Ước nguyện của nhà thơ:

Một phần của tài liệu DÀN ý THEO LUẬN điểm văn 9 (Trang 27 - 31)

+ Điệp ngữ “muốn làm”, phép liệt kê, nhịp thơ dồn dập khẳng định mong muốn thiết tha, dồn dập.

+ Các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tƣợng “con chim hót”, “đoá hoa toả hƣơng”, “cây tre trung hiếu” thể hiện ƣớc muốn hoá thân, hoà nhập vào cảnh vật quanh lăng để đƣợc gắn bó và dâng hiến những gì tốt đẹp nhất cho Bác.

+ Hình ảnh “cây tre” ở đầu bài thơ đƣợc lặp lại lại ở đây là “cây tre trung hiếu” là kết cấu đầu cuối tƣơng ứng thể hiện lòng trung thành thuỷ chung trƣớc sau nhƣ một của nhà thơ và toàn thể nhân dân đối với Bác.

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Lê Minh Khuê)

TÁC GIẢ- TÁC PHẨM

- Lê Minh Khuê quê ở Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 70, chuyên viết về truyện ngắn. - Những năm chiến tranh, nhà văn viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đƣờng Trƣờng Sơn. Sau năm 1975, tác phẩm của nhà văn bám sát những biến chuyển của đời sống xã hội và con ngƣời trên tinh thần đổi mới.

- “Những ngôi sao xa xôi” viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt.

TÓM TẮT

- Tổ trinh sát mặt đƣờng gồm chị Thao, Phƣơng Định và Nho cùng làm công việc quan sát địch ném bom, đo khối lƣợng đất đá phải san lấp hố bom, đánh dấu vị trí các quả bom chƣa nổ và phá bom.

- Cuộc sống dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhƣng vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ. Đặc biệt, họ gắn bó, yêu thƣơng nhau trong tình đồng đội. Sau một lần phá bom, Nho bị thƣơng và đƣợc hai đồng đội chăm sóc, lo lắng tận tình.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BA CÔ GÁI THANH NIÊN XUNG PHONG

1) Hoàn cảnh sống và chiến đấu của họ:

- Nơi ở của họ là một cái hang dƣới chân cao điểm, ở đó, máy bay Mĩ bắn phá dữ dội, ngày đêm quần nát trên bầu trời, con đƣờng ra tiền tuyến bị cày xới nhiều nên lở loét, còn có biết bao vết tích của bom đạn: hai bên đƣờng không có lá xanh, thân cây bị tƣớc khô cháy …

- Cuộc sống của các cô còn bộn bề những thiếu thốn. Lại thêm công việc của họ đặc biệt nguy hiểm. Nhƣng với những cô gái trẻ này thì công việc ấy đã trở thành hàng ngày, quá quen thuộc.

2) Phẩm chất, tâm hồn của các nhân vật:

- Họ là những cô gái có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhƣng họ gặp nhau ở tinh thần trách nhiệm cao với lòng dũng cảm, không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó …Và đặc biệt ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: nhạy cảm, nhiều mơ ƣớc, hay mơ mộng, dễ vui nhƣng cũng nhanh trầm tƣ, sâu lắng.

- Nhƣng mỗi ngƣời vẫn có một nét cá tính riêng. Tác giả tỏ ra am hiểu khi miêu tả đặc sắc tính cách của từng cô gái.

NHÂN VẬT PHƢƠNG

ĐỊNH

1. Là cô gái Hà Nội xinh xắn tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và đầy nữ tính:

- PĐ là cô gái Hà Nội vào chiến trƣờng chiến đấu. Có đã từng có một thời học sinh hồn nhiên, vô tƣ bên gia đình và bạn bè trong một căn nhà nhỏ ở con phố yên tĩnh. Cô cũng hay mộng mơ. Sau những trận bom ác liệt, PĐ thƣờng nhớ về Hà Nội, nơi cô đã có một thời học sinh hồn nhiên, vô tƣ bên mẹ. Trận mƣa đá trên cao điểm đã dẫn dắt tâm hồn cô trở về với ngày xƣa với biết bao hình ảnh: ngƣời mẹ, khung cửa sổ, con đƣờng mùa hạ, hoa trong công viên … Những kỷ niệm ấy vừa là niềm khát khao, vừa làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trƣờng. Vào chiến trƣờng, làm quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng giờ với cái chết nhƣng PĐ vẫn không mất đi sự hồn nhiên trong sáng, những mơ ƣớc về tƣơng lai.

