Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của yếu tố nitơ lên sự tăng trưởng và hàm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của ánh sáng và nitơ lên sự tăng trưởng, hàm lượng protein tổng, acid amin và khả năng chống oxy hóa của spirulina sp (Trang 29 - 32)

hàm lượng protein ở Spirulina sp.

Trong nuôi cấy tảo nói chung, nguồn tảo giống, chất dinh dưỡng và điều kiện môi trường nuôi cấy là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và thành phần sinh hóa của tảo. Các thành phần dinh dưỡng đa lượng (carbon, nitơ, photpho) và vi lượng ảnh hưởng rất lớn đến tăng trưởng của tảo, đặc biệt trong điều kiện nuôi với mật độ cao [26], [67]. Tất cả các quá trình sinh tổng hợp hình thành sản phẩm,

Hình 2.1 Spirulina sp. nuôi cấy trong môi trường Zarrouk

Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi cấy Spirulina trong các điều kiện ánh sáng khác nhau

Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp

tái tạo và bảo trì tế bào rất cần yếu tố nitơ. Đặc biệt, quá trình sản xuất các sản phẩm chính (protein và carbohydrate) và các chất chuyển hóa của vi sinh vật bị ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tăng trưởng [10].

Spirulina sp. Mỹ đạt giai đoạn tăng trưởng sau khoảng 5 ngày nuôi cấy trên môi trường Zarrouk; pH = 8,5 – 9,5 [60]; được chiếu sáng liên tục với cường độ ánh sáng 30 µmol/phonton/m2/s, nhiệt độ 25 ± 20C được sử dụng để bố trí thí nghiệm (hình 2.1).

Thí nghiệm thực trên các bình nhựa 5L bao gồm: dịch tảo đạt giai đoạn tăng trưởng và thể tích môi trường Zarruok vừa đủ 3,5L; sục khí liên tục và được chiếu sáng ở cường độ 100 µmol photon/m2/s (với chu kỳ sáng: tối, 12 giờ: 12 giờ) trong điều kiện ánh sáng cho hiệu suất tối ưu với 3 nồng độ NaNO3 như sau: 1,25 g/L; 2,5 g/L; 5,0 g/L. Sau mỗi 2 ngày nuôi cấy, tiến hành phân tích các nghiệm thức (hình 2.3 và 2.4):

 Sinh khối tế bào.

 Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu.  Hàm lượng protein tổng.

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi cấy Spirulina ở các điều kiện NaNO3 khác nhau

Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp

2.3.3. Thí nghiệm 3: Nuôi cấy, thu sinh khối và phân tích thành phần acid amin

Spirulina sp. Mỹ và Spirulina sp. Nhật đạt giai đoạn tăng trưởng sau khoảng 5 ngày nuôi cấy trên môi trường Zarrouk; pH = 8,5 – 9,5 [60]; được chiếu sáng liên tục với cường độ ánh sáng 30 µmol/phonton/m2/s, nhiệt độ 25 ± 20C được sử dụng để bố trí thí nghiệm (hình 2.1).

Thí nghiệm thực trên các bình nhựa 5L bao gồm: dịch tảo đạt giai đoạn tăng trưởng và vừa đủ 3,5L môi trường Zarrouk, sục khí liên tục và được chiếu sáng ở cường độ 100 µmol photon/m2/s (với chu kỳ sáng: tối, 12 giờ: 12 giờ) trong điều kiện ánh sáng và nồng độ NaNO3 cho hiệu suất tối ưu ở thí nghiệm 1 và 2 (hình 2.5). Vào ngày nuôi cấy thứ 3,4,5 phân tích các nghiệm thức và các nghiệm thức lặp lại 3 lần:

 Hình thái tế bào.  Sinh khối tế bào.

 Tốc độ tăng trưởng đặc hiệu.  Hàm lượng protein tổng.  Hàm lượng phenolic tổng.

 Hàm lượng chất chống oxi hóa tổng.

Sau 5 ngày nuôi cấy tiến hành thu sinh khối tảo. Lọc dịch tảo qua túi lọc nylon monofilament với đường kính lỗ lọc là 25 µm. Sau đó rửa tảo nhiều lần với nước cất hấp vô trùng, lấy tảo trải đều trên giấy bạc và sấy khô ở nhiệt độ 600C. Tảo sau khi sấy khô được bảo quản trong falcon có quấn giấy bạc, để vào tủ đông -200C.

Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp

Mẫu Spirulina đã sấy khô sẽ được gửi đến Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường (Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh) phân tích các thành phần và hàm lượng các acid amin thiết yếu bằng phương pháp Pico – Tag.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của ánh sáng và nitơ lên sự tăng trưởng, hàm lượng protein tổng, acid amin và khả năng chống oxy hóa của spirulina sp (Trang 29 - 32)