Một số phiền nạn sau mổ liên quan đến gây mê, giải giãn cơ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng giãn cơ tồn dư của vecuronium và hiệu quả giải giãn cơ của neostigmin (Trang 26 - 27)

Buồn nôn và nôn là một phiền nạn thường gặp sau mổ. Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỉ lệ nôn và buồn nôn sau mổ có khoảng dao động rất lớn, từ 10% đến hơn 60%. Trong nước, đã có một số nghiên cứu đề cập đến nôn và buồn nôn sau mổ: Hồ Văn Huấn ghi nhận tỉ lệ buồn nôn và nôn sau mổ là 39,33% ; Hồ Khả Cảnh nhận thấy tỉ lệ buồn nôn, nôn là 25%. Theo kết quả nghiên cứu, số BN buồn nôn, nôn trong 24 giờ sau mổ là 24,32%, trong đó gặp nhiều hơn ở khoảng thời gian 0 − 6 giờ sau mổ (16,22%); gặp 7 − 24 giờ sau mổ là 8,1%.

Tuy nhiên, tỉ lệ BN nôn, buồn nôn không khác biệt nhau giữa 4 nhóm Vấn đề buồn nôn, nôn sau mổ do NEO gây ra còn đang tranh cãi. Trước kia, King M.J. cho thấy tỉ lệ buồn nôn và nôn tăng ở những

BN được dùng NEO 2,5 mg kết hợp atropin 1,2 mg để GGC. Trái lại,

Hovorka J. chỉ ra việc dùng NEO không làm tăng tỉ lệ nôn, buồn nôn sau mổ. Năm 1999, Tramer nghiên cứu trên 1134 BN: tỉ lệ buồn nôn và nôn xuất hiện khi GGC bằng NEO 1,5 mg thấp hơn 2,5 mg. Tuy nhiên kết luận bị bác vì Cheng cho rằng Tramer đã bỏ qua ảnh hưởng của thuốc mê bốc hơi. Theo Cheng, chưa đủ bằng chứng để chứng minh sử dụng NEO kèm với atropin hoặc glycopyrolate làm tăng nguy có buồn nôn và nôn sau mổ. Kết quả của chúng tôi cũng mới dừng lại ở con số nghiên cứu 111 bệnh nhân, và không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ buồn nôn, nôn giữa 3 liều NEO 20; 30 và 40 μg/kg (có kết hợp atropine) và giữa BN được GGC và không GGC.

Nghiên cứu gặp 1 bệnh nhân co thắt phế quản sau rút ống NKQ, chiếm 0,9%. 2 bệnh nhân nhức đầu ngay sau khi hồi tỉnh (chiếm 1,8%). Tỉ lệ bệnh nhân gặp rét run chiếm 5,4%. Chúng tôi không gặp các trường hợp dị ứng, hoa mắt chóng mặt...

KẾT LUẬN

Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới GCTD và hiệu quả GGC của

NEO trên 199 BN có sử dụng máy theo dõi TOF Watch trong và sau

1. Nghiên cứu xác định được các yếu tố tuổi, nhiệt độ thực quản, HGB, isofluran, thời gian gây mê có tương quan và có ảnh hưởng đến GCTD sau mổ. Tuy nhiên, bằng phương pháp hồi quy logistic, nghiên cứu đã xác định 4 yếu tố − tuổi, nhiệt độ thực quản, HGB, isofluran − thực sự là nguy cơ độc lập đối với GCTD:

+ Tương quan với tỉ số TOF sau mổ 1 giờ: Tuổi:Tương quan nghịch (r = - 0,737; p < 0,01); t0Cthực quản:Tương quan thuận (r = 0,668; p < 0,01); HGB: Tương quan thuận (r = 0,575; p < 0,01); Thể tích

Isofluran bốc hơi: Tương quan nghịch (r = - 0,699; p < 0,01); TG gây mê:Tương quan nghịch (r = - 0,638; p < 0,01).

+ Có 4 yếu tố là nguy cơ độc lập của GCTD sau mổ: Thể tích

Isofluran bốc hơi ≥ 18 ml; HGB < 100 g/l; Tuổi ≥ 50; Nhiệt độ < 35,50C.

2. Với mức phong bế thần kinh cơ 0,25 ≤ TOF < 0,9, cả 3 liều NEO đều đạt hiệu quả GGC. Khác biệt về hiệu quả GGC và các thay đổi trên tuần hoàn, các tác dụng khác giữa 3 liều NEO 20; 30; 40 μg/kg kết hợp tương ứng với atropin 10; 15; 20 μg/kg không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05)

KIẾN NGHỊ

- Trong khi gây mê cần chú ý phòng ngừa các yếu tố làm gia tăng sự tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ như: tụt nhiệt độ, mất máu mất dịch, sử dụng thuốc mê bốc hơi nhóm halogen kéo dài.

- Nên có máy theo dõi chức năng thần kinh cơ để theo dõi sự phong bế thần kinh cơ trong mổ, kết hợp với lâm sàng để chủ động trong duy trì mức độ giãn cơ cho phẫu thuật, đồng thời hạn chế bớt sự tồn dư thuốc giãn cơ sau mổ.

- Nên giải giãn cơ thường quy sau mổ (trừ trường hợp chống chỉ định). Với mức ức chế thần kinh cơ tại thời điểm giải giãn cơ 0,25 ≤ TOF < 0,9, liều chúng tôi khuyến cáo là 20 μg/kg.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng giãn cơ tồn dư của vecuronium và hiệu quả giải giãn cơ của neostigmin (Trang 26 - 27)

w