Trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 52)

Có một bộ phận giáo viên đã được đào tạo đạt chuẩn về trình độ, song năng lực giảng dạy thực tế còn chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay.

g) Về trình độ đào tạo:

43

h) Về trình độ chính trị:

Số cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ chính trị trung cấp chưa nhiều

k) Về trình độ tin học, ngoại ngữ:

Còn thấp, đa số giáo viên, nhân viên chưa đủ trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với máy, chưa góp được công sức, kinh nghiệm trong việc đưa tin học vào nhà trường theo tinh thần Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Bảng 2.2. Trình độ đào tạo, đội ngũ CBQL,GV huyện Phụng Hiệp

(Nguồn: Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phụng Hiệp) 2.1.3.3. Về cơ sở vật chất

Công tác xây dựng cơ sở vật chất các trường hàng năm được bổ sung, nâng cấp theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng GD. Triển khai thực hiện đề án kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2015 – 2020. Công tác tham mưu quy hoạch đất để xây dựng trường, lớp: Phòng GD&ĐT có tham mưu với UBND huyện Phụng Hiệp và đã được UBND phê duyệt đầu tư xây dựng mới cụ thể như trong năm học 2017-2018 ngành giáo dục huyện đã xây dựng mới, sửa chữa CSVC cho 61 phòng (nâng cấp phòng học: 39 phòng; phòng chức năng: 08 phòng; xây dựng mới phòng học: 14 phòng) với tổng kinh phí 13.809.000.000 đồng (trong đó ngân sách nhà nước: 10.546.321.000 đồng, các nhà tài trợ: 3.263.200.000 đồng); mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học cho năm học mới 2017-2018 (như bàn ghế; tủ thư

TT Cấp học Tổng số CBGV

Trình độ đào tạo Đạt chuẩn Trên chuẩn

TC CĐ ĐH SL TL SL TL

1 Mầm non 313 93 184 36 313 100,0 220 70.3 2 Tiểu học 952 224 283 445 852 100,0 728 76.4

3 THCS 462 0 154 308 462 100,0 85 66.7

44

viện, bảng chống lóa, bụt phát biểu với kinh phí trên 1.102.300.000 đồng. Ngoài ra các trường còn vận động đóng góp, sửa chữa 432 phòng học trị giá: 710.853.000 đồng.

Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao và trang bị thiết bị dạy học còn hạn chế,Một vài đơn vị cơ cở vật chất chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến tình trạng học sinh học quá tải như: trường THCS Kinh Cùng, trường THCS Tân Long, trường MG Cây Dương, trường MG Long Thạnh,Địa phương chưa có khu vui chơi, sinh hoạt… từ đó ảnh hưởng đến phần nào chất lượng giáo dục nói chung.

- Việc thực hiện ghép lớp, ghép điểm trong năm học qua đối với các lớp có số học sinh dưới 15 em còn gặp nhiểu khó khăn (vì khi thực hiện ghép học sinh phải đi học xa, CMHS hầu hết không đồng tình,…).Phòng GD&ĐT đang tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo, có kế hoạch hoàn thiện dần trong từng năm học.

2.1.4. Đánh giá chung về tình hình giáo dục trung học cơ sở ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

- Những kết quả đạt được:

Bậc THCS của huyện Phụng Hiệp tiếp tục phát triển về qui mô trường lớp, học sinh, chất lượng đào tạo được giữ vững, ổn định và có những chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ thọc sinh bỏ học thấp so với quy định. Các cơ sở giáo dục đã quyết tâm cao trong công tác phối hợp trong công tác vận động học sinh ra lớp, tạo điều kiện thuận lợi để tất cả học sinh được đến trường, đến lớp, góp phần tích cực trong thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tỉnh giao.

- Các trường đã linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục thông qua việc đối chiếu, rà soát nội dung giữa các môn học để điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế

45

của từng cấp học; chất lượng học tập của học sinh tiếp tục tăng vững chắc; tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh giỏi qua các kỳ thi cũng được nâng lên.

- Đối với cấp THCS tỷ lệ học sinh từ Khá đến Giỏi chiếm tỷ lệ 53,55% - Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể; Kết quả chất lượng giáo dục và xét hoàn thành chương trình tiểu học, xét TN THCS; THPT đều đạt kết quả đáng khích lệ.

- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các trường THCS nhận thức sâu sắc cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động lớn của ngành.

- Ứng dụng công nghệ thông tin từng bước được nâng lên đạt hiệu quả trong công tác quản lý, giảng dạy, thể hiện qua việc gửi, nhận thông tin qua Internet và giảng dạy bằng giáo án điện tử ở các trường, 100% trường THCS có giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, tỉ lệ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin được tăng lên, được áp dụng trong phần thi giáo viên dạy giỏi các cấp, soạn giảng trên bảng tương tác thông minh, thiết kế phần mềm phục vụ trong công tác giảng dạy, ...

