Châu và đặc điểm các hộ kinh doanh cá thể tại địa bàn
2.1.1 Giới thiệu kinh tế - xã hội thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
Thị xã Tân Châu được thành lập theo Nghị quyết 40/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ, có 14 đơn vị hành chính gồm 05 phường, 09 xã và 70 khóm, ấp; dân số trung bình 171.802 người. Là thị xã đầu nguồn của tỉnh, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có đường biên giới dài 6,2 km giáp với nước bạn Campuchia, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế biên mậu của tỉnh.
- Giai đoạn 2015-2018, thị xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá, bình quân là 14,97% /năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng. Thu nhập bình quân đầu người từ 24,989 triệu đồng năm 2015 tăng lên 45,445 triệu đồng năm 2018 (Theo Báo cáo kinh tế - xã hội của Thị xã).
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ phát triển mạnh trở thành lĩnh vực mũi nhọn trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương luôn chiếm tỷ trọng lớn kim ngạch của tỉnh trong giá trị trao đổi hàng hóa biên mậu giữa Việt Nam – Campuchia. Các loại hình dịch vụ có mức tăng trưởng cao, nhất là dịch vụ tài chính - tín dụng, vận tải, nhà hàng - khách sạn, tư vấn và kinh doanh bất động sản… Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh, tất cả các xã, phường trong thị xã đều có mạng lưới điện thoại và mạng internet.
Hoạt động du lịch phát triển, số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế tăng hàng năm. Nhiều công ty lữ hành đã mở tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Campuchia và chọn Tân Châu là điểm dừng chân để tham quan.
- Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có mức tăng trưởng ổn định và phát triển về quy mô. Một số ngành nghề thuộc thế mạnh của địa phương đã thu hút
nhiều lao động như se tơ, xay xát, công nghiệp chế biến thực phẩm, cơ khí sửa chữa … đã làm cho sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp mang tính đa dạng về quy mô sản xuất, chủng loại và chất lượng sản phẩm. Mạng lưới điện, nước đã phủ kín trên địa bàn thị xã
Cụm công nghiệp Long Châu với diện tích 18,8ha, đã giao 11,8ha cho Công ty Thịnh Phú thực hiện dự án xây dựng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu với tổng vốn đầu tư trên 490 tỷ đồng. Hiện nhà máy hoạt động ổn định, góp phần phát triển kinh tế địa phương và giải quyết việc làm cho 300 lao động. Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu Thương mại - Công nghiệp Vĩnh Xương quy mô 21,5 ha đã thi công hoàn thành giai đoạn 1 (hạng mục: san lắp mặt bằng, cống thoát nước, đường; riêng hạng mục hàng rào và nhà bảo vệ tiến độ thi công đạt khoảng 81% tổng khối lượng);
đang triển khai thi công giai đoạn 2 (Theo Báo cáo kinh tế - xã hội của thị xã).
- Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò nền tảng của nền kinh tế từng bước phát triển theo hướng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp được quan tâm đầu tư từ nhiều nguồn vốn, nhất là hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, gắn chặt giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới, góp phần làm giảm đáng kể chi phí sản xuất cho nông dân. Phong trào hợp tác hóa được quan tâm xây dựng với 16 hợp tác xã nông nghiệp và 88 tổ hợp tác hoạt động khá hiệu quả.
Về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy, thị xã đã triển khai thực hiện nhiều mô hình trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, bước đầu đã xác định các mô hình cho hiệu quả cao và có tiềm năng nhân rộng như: mô hình trồng rau trong nhà lưới giá rẻ, trồng nấm rơm trong nhà, mô hình nuôi lươn trong bể không bùn.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân. Cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn.
2.1.2 Giới thiệu Chi cục Thuế thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
Chi cục Thuế thị xã Tân Châu trải qua gần 30 năm (1990-2017), một chặng đường lịch sử vẻ vang, với bao biến cố thăng trầm cùng với những đổi thay của quê hương đất nước cũng như của ngành, đã lớn mạnh không ngừng, và có đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước.