- PĐ rất thích hát. Cô đã thú nhận: “Tôi mê hát”, “Tôi thích nhiều bài”…Tâm hồn cô thật phong phú theo từng giai điệu âm thanh đa dạng.

- PĐ rất nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự biết mình là cô gái “khá” với “Hai bím tóc dày, mềm, cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”.Cô biết mình xinh và đôi mắt để lại ấn tƣợng trong lòng ngƣời khác: “Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô biết mình đƣợc nhiều ngƣời, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm, họ thƣờng hay “hỏi thăm”“viết những bức thư cho cô”. Xinh xắn là thế nhƣng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình. Tƣởng nhƣ cô kiêu kỳ song tâm hồn cô lại rất yêu, rất khâm phục “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”.

 Với sự am hiểu tâm lý phụ nữ, nhà văn đã xây dựng nên một PĐ rất thực và sinh động.

NHÂN VẬT PHƢƠNG

ĐỊNH

- Cô có niềm tin và sự lạc quan vì cô chiến đấu có lí tƣởng với bao ngƣời đồng đội bên cạnh “xung quanh cao điểm vắng vẻ này có bao nhiêu là người”. Đó là các anh lái xe, là tiểu đoàn công binh, lính cao xạ …Cô không cô đơn vì biết rằng nơi mảnh đất thiêng liêng này có rất nhiều ngƣời cùng chung lí tƣởng.

- Gần gũi nhất với PĐ là chị Thao và Nho. Những lúc chờ đợi dƣới hang nghe máy bay trinh sát rè rè, những lần hát nghêu ngao … đã gắn kết họ lại trong tình đồng đội, đồng chí keo sơn. Cảm động nhất là lúc Nho bị thƣơng, PĐ vội vã moi đất bế Nho lên, băng bó, tắm rửa, chích thuốc, pha sữa cho Nho… Khi cơn mƣa rừng ào đến, biết Nho thích những viên đá, PĐ vui thích cuống cuồng, cô chạy ra lại chạy vào, bỏ lên bàn tay đang xòe của ngƣời đồng đội bị thƣơng mấy viên đá nhỏ… Chỉ có một tình cảm thƣơng nhau chân thật và cùng hƣớng tới một lí tƣởng thì họ mới có tính cách cao đẹp nhƣ vậy.

3. Là cô gái có lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan:

- Công việc hằng ngày của cô và đồng đội là:“ Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Phá bom, công việc đòi hỏi sự mạo hiểm bởi cái chết luôn rình rập, cận kề, song PĐ vẫn bất chấp tất cả:“ Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”, “Thần chết là một tay không thích đùa”. Cách nói tự nhiên, nhẹ nhõm thể hiện sự kiên cƣờng của những con ngƣời ý thức rõ nhiệm vụ của bản thân. Cách nói này làm ta nhớ đến những ngƣời lính trẻ trong thơ Phạm Tiến Duật: “ Không có kính ừ thì có bụi”, “Không có kính ừ thì ướt áo”, bởi họ đều là những chàng trai, cô gái đã nguyện hiến dâng sức trẻ cho cuộc chiến đấu của Tổ Quốc

- PĐ đƣợc khắc họa không theo hƣớng lý tƣởng hóa. Phẩm chất anh hùng của cô đƣợc tôi luyện từ sự khốc liệt của chiến tranh, từ ý thức chiến đấu vì dân tộc. Điều này đã khiến một cô gái trẻ nhƣ PĐ dám vƣợt lên nỗi sợ hãi, sự yếu đuối để hoàn thành nhiệm vụ. PĐ nghĩ “Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể, còn cái chính là liệu mìn có nổ không, bom có nổ không”. Định cũng tự nhủ lúc Nho bị thƣơng: “Nước mắt đứa nào chảy khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng cho một sự tự nhục mạ”.

