Tĩnh mạch chi dướ

Một phần của tài liệu giao trinh giai phau1 (Trang 71 - 75)

1. Các tĩnh mạch sâu

Chạy kèm theo các động mạch cùng tên.

2. Tĩnh mạch hiển bé

Nằm ở lớp nông, từ cạnh ngoài bàn chân, vòng sau mắt cá ngoài, đi lên dọc theo bờ ngoài gân gót cùng với thần kinh bắp chân, sau đó lệch dần vào đường giữa bắp chân và đổ vào tĩnh mạch khoeo ở hố khoeo.

3. Tĩnh mạch hiển lớn

Nhận máu từ cung tĩnh mạch mu chân, chạy lên trên trước mắt cá trong rồi theo dọc bờ trong xương chày lên mặt trong đùi và cuối cùng qua lỗ tĩnh mạch hiển ở mạc đùi để đổ vào tĩnh mạch đùi. Trong lòng các tĩnh mạch này có các van tĩnh mạch chỉ cho máu đi theo một chiều về tim. Với đường kính khoảng 4-5mm, các tĩnh mạch hiển là một vật liệu quan trọng được sử dụng trong phẫu thuật tái lập sự lưu thông của mạch máu.

Hình 11.19. Tĩnh mạch hiển lớn

A B CHình 11.20. Tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé Hình 11.20. Tĩnh mạch hiển lớn và hiển bé

A và B. Tĩnh mạch hiển lớn C. Tĩnh mạch hiển bé

HỆ HÔ HẤP

Sự hô hấp là một đặc trưng cơ bản của sinh vật.

Ở loài đơn bào sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp giữa tế bào và môi trường sống.

Ở động vật cấp cao như động vật có xương sống sự hô hấp gồm hai động tác hít vào và thở ra. Không khí từ bên ngoài vào phổi khi hít vào và ngược lại khi thở ra. Quá trình trao đổi khí giữa không khí và tế bào được thực hiện gián tiếp qua sự trao đổi khí và máu. Do đó hệ hô hấp gồm nhiều bộ phận được hình thành.

Hệ hô hấp ở người gồm hệ thống dẫn khí và hệ thống trao đổi khí giữa máu và không khí.

Hệ thống dẫn khí gồm có: Mũi, hầu, thanh quản, khí quản và phế quản. Hệ thống trao đổi khí là phổi, chứa các phế nang là nơi trao đổi khí giữa máu và không khí.

Hình 12.1. Các phần của hệ hô hấp

MŨI

Mục tiêu học tập:

1. Mô tả cấu tạo của mũi ngoài và các thành của ổ mũi. 2. Mô tả các xoang cạnh mũi, niêm mạc mũi, mạch thần kinh chi phối mũi.

Mũi là phần đầu của hệ hô hấp, có nhiệm vụ chủ yếu là dẫn khí, làm sạch và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, đồng thời là cơ quan khứu giác. Mũi gồm có 3 phần: mũi ngoài, mũi trong hay ổ mũi, các xoang cạnh mũi.

I. Mũi ngoài

Mũi ngoài lồi lên ở giữa mặt, có dạng hình tháp 3 mặt mà mặt nhỏ nhất là 2 lỗ mũi trước, 2 mặt bên nằm ở 2 bên.

- Phía trên là gốc mũi, ở giữa 2 mắt, một gờ dọc tiếp tục từ gốc mũi xuống dưới là sống mũi và tận cùng là đỉnh mũi.

- Sau sống mũi là vách mũi, hai bên là 2 cánh mũi.

- Giữa vách mũi và cánh mũi là 2 lỗ mũi trước. Giữa cánh mũi và má là rãnh mũi má.

Mũi ngoài được cấu tạo bởi một khung xương sụn, cơ và da, bên trong được lót bởi niêm mạc.

Hình 12.2. Khung xương sụn của mũi ngoài

1. Xương mũi. 2. Các sụn mũi.

Một phần của tài liệu giao trinh giai phau1 (Trang 71 - 75)

w