiệu. Trong thực tế, do máy phát BTS và MS thực hiện tự động điều chỉnh công suất phát để làm giảm pha đinh nhưng pha đinh vẫn tồn tại. Cường độ tín hiệu có chỗ giảm mạnh được gọi là chỗ trũng pha đinh. Ta đã biết, độ nhạy máy thu là giá trị cực tiểu của tín hiệu đầu vào bảo đảm một mức tín hiệu ra quy định. Nếu muốn có truyền dẫn không bị gián đoạn bởi pha đinh, thì việc thiết kế hệ thống di động phải có dự trữ pha đinh, nghĩa là giá trị trung bình chung lớn hơn độ nhạy máy thu một lượng bằng chỗ trũng pha đinh sâu nhất.
B i già ảng TTDĐ Nguyễn Thanh Xuân 25