Giải bài toán:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học yếu tố hình học toán 5 thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 41 - 114)

34

Qua kết quả khảo sát đã nêu trên giúp chúng tôi khái quát được thực trạng như sau:

* Từ phía giáo viên (Theo kết quả Bảng 1.4)

- Nhận thức về quan niệm và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm: + Nhiều GV xác định đúng nội dung hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện, tâm lý lứa tuổi học sinh trong một số trường tiểu học thuộc thành phố Cà Mau.

+ Đa số GV tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học yếu tố hình học toán 5 bằng hình thức tổ chức trò chơi, câu lạc bộ và tham quan, dã ngoại,…

- Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện HĐTN trong dạy học yếu tố hình học toán 5:

+ Thuận lợi: Đa số HS hào hứng và tích cực với hình thức học tập này, các em phát huy tốt việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn. GV và HS dễ gần gũi với nhau hơn, tiến trình các tiết học nhẹ nhàng.

+ Khó khăn: Đối với GV chưa có sách thiết kế thống nhất chung về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán nói chung và cụ thể là về việc dạy học yếu tố hình học toán 5 nói riêng; thời gian quy định các tiết học trong lớp dành cho hoạt động trải nghiệm của HS còn hạn chế. Nhiều HS gặp khó khăn trong việc vận dụng giữa lý thuyết vào thực hành làm bài tập hay vận dụng vào thực tế. Đa số HS chưa nhận biết được kiến thức toán vào thực tiễn khi làm bài tập hoặc không biết cách trình bày bài giải của một bài toán có lời văn. Đặc biệt là những bài văn có nhiều bước hay nhiều cách giải.

- Nhiều GV đánh giá tốt hoạt động trải nghiệm cho HS trong giờ dạy học yếu tố hình học toán 5. Tuy nhiên vẫn còn một số GV chưa biết cách tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS trong giờ dạy trên lớp mà còn ảnh hưởng những cách truyền thụ theo cách học truyền thống (thầy giảng – trò chép – học ghi nhớ,…).

35

- Đa số GV đồng tình ủng hộ cách dạy học yếu tố hình học toán 5 thông qua HĐTN. Vì nó mang lại hiệu quả cao trong việc dạy học nói riêng và giáo dục học sinh nói chung. Tuy nhiên, chúng tôi thấy còn một số GV chưa hiểu hết vấn đề trong HĐTN nên kết quả tổ chức HĐTN trong dạy học cho HS đạt hiệu quả chưa cao.

- Nhiều GV ý kiến nên nhân rộng cách dạy học yếu tố hình học toán 5 thông qua HĐTN ra các trường tiểu học khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có sự thiết kế các hoạt động trải nghiệm cụthể trong các giờ học trên lớp và các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường.

* Từ phía học sinh (Theo kết quả Bảng 1.5) chúng tôi nhận xét như sau:

-Hầu hết HS hứng thú với cách học thông qua hoạt động trải nghiệm trong lớp học khi học yếu tố hình học toán 5 và yêu thích môn toán. HS năng động, ham học hỏi và tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm tích cực. Đây là một điều kiện thuận lợi để GV triển khai tiết dạy theo thông qua hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, số lượng HS khá đông còn thụ động, trình độ nhận thận thức của HS còn hạn chế. Mặt khác, HS thiếu hẳn đi những kĩ năng cơ bản từ những lớp học trước đó (lớp 1,2,3,4) như: những kiến thức cơ bản về những hình đã học: hình chữ nhât, hình vuông, hình bình hành,...và hạn chế về kinh nghiệm trong cuộc sống để vận dụng vào các tình huống của GV đặt ra.Từ đó, GV áp dụng các hoạt động trải nghiệm trong lớp còn bị động về thời gian khi HS thực hiện vào tiết học trên lớp còn chậm, thiếu chủ động.