- Những mặt hạn chế :

Công tác tuyên truyền và thông tin QLGD trong ngành về XHHGD vẫn còn hạn chế;

Cơ sở vật chất tuy được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư nhưng trường, lớp xuống cấp vẫn còn nhiều; số phòng học, phòng chức năng còn thiếu và chưa đồng bộ; việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày và công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn; kinh phí đầu tư xây dựng chưa đáp ứng kịp thời.

Chất lượng đội ngũ ở một vài đơn vị chưa đồng đều, năng lực một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa phát huy hiệu quả; việc đổi mới phương pháp

46

quản lý và giảng dạy vẫn còn một vài CBQL và giáo viên chưa tự giác tích cực; chưa quan tâm đầu tư đúng mức vào việc nghiên cứu, viết, áp dụng và báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp giảng dạy.

Số học sinh ra lớp ở các điểm phụ tỷ lệ chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều lớp có số học sinh huy động trong năm học dưới 15 HS/1 lớp (tổng số có 22 lớp với 262 học sinh của 21 điểm học thuộc 9 đơn vị trường cần sắp xếp lại). Trong khi đó nhu cầu gom lớp lại còn gặp nhiều khó khăn do đi lại.

Đội ngũ giáo viên hiện nay vẫn còn thiếu. Hàng năm phải hợp đồng mới giáo viên để đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Mặc khác vị trí của giáo viên hợp đồng thay đổi theo năm do biên chế lớp, học sinh không ổn định và kinh phí chi trả chưa tương xứng vị trí việc làm đã gây tâm lý bất an trong đội ngũ giáo viên hợp đồng.

2.2. Giới thiệu khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát

Thu thập thông tin để đánh giá về thực trạng nhận thức, thái độ của CBQL, GV. Phụ huynh học sinh, mạnh thường quân về thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang để làm cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS hiệu quả hơn.

2.2.2. Khách thể khảo sát

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng tác giả khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến của 5 : 60 giáo viên; 65 phụ huynh học sinh, hội cha mẹ phụ huynh học sinh; 30 CBQL GD (Lãnh đạo phòng GD, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn); 22 CBQL công tác đảng, chính quyền, MTTQVN và đoàn thể chính trị xã hội; 10 mạnh thường quân và chủ Doanh nghiệp, phỏng vấn N= 15 người trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

47

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng công tác XHHGD trường THCS trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Thực trạng quản lý công tác XHHGD ở các trường THCS trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Đề tài thực hiện một số phương pháp như sau:

- Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 60 giáo viên; 65 phụ huynh học sinh, hội cha mẹ phụ huynh học sinh; 30 CBQL GD (Lãnh đạo phòng GD, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn); 22 CBQL công tác đảng, chính quyền, MTTQVN và đoàn thể chính trị xã hội; 10 mạnh thường quân và chủ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

-Sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát

-Nghiên cứu một số hồ sơ, văn bản, tài liệu có liên quan đến công tác XHHGD ở các trường THCS huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

-Phương pháp thống kê Toán học:

Mẫu nghiên cứu: Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý XHHGD ở các trường THCS huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang tác giả tiến hành khảo sát 05 nhóm trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang.

2.2.5. Cách thức xử lý số liệu

* Sau khi có kết quả trưng cầu ý kiến, tác giả đã dùng phương pháp thống kê Toán học để tính điểm trung bình và xếp thứ bậc

Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi phiếu điều có một lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau thể hiện như sau:

48

1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

Yếu/ kém Trung bình Khá Tốt

Chưa tích cực Ít tích cực Tích cực Rất tích cực Chưa cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Chưa hiệu quả Ít hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả Chưa khả thi Ít khả thi Khả thi Rất khả thi Công thức tính trung bình của từng yếu:

Điểm trung bình của yếu tố= 4A 3B 3C D

N

  

Trong đó: A,B,C và D lần lược là số ý kiến chọn: Tốt, khá, trung bình, yếu/kém. N là tổng số người được hỏi.

Điểm trung bình lớn nhất là 4 Điểm trung bình nhỏ nhất là 1 Định khoản là 0.75

Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị trung bình của các yếu tố đó

Từ 3.26 đến 4 : Tốt Từ 2.51 đến 43.25 : Khá Từ 1.76 đến 2.5 : Trung bình Từ 1 đến 1.75 : Yếu/kém

2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

2.3.1. Thực trạng huy động các lực lượng xã hội tham gia xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Trong những năm qua nhất là khi triển khai Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII ngày 24/12/1996) đã khẳng định: “Mọi người chăm lo cho giáo dục, các cấp uỷ và tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội, các gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm tích cực góp

49

phần phát triển sự nghiệp GD & ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD&ĐT; Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã xác định: “Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp toàn dân là một biện pháp quan trọng để tiếp tục phát triển giáo dục” và “Hoàn thiện cơ chế, chính sách xã hội hoá giáo dục, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời”

