Khái quát về hệ thống chính trị và việc vận dụng tư tưởng thân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 61)

dân của Nguyễn Trãi trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam

2.1.1. Khái quát về hệ thống chính trị

Để nghiên cứu về hệ thống chính trị, trước hết cần làm rõ khái niệm về

chính trị. Thuật ngữ “Chính trị” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là Politikós (Πολιτικός), có nghĩa là “nghệ thuật quản lý” nhà nước. Platon, nhà triết học Hy Lạp cổđại, đã xem chính trị là “nghệ thuật cung đình liên kết trực tiếp các chuẩn mực của người anh hùng và sự thông minh; sự liên kết cuộc sống của họ được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái” [74, tr.7].

Nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864 - 1920) lại xem “chính trị” là khát vọng tham gia vào quyền lực hay ảnh hưởng đến sự phân chia quyền lực giữa các quốc gia, bên trong quốc gia, giữa các tập đoàn người trong một quốc gia [74, tr.7].

Bàn về khái niệm này, V.I.Lênin cũng khẳng định “chính trị là quan hệ

giữa các giai cấp”, là “mối quan hệ giữa các dân tộc” và đồng thời nó là “sự

tham gia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước” [79, tr. 404]. Không những thế, V.I.Lênin còn xem “chính trị là một khoa học và một nghệ thuật không phải từ trên trời rơi xuống”. Với tư cách là một khoa học, nó “buộc chúng ta phải tính đến tất cả các lực lượng, nhóm, đảng, giai cấp và quần chúng hoạt động trong nước, chứ không phải chỉ căn cứ

tranh của một nhóm hay một đảng duy nhất mà quy định chính sách” [80, tr.80 - 81].

Như vậy, theo V.I.Lênin chính trị là toàn bộ các quan hệ giữa các tầng lớp, giai cấp và đảng phái trong xã hội nhằm tham gia vào quá trình hoạt động, hoạch định nội dung và định hướng đi của nhà nước, trong đó mối quan hệ về

lợi ích kinh tế phải đứng ở vị trí trung tâm. Việc hình thành một quan điểm chính trị đúng về lĩnh vực kinh tế là điều kiện để giải quyết có hiệu quả những nhiệm vụ kinh tế. “Không có một lập trường chính trịđúng thì một giai cấp nhất

định nào đó, không thể nào giữ vững được sự thống trị của mình, và do đó, cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực sản xuất” [81, tr.350].

Từ điển Bách khoa Việt Nam cũng xác định “chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử

dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước” [32, tr.478].

Cũng bàn về khái niệm này, các nhà khoa học trong cuốn sách Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới cho rằng: “Chính trị

là mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, giữa các quốc gia có liên quan tới vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, là biểu hiện tập trung của kinh tế, là những phương hướng, những mục tiêu được quy định bởi những lợi ích cơ bản của giai cấp, của đảng phái; là hoạt động chính trị thực tiễn của các giai cấp, các đảng phái, các nhà nước để thực hiện hóa lợi ích cơ bản của mình trong mối tương quan với các chủ thể chính trị khác” [8, tr.38 - 39].

Có thể khẳng định rằng, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận mà khái niệm “chính trị” có thể được hiểu và trình bày ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi có thể khái quát chính trị là toàn bộ những hoạt động có mục đích giữa các chủ thể xã hội

(tầng lớp, giai cấp, đảng phái, dân tộc…) xoay quanh vấn đề giành, giữ và củng cố, phát huy quyền lực nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích của mình.

Từ việc tìm hiểu khái niệm về chính trị, chúng ta có thể rút ra khái niệm về chính trị học. Theo đó, chính trị học là “khoa học nghiên cứu lĩnh vực chính trị nhằm làm sáng tỏ những quy luật chung nhất của đời sống chính trị, cơ chế

tác động, cơ chế sử dụng cùng những phương thức, những thủ thuật chính trịđể

hiện thực hóa những quy luật chung đó. Vấn đề trung tâm của chính trị học là nghiên cứu quyền lực chính trị, phương thức giành quyền lực chính trị, các thiết chế và các hình thức tổ chức thực hiện quyền lực chính trị, các kiểu hệ thống chính trị đã có trong lịch sử và đang tồn tại trong thời đại ngày nay” [32, tr.479].

