cảm giác sau chấn thương
4.3.2.1. Nhómnhạy cảm ngà
Có 5/45 răng có triệu chứng tăng nhạy cảm ngà sau chấn thương, chiếm 11,1% thuộc tổn thương nứt gãy men- ngà không lộ tủy. Độ bão hòa oxy ngay sau chấn thương, sau 2, 4, 7 ngày, sau 1, 2, 3, 6 tháng của các răng không thay đổi, thấp nhất là sau 2 tuần, 79,6% và cao nhất là thời điểm ngay sau chấn thương là 87,6% cho thấy chức năng tuần hoàn không bị ảnh hưởng và ổn định sau 6 tháng theo dõi. Hiện tượng nhạy cảm là do hở các ống ngà.
Theo dõi sự thay đổi ngưỡng đáp ứng điện của nhóm răng này thấy ngưỡng đáp ứng điện tại thời điểm ngay sau chấn thương là 2,5mA, sau 2 ngày là 3,25mA. Ngưỡng đáp ứng này giống ngưỡng đáp ứng của nhóm răng viêm tủy hồi phục. Hiện tượng nhạy cảm ngà sẽ mất sau 1 tuần, lúc này ngưỡng đáp ứng quay trở lại bình thường như nhóm răng chứng, trung bình là 7,75mA.
4.3.2.1. Nhóm mất cảm giác
Sau 3 tuần, có 2 răng tủy hoại tử, độ bão hòa xuống thấp dưới 70%. Các răng khác có độ bão hòa oxy ổn định ở mức độ bão hòa oxy trung bình là 85,85% ở thời điểm ngay sau chấn thương và 86,26% sau 6 tháng theo dõi. Tỷ lệ răng tủy hoại tử là 4,4%, tỷ lệ răng tủy sống là 95,6%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu Osburgh (2002). Một số nghiên cứu cho rằng tủy răng có thể ở giai đoạn viêm nhẹ do lực sang chấn gây xung huyết nhẹ mô tủy, các sợi thần kinh có thể bị biến đổi nên các nghiệm pháp thử tủy dựa trên cảm giác đều không có đáp ứng. Hiện tượng hoại tử tủy răng dược giải thích là do tổn thương trật khớp bị bỏ qua. Trong tổn thương nứt- gãy men- ngà không lộ tủy, phản ứng viêm tủy là do sự xâm nhập của các vi khuẩn từ ống ngà. Tuy nhiên, mô tủy có hai cơ chế
bảo vệ đối với quá trình viêm do chấn thương này là (1) thay đổi dịch ngà lưu chuyển và (2) chức năng chống khuẩn và độc tố vi khuẩn của các tế bào miễn dịch trong hệ tuần hoàn tủy răng.
Sự phục hồi chức năng dẫn truyền cảm giác của mô tủy bắt đầu xuất hiện đầu tiên vào thời điểm sau 2 tuần với đáp ứng điện ở ngưỡng cao, trung bình là 22mA. Có 3 trường hợp mất hoàn toàn chức năng dẫn truyền cảm giác sau 6 tháng theo dõi. Tỷ lệ răng mất hoàn toàn chức năng cảm giác chiếm 7,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên của Gopikrishna (2007). Mất cảm giác sau chấn thương là do viêm hoặc áp lực nén vào dây thần kinh tủy răng. Ozcelik (2000) thấy có sự thoái hóa các lớp vỏ của các sợi thần kinh myelin trong mô tủy. Trong tiêu bản nhuộm MMP-9 của chúng tôi cũng thấy hình ảnh này. Sự phục hồi chức năng dẫn truyền cảm giác bắt đầu từ thử điện với ngưỡng kích thích cao chính là sự phục hồi chức năng của các sợi thần kinh C. Khi xuất hiện đáp ứng với kích thích lạnh, đó chính là thời điểm các sợi A-δ phục hồi chức năng.