Chi cục Thuế thị xã Tân Châu được thành lập theo quyết định số
315/QĐ-BTC ngày 21 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc thành lập Chi cục Thuế Nhà nước trên cơ sở sát nhập phòng thuế Công thương nghiệp, bộ phận quản lý thu thuế Nông nghiệp và thu Quốc doanh thuộc Ban Tài chính giá cả. Từ buổi ban đầu mới thành lập tới nay, Chi cục Thuế thị xã Tân Châu có 47 cán bộ (bao gồm 42 biên chế và 05 hợp đồng lao động) với trình độ đại học là 32 đồng chí chiếm 68,08%, trình độ trung cấp là 10 đồng chí chiếm 31,92%, đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ của Chi cục. Hơn 30 năm không phải quá dài so với lịch sử nhưng Chi cục Thuế thị xã Tân Châu đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Đơn vị thường xuyên làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền thị xã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thu thuế trên địa bàn, liên tục hoàn thành vượt mức toàn diện các chỉ tiêu thu hàng năm với số thuế tuyệt đối năm sau cao hơn năm trước. Chi cục liên tục được Uỷ ban Nhân dân thị xã công nhận là đơn vị lá cờ đầu, nhiều năm được Cục Thuế tỉnh An Giang tặng cờ thi đua xuất sắc, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, Tổng cục Thuế, tặng nhiều bằng khen, giấy khen, đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ
tặng bằng khen.
Hơn 30 năm qua, Chi cục Thuế thị xã Tân Châu đã có bước phát triển vượt bậc so với ngày đầu thành lập. Với quyết tâm cao của lãnh đạo Chi cục, toàn thể cán bộ công chức đơn vị đoàn kết một lòng, nỗ lực vượt mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Chi cục Thuế thị xã Tân Châu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo Theo quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế(Hiện nay theo Quyết định số 110/QĐ- BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Chi cục Thuế quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thuế
khu vực trực thuộc Cục Thuế tỉnh, thành phố), cụ thể như sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công việc quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền
địa phương về công việc lập và chấp hành dự toán thu Ngân sách Nhà nước, về việc quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan,
đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
- Miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;
- Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của NNT; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ
quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên
chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.
- Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
- Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức tiếp nhận, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục.
- Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội và các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
2.1.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội đối với hộ kinh doanh cá thể
“Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc đối với các thể nhân và pháp nhân,
được nhà nước quy định thông qua hệ thống pháp luật. Sự ra đời của thuế gắn liền với sự phân chia xã hội thành các giai cấp đối kháng và sự xuất hiện của nhà nước”. Có thể hiểu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là các khoản phải nộp mang tính nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể đối với Nhà nước. Thực hiện theo
đúng Luật thuế do nhà nước ban hành với hộ kinh doanh cá thể (Theo Phan Hiển Minh, Nguyễn Ngọc Thanh, Châu Thành Nghĩa, 2001).
2.1.3.2 Đặc điểm quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên
địa bàn thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang:
Đặc điểm của quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể xuất phát từ đặc điểm các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn được thể hiên trên các mặt sau:
- Các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn dựa trên sở hữu nguồn vốn tự có và hoạt động nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào vốn tự cấp và mức lao động của một hoặc một nhóm người.
- Các hộ kinh doanh mới ra kinh doanh thường không có đăng ký thuế, thường né tránh, chay ỳ và cố tình che giấu doanh thu khi tính thuế.
- Đăng ký kinh doanh nhằm mục đích vay vốn và mục đích khác.
- Số lượng hộ kinh doanh lớn, quy mô thường nhỏ lẻ, đa dạng về đối tượng, hình thức, ngành nghề, địa bàn và thời gian hoạt động. Do đặc điểm trên mà công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể khá bất cập do khó kiểm soát về số lượng hộ kinh doanh cũng như doanh thu thật chịu thuế.
- Cố tình né tránh không kê khai, đăng ký thuế, kể từ khi có giấy chứng nhận đăng ký (thành lập) làm cho công tác cấp mã số thuế, khảo sát doanh thu gặp rất nhiều khó khăn.
- Cố tình không muốn lên doanh nghiệp để không sử dụng hoá đơn, chứng từ để không ràng buộc nhằm để kê khai giảm số thuế phải nộp.
- Ý thức tuân thủ pháp luật còn kém do hộ kinh doanh dễ dàng thành lập, cơ sở pháp lý ràng buộc ít hơn doanh nghiệp (có hóa đơn chứng từ rõ ràng, có con dấu...) do vậy tình trạng trì hoãn nộp thuế, lách thuế, trốn thuế vẫn còn sảy ra.