- Kết quả thống kê bài làm của HS từ câu 6 đến câu 10.(Theo Bảng 1.6) Các em tham gia giải quyết tốt các bài tập theo yêu cầu khảo sát, các em thể hiện niềm vui và sự hứng thú, nắm kiến thức và nhanh nhẹn trong quá trình làm bài. Tuy nhiên, ở các bài tập đầu mức độ dễ nên các em ít làm sai, nhưng các bài tập sau mức độ khó nâng dần đòi hỏi các em phải có kiến thức cơ bản và vận dụng vào thực tiễn tốt mới có thể giải được các bài tập này (câu9,

36

câu10) thì các em lại làm sai tương đối nhiều. Kết quả này lần nữa khẳng định kiến thức cơ bản và kỹ năng áp dụng vào thực tế của HS vẫn còn ở mức khiêm tốn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của giáo dục. Vì vậy, cần phải đổi mới cách dạy học nói chung và dạy học các yếu tố hình học toán nói riêng theo hướng học đi đôi với làm. Học lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn.

1.3.4.2. Kết quả khảo sát qua quan sát và dự giờ

a. Đối với giáo viên

Trong quá trình dạy học, giáo viên đã thể hiện đúng mục tiêu bài dạy theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng đã đề ra. Về nội dung kiến thức, kĩ năng của bài học đã được giáo viên truyền thụ một cách chính xác, có hệ thống và mỗi bài đều có lồng ghép giáo dục học sinh. Giáo viên thực hiện đúng trình tự tiết dạy, phân phối thời gian hợp lí giữa các hoạt động, đảm bảo được yêu cầu nội dung chương trình.

- Việc sử dụng hệ thống các bài tập trong sách giáo khoa của giáo viên tốt. Tuy nhiên, một số giáo viên còn nặng về việc giảng giải cho học sinh, ít quan tâm đến việc phát huy hoạt động trải nghiệm của học sinh trong các tiết học. Đối với những tiết dạy luyện tập hay vận dụng bài tập vào thực tiễn giáo viên chỉ cho học sinh làm bài SGK ít liên tưởng hay vận dụng vào thực tiễn. Ví dụ bài tập về cắt (tách), ghép hình có dạng giống như mảnh đất, hay những bài tập về tính diện tích, thể tích. Chẳng hạn: diện tích cần sơn căn phòng, thể tích bể cá có dạng hình hộp chữ nhật,…

- Mặt khác một số giáo viên ít tổ chức trò chơi, câu đố, hay thực hành,…cho học sinh tham gia để thu hút sự chú ý của các em nhằm áp dụng giữa lý thuyết vào thực tiễn. Tiết học còn nặng về hình thức nên học sinh chưa phát huy hết khả năng thực hành và vận dụng hoạt động trải nghiệm cho học sinh, khả năng vận dụng kiến thức của các em vào thực tiễn còn hạn chế.

37

- Các hoạt động trải nghiệm Toán học chưa bài bản. Mặc dù nhiều trường đã tổ chức tốt chương trình trải nghiệm, song phần lớn những hoạt động này thực hiện chưa khoa học, mới chỉ dừng lại ở mức độ các hoạt động giúp học sinh bước đầu vào thực tiễn cuộc sống.

Nhìn chung, giáo viên đã giảng dạy theo đúng quy trình, sử dụng các phương pháp, hình thức linh hoạt nhằm tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm trong các tiết học lý thuyết và luyện tập. Qua tiết học học sinhđã nắm được những kiến thức cơ bản của bài đồng thời rèn cho các em những đức tính: chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ, thận trọng, chính xác, tư duy, áp dụng giữa lý thuyết và thực tiễn...

b. Đối với học sinh

Các em tham gia giải quyết các bài tập tốt theo yêu cầu của giáo viên, thể hiện niềm vui và sự hứng thú, nắm kiến thức và nhanh nhẹn trong quá trình giải bài tập. Số lượng bài hoàn thành đạt khá nhiều, song giáo viên chưa dành thời gian kiểm tra đánh giá lại sự hiểu biết của các em về kiến thức đã học.

Khó khăn của học sinh: Khó khăn về trình độ tư duy, một số hoạt động còn lúng túng, vụng về trong một số dạng toán cần sự lập luận, diễn đạt để tìm hướng giải quyết bài tập, tìm kết quả. Các em hay mắc lỗi quên chú ý yêu cầu của bài; khả năng diễn đạt còn nhiều hạn chế; thiếu sự trải nghiệm trong mối liên hệ giữa các kiến thức đã học. Nhiều em có thói quen vận dụng kiến thức một cách máy móc, tiếp thu thụ động chỉ tiếp thu được cái có sẵn. .Đa số học sinh đều học và làm theo mẫu, không có điều kiện và cũng không có thói quen sáng tạo ra những cách làm khác. Học sinh ngại làm những bài tập yêu cầu lập luận, diễn đạt bằng lời mà chỉ thích làm các bài tập tính toán, áp dụng công thức.

