CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN

Một phần của tài liệu DƯỢC cổ TRUYỀN (Trang 28 - 30)

- Đóng chai, dán nhãn đúng quy định.

CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN

Mục tiêu:

- Nhận biết được các thành phần của phương thuốc cổ truyền - Công năng và chủ trị của phương thuốc

- Cách bào chế, sử dụng và chống chỉ định của phương thuốc

Các bước tiến hành:

- Đọc kỹ phương thuốc

- Đưa các vị thuốc trong phương thuốc về các nhóm phân loại của thuốc cổ truyền.

- Tiến hành xác định các thành phần trong phương thuốc (cấu trúc phương thuốc).

Quân: (Chỉ xác định 1 vị quân) là vị thuốc đóng vai trò chính trong phương, giải quyết triệu chứng chính của bệnh, thường là vị thuốc có tác dụng mạnh trong phương, có liều lượng lớn, hoặc mang tên đầu của phương thuốc.

Thần: là những vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cho vị quân để giải quyết triệu chứng chính, đồng thời tham gia giải quyết một số triệu chứng khác của bệnh.

- Thần thường cùng dãy phân loại với vị quân, song có sức tác dụng kém hơn.

- Có khi ở dãy phân loại khác, song có công năng tương tự vị quân nhưng yếu hơn.

- Thần có thể phân ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ngoài việc hỗ trợ vị quân, còn có tác dụng với một triệu chứng nào đó của bệnh.

Tá: là những vị thuốc có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh. Có thể có nhiều nhóm tá khác nhau, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng phụ.

Sứ: là vị thuốc

- Có tác dụng dẫn thuốc vào kinh mà phương thuốc cần quy vào

- Có tác dụng điều hòa phương thuốc khi phương thuốc tác dụng quá mạnh - Có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh

Chú ý: Khi phân tích phương thuốc có thể mã hóa các thành phần bằng các chữ và số, ví dụ: Thần: Th1, Th2… Tá: T1, T2…

+ Công năng của phương thuốc: là sự tổng hợp các công năng của từng thành phần, lấy quân làm trung tâm, song không có nghĩa là cộng các công năng của từng thành phần.

+ Chủ trị của phương thuốc: Trên cơ sở công năng, có thể chỉ ra cách dung cho phương thuốc. Có thể từ một công năng vận dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.

- Vấn đề chế biến các vị thuốc, bào chế phương thuốc (độ lửa, thời gian sắc nếu là thuốc sắc…).

- Đối tượng sử dụng: phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 15 tuổi, người già và người mới ốm dậy.

- Kiêng kỵ: Thể bệnh (hàn, nhiệt, hư, thực, biểu. lý).

- Kiêng các thức ăn có tác dụng ngược với tác dụng của phương thuốc.

Một phần của tài liệu DƯỢC cổ TRUYỀN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w