ĐÁNH GIÁ

- Ngôi kể thứ nhất với cách kể chuyện tự nhiên, nhiều kiểu câu phong phú, miêu tả tâm lí nhân vật sinh động

- Hình ảnh Phƣơng Định và những cô gái thanh niên xung phong vẫn tỏa sáng trong lòng ngƣời. Các cô chính là một trong những ngôi sao xa xôi, tuy xa xôi nhƣng rất gần trong lòng những ai ngƣỡng mộ những con ngƣời anh dũng và có thế giới tinh thần vô cùng phong phú, trong sáng, đáng yêu.

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1) Vũ Khoan cho rằng: Cái yếu của ngƣời Việt Nam “là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ”. (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, Tập hai) lối học chay, học vẹt nặng nề ”. (Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Ngữ văn 9, Tập hai)

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về phƣơng pháp học tập nhằm khắc phục cái yếu đó.

a) Giải thích:

- Cái yếu của ngƣời Việt Nam là sự hạn chế về khả năng thực hành và sáng tạo do cách học nặng về lí thuyết, thụ động về tƣ duy.

- Phƣơng pháp học tập là cách thức để ngƣời học tiếp thu và lĩnh hội tri thức.

- Ngƣời học cần lựa chọn phƣơng pháp học tập hiệu quả để khắc phục cái yếu của ngƣời Việt Nam.

b) Bàn luận:

- Mô tả về phƣơng pháp học tập và nêu ý nghĩa của phƣơng pháp học tập đó. Trình bày một hoặc một số phƣơng pháp học tập để khắc phục hạn chế về khả năng thực hành và sáng tạo nhƣ: vận dụng lí thuyết vào cuộc sống; tích cực, chủ động trong tiếp thu; tự học, tự nghiên cứu…

- Phê phán thái độ coi thƣờng vai trò của phƣơng pháp học tập, lối học chay, học vẹt…

c) Bài học nhận thức:

Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của việc lựa chọn phƣơng pháp học tập hiệu quả để phát huy năng lực của ngƣời học và rút ra bài học phù hợp cho bản thân.

2) Con chim sẻ nhỏ chết rồi

Chết trong đêm cơn bão về gần sáng.

Đêm ấy tôi nằm trong chăn nghe cánh chim đập cửa Sự ấm áp gối chăn đã giữ chặt tôi

Và tôi ngủ ngon lành đến lúc bão vơi.

(Trích Tiếng vọng, Nguyễn Quang Thiều, Tiếng Việt 5, Tập một)

Trong đoạn thơ trên, tác giả nói về sự việc gì? Em hãy viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc đó.

a) Sự việc được tác giả nói đến trong đoạn thơ:

- Con chim sẻ nhỏ chết giữa cơn bão. Mặc dù tác giả có biết con chim sẻ đang gặp nguy hiểm nhƣng vẫn ngon giấc trong chăn ấm.

- Ý nghĩa của sự việc: Chê trách sự vô tâm của con ngƣờitrƣớc cảnh ngộ đáng thƣơng.

b) Bàn luận:

- Sự thờ ơ, vô cảm làm cho tâm hồn trở nên cằn cỗi, chai sạn; con ngƣời không có sự đồng cảm, sẻ chia, gắn kết; cuộc sống sẽ thiếu vắng tình thƣơng;…

- Chúng ta cần quan tâm, giúp đỡ những ngƣời thiếu may mắn, gặp hoạn nạn. Đó là cách ứng xử phù hợp với đạo lí làm ngƣời, tạo nên một xã hội tƣơng thân tƣơng ái,…

- Phê phán thái độ thờ ơ, vô cảm trƣớc những hoàn cảnh bất hạnh. Cần phân biệt giữa lòng yêu thƣơng và sự thƣơng hại; những ngƣời thực sự cần đƣợc giúp đỡ và những kẻ lƣời biếng, ỷ lại…

c) Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức đƣợc tác hại của sự vô tâm.

