Kết luận đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng sản phẩm địa kỹ thuật tổng hợp trong xử lý nền đường trên nền đất yếu (Trang 110 - 112)

Bảng 4.18. So sánh kinh phí của 2 phương án

Phƣơng án Đơn vị Kinh phí

(triệu đồng)

Cọc xi măng đất đ/10m2 66 Vải địa kỹ thuật đ/10m2

49,5

a). Phương án cọc xi măng đất: Dùng cọc đất, ximăng và phụ gia với tỷ lệ tương ứng 8% – 12% – 4%, đường kính 0.6m, bố trí theo mô hình Plaxis trình bày phía trên, chi phí sẽ là 40 x 474.000đ x 0.6 =11 triệu (đất: 66.000đ/1m cọc; ximăng: 124.000đ/1m cọc; phụ gia: 84.000đ/1m cọc; thi công 200.000đ/1m cọc).

Như vậy, tính cho 10 m2 gia cố cọc ximăng đất với khoản cách cọc 1,8m, bố trí 6 cọc: 11 triệu * 6 cọc = 66 triệu/10m2

Trong trường hợp, nếu bề dày tầng đất yếu tăng lên thì khi đó chi phí khi dùng cọc đất gia cố sẽ không thay đổi, bởi vì cọc đất gia cố không tựa lên lớp đất tốt phía dưới. Mặt khác phương pháp thi công cọc đất gia cố vôi, xi măng rất thân thiện với môi trường. Như vậy, việc sử dụng cọc đất vôi, xi măng để xây dựng các công trình đường trên nền đất yếu có bề dày lớn là rất khả quan và kinh tế.

b). Đối với vải địa kỹ thuật: Chi phí thi công khoảng 49,5 triệu/10m2, thấp hơn 25% so với cọc xi măng đất. Và ngoài ra mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và dễ thi công:

- Giảm thiểu đất sử dụng;

- Giới hạn việc lấy đất ở những khu vực nhạy cảm về môi trường; - Giảm khối lượng đất đắp yêu cầu;

- Cho phép sử dụng đất sẵn có tại địa phương; - Thi công đơn giản và nhanh chóng;

- Giảm thiểu việc chuyên chở đất ra khỏi công trường;

- Có thể giảm việc tắc nghẽn giao thông hoặc phải phong tỏa nơi thi công. - Thi công nhanh và dễ dàng.

- Giảm chiều sâu đào vào các lớp đất yếu.

- Giảm độ dốc mái lớp đất đắp yêu cầu và tăng tính ổn định của chúng. - Giữ được tốc độ lún đều của các lớp đất, đặc biệt trong vùng chuyển tiếp. - Cải thiện các lớp đất đắp và kéo dài tuổi thọ công trình.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận:

* So sánh giữa các phương án gia cố nền đất yếu bên dưới:

- Khu vực đoạn tuyến “ĐT.837B” đi qua khu vực chịu ảnh hưởng hàng năm do lũ của huyện Tân Thạnh; vào cao điểm mùa lũ, lượng mưa rất lớn và kéo dài, cao độ mực nước trên sông Vàm Cỏ Tây tăng cao, đỉnh lũ cao nhất ghi nhận là 2m tính từ mặt đất tự nhiên. Nền đất yếu thường xuyên bị ngập nước trong nhiều tháng liên tục nên khả năng thoát nước rất kém, do vậy, nếu nền đất yếu sử dụng phương án bấc thấm đứng sẽ không phát huy được khả năng thoát nước, đẩy nhanh quá trình cố kết của nền.

- So với phương án gia cố nền đất yếu bằng cọc đất trộn xi măng, gia cố nền bằng lưới địa kỹ thuật có các thuận lợi hơn như: thi công đơn giản, nhanh chóng, không đòi hỏi máy móc thi công phức tạp, giảm được kinh phí duy tu bảo dưỡng trong quá trình khai thác cũng như kinh phí kiên cố hóa công trình. Thêm vào đó, theo bảng tổng hợp kinh phí xây dựng, kinh phí gia cố nền bằng lưới địa kỹ thuật chỉ bằng 75% so với kinh phí gia cố nền đất yếu bằng cọc đất trộn xi măng. Vì những lí do nêu trên, phương án gia cố nền đất yếu bằng lưới địa kỹ thuật là hợp lý và phù hợp với khu vực huyện Tân Thạnh.

Với các đặc điểm trên, trong trường hợp địa chất thủy văn khu vực huyện Tân Thạnh, việc gia cố nền đất yếu bằng lưới địa kỹ thuật và gia cố nền đắp bằng vải địa kỹ thuật là phù hợp và khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng sản phẩm địa kỹ thuật tổng hợp trong xử lý nền đường trên nền đất yếu (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)