Khả năng liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn của các em còn hạn chế vì các em không được rèn luyện thường xuyên, ít có điều kiện để trải nghiệm thực tế, chủ yếu học lý thuyết trong SGK và sau đó làm bài tập qua sự gợi ý của GV hoặc những bài tập mẫu.

38

Tuy nhiên hoạt động trải nghiệm yêu cầu cao hơn rất nhiều. Đơn giản bởi hoạt động trải nghiệm giúp cho học sinh đem những kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học được để vận dụng vào thực tế cuộc sống, từ đó phát triển năng lực thực của bản thân, thích ứng với cuộc sống.

- Hình thức tổ chức chưa phong phú, đa dạng, chủ yếu lồng ghép thông qua các trò chơi học tập trên lớp và tổ chức thăm quan, dã ngoại theo kế hoạch ấn định của nhà trường.

- Thông qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh có điều kiện kiểm nghiệm lại những điều đã học trên lớp và tiếp thu thêm kiến thức từ thực tế. Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động trải nghiệm ở nhiều trường còn mang tính hình thức, chưa có kế hoạch triển khai cụ thể; một số trường còn nhầm lẫn giữa hoạt động thăm quan dã ngoại với hoạt động trải nghiệm …

Kết luận chương 1

Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày rõ về khái niệm Hoạt động trải nghiệm. Nội dung, yêu cầu về yếu tố hình học toán 5 với mối liên hệ giữa Hoạt động trải nghiệm.Tầm quan trọng và sự cần thiết của tổ chức dạy học yếu tố hình học toán 5 thông qua hoạt động trải nghiệm theo định hướng chương trình phổ thông mới đã được công bố.

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy GV đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học qua dạy học các yếu tố hình học trong môn Toán5. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy GV hiểu biết về khái niệm và vai trò của Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn toán còn hạn chế cần phải có sự hướng dẫn, thiết kế mẫu các hoạt động trải nghiệm và cách đánh giá cụ thể hơn nữa. Đối với HS qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy năng lực HS học yếu tố hình học toán 5 còn khá nhiều hạn chế. Qua đó, chúng ta cần làm thế nào để giúp học sinh biết cách học tập thông qua hoạt động trải nghiệm ngày càng hiệu quả hơn. Để làm rõ phần này, chúng tôi thực hiện tiếp theo ở chương 2.

39

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC YẾU TỐ HÌNH HỌC TOÁN LỚP 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

2.1. Một số nguyên tắc xây dựng hoạt động trải nghiệm trong dạy dạy học yếu tố hình học toán 5 học yếu tố hình học toán 5

2.1.1. Hoạt động trải nghiệm gắn liền với thực tiễn đời sống

Khi tổ chức các HĐTN cần gắn với yêu cầu thực tiễn đây là một trong những yêu cầu rất quan trọng. Vì chủ đề hoạt động trải nghiệm phải gắn với những vấn đề liên quan ở địa phương nơi các em sinh sống và học tập, hoặc những điểm nổi bật trong những lĩnh vực: Ngành nghề sản xuất cơ bản đang tồn tại trong xã hội, lĩnh vực phục vụ cộng đồng, lĩnh vực khoa học – công nghệ, lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,…

Hoạt động trải nghiệm gắn với các tình huống từ thực tiễn cuộc sống đòi hỏi học sinh phải giải quyết được một số vấn đề thực tiễn, phù hợp với khả năng của học sinh và kiến thức của môn học.

Căn cứ vào đó, giáo viên có thể xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong giờ lên lớp hoặc ngoài giờ lên lớp.

2.1.2. Lựa chọn nội dung hoạt động trải nghiệm phải phù hợp với nội dung môn học và trình độ nhận thức của học sinh

Không nên xây dựng các chủ đề trải nghiệm vượt quá xa nội dung kiến thức của học sinh. Nội dung kiến thức phải trong khuôn khổ kiến thức học sinh đã được học, những kiến thức liên quan có thể tham khảo và kiến thức trong chương trình SGK. Tức là nội dung HĐTN trong những tình huống phải phù hợp với sự hiểu biết của học sinh.

