2.1. Quan sát tế bào và các bào quan trong tế bào lá cây rong mái chèo
Ngâm lá rong còn tươi trong cốc nước 30oC trong thời gian 15 phút. Cuộn lá đó vào ngón tay trỏ của bàn tay trái để làm chỗ tì, tay phải cầm lưỡi dao lam, cạo hớt nhẹ một lớp mỏng trên mặt lá. Đặt miếng lá đó lên lam kính, nhỏ một giọt nước, đậy lamen, quan sát trên kính hiển vi. Lúc đầu quan sát ở bội kính bé trước rồi chuyển sang quan sát ở bội giác lớn. Ta thấy các tế bào xếp sát nhau, chung quanh có thành, sát mép thành có tế bào chất, trong tế bào chất có các hạt lục lạp màu lục, ta cũng thấy nhân phình to hơn lục lạp. Quan sát, vẽ tế bào và các bộ phận nhỏ trong tế bào.
2.2. Co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật (củ hành khô)
Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào biểu bì hành. Đặt miếng biểu bì trên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước, đậy lamen và quan sát. Ta thấy vô số tế bào hành xếp sát nhau. Mỗi tế bào được cấu tạo bởi màng, nguyên sinh chất, nhân. Các không bào trong tế bào tương đối lớn chiếm phần lớn thể tích của tế bào. Nhỏ vào mép lamen một giọt nước muối NaCl 10%. Dùng miếng giấy thấm đặt ở phía bên
kia lamen để hút hết phần nước cho đến khi dung dịch muối thay thế hoàn toàn. Sau 1 – 2 phút ta thấy màng tế bào tách khỏi lớp vỏ xenlulozơ → thể tích tế bào chất bị thu hẹp lại. Đó là hiện tượng co sinh chất.
Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí này, dùng ống hút nhỏ một vài giọt nước ở một mép lamen và ở mép lamen phía đối diện, dùng giấy thấm hút hết dung dịch muối ra,quan sát sẽ thấy hiện tượng ngược lại với co nguyên sinh chất: Thể tích của tế bào chất và các không bào dần dần mở rộng trở về vị trí ban đầu do nước được hút ngược trở lại. Đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.
Nếu giết chết tế bào (hơ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn) hoặc giữ trạng thái tế bào co nguyên sinh sau một thời gian dài. Lặp lại thí nghiệm và nhận xét hiện tượng. Cũng cách làm tương tự trên, ta cho tế bào trong dung dịch NaCl 0,6%. Quan sát hiện tượng xảy ra và tự giải thích.
2.3. Co nguyên sinh ở tế bào thực vật (thân hành)
– Cắt một đoạn thân hành (phần thân màu trắng). Dùng lưỡi lam bổ dọc thành hai, sau đó bóc tách các lá.
– Bóc lớp biểu bì trong của lá hành giữa và đặt lên lam kính.
– Dùng 2 lamen đặt hai bên miếng biểu bì hành và nhỏ vào giữa một giọt dung dịch đường 20%, dùng lamen thứ 3 đậy lên mẫu. Quan sát dưới kính ở thời điểm sau khi nhỏ đung dịch đường, sau 10 phút và sau 20 phút. Nhận xét kết quả và giải thích.
2.4. Hiện tượng tan bào và teo bào ở động vật (tế bào máu người hoặc máu ếch) Nhỏ một giọt máu người hoặc máu ếch lên lam kính, đậy lamen, quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy rất nhiều tế bào hình cầu trôi lơ lửng trong huyết tương của máu, hồng cầu là những huyết cầu sáng và không màu, có hình đĩa với hai mặt lõm. Quansát sự thay đổi hình dạng của các hồng cầu này khi để chúng trong dung dịch có áp suất thẩm thấu khác nhau. Nhỏ vào mép lamen một giọt NaCl 0,6%,
NaCl 0,6% là đẳng trương đối với máu ếch). Lấy một giọt máu khác, đậy lamen, nhỏ một giọt NaCl 10% vào mép lamen. Hiện tượng xảy ra tương tự như tế bào vỏ hành. Nhưng vì tế bào hồng cầu có hai lớp màng mỏng ngoài cùng khi nước từ trong tế bào chảy ra ngoài làm cho thể tích tế bào bị thu hẹp lại, màng tế bào nhăn nhúm. Đó là hiện tượng teo bào ở hồng cầu khi để trong dung dịch ưu trương.
a, Tế bào bình thường; b, tế bào co nguyên sinh
Kiểm tra và đánh giá kết quả thực hành
Giải thích cơ chế co nguyên sinh ở tế bào thực vật và hiện tượng tan bào và teo bào ở tế bào động vật?
Phụ lục Bài 1...1 KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH LÀM TIÊU BẢN VI HỌC...3 A. MỤC TIÊU...3 B. NỘI DUNG...3 1. CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM...3 1.1. Dụng cụ...3 1.2. Hóa chất...3 1.3. Mẫu vật...3 2. NỘI DUNG THỰC TẬP...3 2.1. Kính hiển vi...3 2.1.1. Nguyên lý...4 2.1.2. Cấu tạo...4
2.2. Cách sử dụng kinh hiển vi...6
2.3. Phương pháp làm một số loại tiêu bản hiển vi...8
2.4. Quan sát tế bào tiền nhân...10
2.5. Quan sát tế bào nhân thật...11
3. ĐÁNH GIÁ...12
Bài 2...13
CÁC BÀO QUAN TRONG TẾ BÀO...13
A. MỤC TIÊU...13 B. NỘI DUNG...13 1. CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM...13 2. NỘI DUNG THỰC TẬP...13 3. ĐÁNH GIÁ...16 Bài 3...17 NHÂN TẾ BÀO...17 A. MỤC TIÊU...17 B. NỘI DUNG...17 1. CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM...17
B. NỘI DUNG...22
1.CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM...22
2. NỘI DUNG THỰC TẬP...22
3. ĐÁNH GIÁ...26
Bài 5: SỰ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO...27
A. MỤC TIÊU...27
B. NỘI DUNG...27
1. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT, MẪU VẬT...27