- Cần có hành động cụ thể, thiết thực để giúp đỡ những số phận không may.

3) Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời chào trong giao tiếp hằng ngày. tiếp hằng ngày.

b) Bàn luận:

- Lời chào là điều cần thiết trong giao tiếp hằng ngày; thể hiện phép lịch sự tối thiểu của ngƣời có hiểu biết, có văn hóa, biết tôn trọng ngƣời khác; góp phần tạo lập và duy trì các mối quan hệ xã hội…

- Phê phán những ngƣời không biết chào hỏi, thiếu kĩ năng giao tiếp, thiếu lịch sự, …

c) Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức đƣợc ý nghĩa quan trọng của lời chào trong giao tiếp hằng ngày.

- Cần biết chào hỏi, thƣa gửi, có ý thức lựa chọn ngôn ngữ chào hỏi phù hợp với đối tƣợng và hoàn cảnh giao tiếp…

4) Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống. sống.

a) Giải thích: Lời khen là những lời nói thể hiện sự ghi nhận, động viên, biểu dƣơng những điều hay, điều tốt của ngƣời khác trong cuộc sống.

b) Bàn luận:

- Lời khen là điều cần thiết trong giao tiếp hằng ngày để khích lệ, đề cao những điều tốt đẹp của con ngƣời; giúp con ngƣời có thêm niềm tin, động lực để phát huy các giá trị của bản thân,... Lời khen cần xuất phát từ thực tế đặc điểm, năng lực, phẩm chất,... của ngƣời khác.

- Phê phán những ngƣời vì ghen ghét, đố kị mà không khen ngợi, ghi nhận những điều tốt đẹp của ngƣời khác. Cần phân biệt lời khen với lời xu nịnh, giả dối,...

c) Bài học nhận thức và hành động:

- Nhận thức đƣợc ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống

- Cần biết khen ngợi những điều tốt đẹp của ngƣời khác, có ý thức lựa chọn những lời khen phù hợp với đối tƣợng và hoàn cảnh giao tiếp.

5) Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ ngƣời khác. đỡ ngƣời khác.

a) Giải thích:

- Tế nhị là sự khéo léo, nhã nhặn trong quan hệ đối xử, biết chú ý đến cả những điểm rất nhỏ thƣờng dễ bị bỏ qua.

- Tế nhị khi giúp đỡ ngƣời khác là sự tinh tế, khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và làm cho ai đó một việc tốt, có ý nghĩa.

b) Bàn luận:

- Khi giúp đỡ một cách tế nhị, ngƣời đƣợc giúp đỡ sẽ đón nhận một cách tự nhiên, thoải mái, không bị mặc cảm, tổn thƣơng vì cảm thấy mình đƣợc tôn trọng, yêu thƣơng. Ngƣời giúp đỡ sẽ thực hiện đƣợc mong muốn tốt đẹp của mình, giúp đƣợc những ngƣời thực sự cần quan tâm, hỗ trợ.

- Phê phán những ngƣời thiếu tế nhị khi giúp đỡ ngƣời khác, coi việc giúp đỡ nhƣ một sự ban ơn, bố thí; lợi dụng việc làm tốt để phô trƣơng, đánh bóng tên tuổi; giúp đỡ một cách qua loa, chiếu lệ;... Chỉ những ngƣời thực sự có lòng tốt, muốn chia sẻ khó khăn với ngƣời khác mới biết cách thể hiện tình yêu thƣơng một cách tế nhị.

c) Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức đƣợc ý nghĩa tốt đẹp của sự tế nhị khi giúp đỡ ngƣời khác. - Cần có những lời nói, cử chỉ, hành động tế nhị trong giúp đỡ mọi ngƣời.

Một phần của tài liệu DÀN ý THEO LUẬN điểm văn 9 (Trang 27 - 31)