Chương trình, kế hoạch hoạt động trải nghiệm phải được thiết kế để trang bị cho học sinh đầy đủ yếu tố: Kiến thức, kĩ năng, giá trị và cả cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

40

Bởi vậy ngay trong khâu thiết kế giáo án người giáo viên phải chọn được nội dung cho phù hợp với việc học trải nghiệm rồi đưa ra được mục tiêu đầu ra cho sản phẩm của mình về kiến thức, kĩ năng và giá trị của bài học.

Trong quá trình hoạt động trải nghiệm giáo viên phải chú ý bám sát giáo án cũng như học sinh để bài học đạt hiệu quả cao.

Nội dung HĐTN không quá ôm đồm, kiến thức phải từ thấp lên cao. Như thế mới tạo cho học sinh được lòng tin với chính bản thân mình trong việc giải quyết vấn đề, từ đó năng lực người học sẽ dần được nâng cao.

2.1.3. Giáo viên phải là người hỗ trợ, hướng dẫn và học sinh trực tiếp tham gia hoạt động trải nghiệm tham gia hoạt động trải nghiệm

Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên chỉ là người hỗ trợ, hướng dẫn, nâng đỡ học sinh còn sự tham gia hoạt động, giải quyết vấn đề và nâng cao kĩ năng sống lại đòi hỏi ở người học. GV chỉ đóng vai trò là một cố vấn, nhắc nhở và giúp học sinh phát triển, đánh giá một cách hiểu biết về việc học của mình.

Cả GV và HS không chỉ xem kiến thức là một thứ để nhớ mà còn xem việc khám phá kiến thức là một niềm vui trong quá trình học tập.Đặc biệt với học sinh thì việc khám phá kiến thức thông qua việc học trải nghiệm giống như mở một hộp quà mà chính học sinh là người tự tìm ra nó.

2.1.4. Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm phải đa dạng, phong phú và hợp với điều kiện nhà trường và phụ huynh học sinh

Những hình thức tổ chức HĐTN giáo viên phải thiết kế một cách cụ thể thể và có sự chuẩn bị chu đáo, tránh bị động trong việc dạy và học. Những hình thức đó, giáo viên có thể thiết kế theo nội dung bài học trên lớp hoặc những chủ đề ngoài lớp học, nội dung và kế hoạch tổ chức phải phong phú và phụ hợp với điều kiện của nhà trường và phụ huynh học sinh. Vì hình thức tổ chức quá khó hoặc gây tốn kém cho học sinh phụ huynh thì không có điều kiện để tổ chức.

41

Ngoài ra, một số hình thức tổ chức hoạt động ngoài lớp học còn phải kết hợp với lực lượng ngoài giáo dục, cộng đồng,…Nguyên tắc này muốn nói tới sự hợp tác của học sinh với bạn bè hoặc xã hội trong quá trình học tập. Hay nói cách khác là cách làm việc nhóm (tập thể) để đảm bảo sự khách quan, học hỏi lẫn nhau cũng như học cách làm việc và chung sống với người khác.

2.2. Xây dựng các hoạt động trải nghiệm trong dạy học yếu tố hình học toán 5 toán 5

2.2.1. Các bước xây dựng hoạt động trải nghiệm trong lớp học

- Bước 1: Hướng dẫn HS tham gia vào một hoạt động trong tình huống cụ thể; tiếp cận với tình huống có vấn đề.

+ Mục đích: Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú học tập của HS về chủ đề sẽ học, HS cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với bản thân.

+ Cách thực hiện: GV đặt câu hỏi, đặt tình huống, hoặc trò chơi,…có thể thực hiện toàn lớp, nhóm hoặc từng HS.

- Bước 2: HS huy động kiến thức cũ, phân tích, tìm cách giải quyết vấn đề.

+ Mục đích: Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có của HS để HS trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó nó có chứa đựng nội dung kiến thức, các thao tác, kỹ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

+ Cách thực hiện: GV tổ chức các hình thức HĐTN hoặc câu hỏi có vấn đề phải gần gũi với HS. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, dễ hiểu đối với HS.Có thể thực hiện toàn lớp, nhóm hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học yếu tố hình học toán 5 thông qua hoạt động trải nghiệm (Trang 41 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)