Để đánh giá thực trạng nhận thức về xã hội hóa giáo dục trường THCS huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang tác giả tiến hành điều tra xã hội học 99 người bao gồm: Cấp ủy Đảng, HĐND, UBND, Mặt trận tổ quốc các đoàn thể chính trị xã hội,các tổ chức xã hội khác về mức độ huy động các lực lượng tham gia vào công tác XHHGD ở các trường THCS huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

Bảng 2.3. Kết quả mức độ huy động các cơ quan, ban ngành đoàn thể đối với các hoạt động giáo dục của các trường trung học cơ sở T T Đơn vị Mức độ % Rất tích cực Tích cực Ít tích cực Không tích cực Thứ bậc 1 Cơ quan Đảng 100 0 0 0 1

2 Ủy ban nhân dân 95,5 4,5 0 3

3 Hội đồng nhân dân 54.7 22.7 18.1 4.5 7

4 Mặt trận tổ quốc 50.1 36.4 9 4.5 8

5 Hội phụ nữ 32 40.9 18.1 9 9

6 Hội cựu chiến binh 18.1 22.7 9 45.7 11

7 BCH quân sự 31.8 0 4.5 54.7 10

8 Hội cựu giáo chức 81.8 0 9 9.2 5

9 Liên đoàn lao động huyện 82.8 9 4.7 3,5 4

10 Đoàn thanh niên 72.7 4.7 18.1 4.5 6

11 Ban đại diện CMHS 98 2 0 0 2

Xác định rõ đầu tư cho GD là đầu tư cho sự phát triển và tham gia thực hiện XHHGD là trách nhiệm, là quyền lợi của mọi người, của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Qua kết quả khảo sát cho thấy đã thể hiện rất rõ vai trò lãnh đạo

50

của Đảng, trách nhiệm của chính quyền đối với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chủ trương XHHGD đã thể hiện rõ trong việc đề ra và triển khai các nghị quyết, kế hoạch, đề án….; đã tác động tích cực đến nhận thức, hành động của cả cộng đồng.

Mặc dù trong những năm qua các đơn vị như Mặt trận tổ quốc, Ban chỉ huy quân sự, Hội cựu chiến binh…có nhiều chuyển biến trong việc tham gia công tác XHHGD nhưng nhìn chung còn hạn chế, mang tính phong trào, chủ yếu tham gia vào các ban chỉ đạo đạt hiệu quả không cao. Công tác phối hợp giữa Mật trận, các đoàn thể và phòng giáo dục thiếu chặt chẽ, nhuần nhuyễn nên sự tham gia vào công tác XHHGD ở trường THCS huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vẫn chưa thực sự đi vào chiều sâu, tính hiệu quả còn ở mức khiêm tốn.

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trường trung học cơ sở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang

Việc khảo sát thực trạng từ đó tác giả đề ra biện pháp sát với mục tiêu công tác quản lý XHHGD ở các trường THCS huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, tác giải tiến hành khảo sát các nội dung sau

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang

Mục tiêu Mức độ TB Thứ bậc Rất tốt Tốt Chưa tốt SL % SL % SL %

Huy động toàn dân tham gia 137 73.3 35 18.7 15 8 3.65 5 Đóng góp tiền của cho nhà trường THCS 118 63.1 55 29.4 14 7.5 3.56 6 Mội người điều được hưởng quyền lợi

giáo dục 145 77.5 29 15.5 13 7.0 3.75 4 Thực hiện tốt mối quan hệ nhà trường-

gia đình- xã hội 114 61 64 34.2 9 4.8 3.56 6 Giảm bớt nhân sách đầu tư cho giáo dục 125 66.8 32 17.1 30 16 3.51 8 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục THCS 162 86.6 15 8.0 10 5.4 3.81 3 Phát huy vai trò trách nhiệm của nhà

trường đối với XH 162 86.6 17 9.1 8 4.3 3.82 2 Sản phẩm giáo dục đáp ứng yêu cầu XH 178 95.2 8 4.3 1 0.5 3.95 1

51

Việc điều tra xã hội cho việc đánh giá các về mục tiêu của xã hội hóa giáo dục ở các trường THCS huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang là tốt và rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng xã hội nhận thức việc huy động toàn dân tham gia giáo dục là chưa tốt.

Qua kết quả phỏng vấn 3 cán bộ quản lý phòng giáo dục về thực hiện các mục tiêu ở bảng 2.4 tác giả nhận được kết quả như sau 3 đồng chí thống nhất nội dung tác giả đã đề ra, đặt biệt là rất quan tâm mục tiêu công tác XHHGD nhằm tạo ra sản phẩm giáo dục đáp ứng yêu cầu XH và phát huy vai trò trách nhiệm của nhà trường đối với XH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện phụng hiệp, tỉnh hậu giang (Trang 52)