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của giai cấp cầm quyền luôn

được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị là một phạm trù quan trọng trong lĩnh vực khoa học chính trị, bởi vì nó tổng hợp các vấn đề của thực tiễn chính trị, của đời sống chính trị. Hơn nữa những vấn đề liên quan đến chính trị và đời sống chính trị không tồn tại biệt lập mà liên hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể có tính hệ thống.

Tùy thuộc vào cách thức tiếp cận và lập trường khác nhau mà quan niệm về hệ thống chính trị hiện nay vẫn có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên hiểu một cách khái quát nhất, “Hệ thống chính trị” là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp pháp trong xã hội, bao gồm các đảng chính trị, nhà nước và các tổ

chức chính trị - xã hội được liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, duy trì và phát triển chế độ chính trị phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền.

2.1.2. Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay và các nhân tố cấu thành

Ở Việt Nam, khái niệm “Hệ thống chính trị” được Đảng ta sử dụng lần

VI (3/1989) và đến Đại hội VII thì khái niệm này được sử dụng một cách phổ

biến.

Trong công trình do giáo sư Nguyễn Đức Bình và Trần Ngọc Hiền chủ

biên đã đưa ra khái niệm “Hệ thống chính trị là một chỉnh thể bao gồm nhà nước, các đảng phái chính trị hợp pháp, các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp, nhưng ưu thế cơ bản và vai trò chủ đạo thuộc về các thiết chế của giai cấp cầm quyền để tác động vào các quá trình kinh tế - xã hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời”. Cũng trong công trình này các nhà khoa học đã chỉ rõ “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một chỉnh thể bao gồm Nhà nước chuyên chính vô sản, Đảng Cộng sản cùng các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó, nhằm bảo đảm quyền lực của nhân dân” [8, tr.47].

Từ những khái niệm trên có thể hiểu hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện và bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [28, tr.9]. Xét về vị trí và vai trò, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng “lãnh

đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [24, tr.89].

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức. “Nhà nước bảo

đảm và phát huy quyền là chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống âm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” [28, tr.9].

Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; có cơ chế và biện pháp nhằm kiểm soát, ngăn ngừa các tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền [28, tr.11].

Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước dựa trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật, theo nguyên tắc tập trung, dân chủ. “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” [23, tr.45].

Cùng với Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài” [28, tr.11]. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “là bộ phận của hệ thống chính trị”, là “cơ sở chính trị

của chính quyền nhân dân” và là nơi “thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối

đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” [78, tr.204].

Các đoàn thể chính trị - xã hội, mà nòng cốt là Công đoàn Việt Nam,

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam – “được thành lập trên cơ sở

tự nguyện”, tuỳ theo tính chất, tôn chỉ và mục đích hoạt động của mình (được Hiến pháp và pháp luật cho phép) mà “đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên, hội viên của tổ chức mình”, đồng thời phải “cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành

động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” [28, tr.12]. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị - xã hội cũng cần tích cực vận động các hội viên của mình tham gia vào các hoạt động giám sát và quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

2.1.3. Sự vận dụng tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi trong quá trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam

Trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam, kể từ khi Ngô Quyền xác lập được nền độc lập cho đến nay, tư tưởng dân là gốc nước luôn là tư tưởng chính trị quan trọng và xuyên suốt. Lịch sử dân tộc đã kiểm chứng, bất kỳở giai

đoạn nào nếu nhà cầm quyền biết quan tâm và chăm lo tới đời sống của nhân dân, được lòng dân thì chính quyền được củng cố, đất nước hưởng cảnh thái bình; còn khi chính quyền xa dân, nhiễu dân thì vận nước suy. Chính vì vậy, phương châm dân là gốc nước đã trở thành triết lý hành động của các triều đại phong kiến Việt Nam trong việc củng cố chính quyền, ổn định xã hội, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với quá trình phát triển của dân tộc, tư tưởng thân dân

được bổ sung thêm những giá trị mới tiến bộ, nhằm đáp ứng được đòi hỏi mới của thực tiễn đất nước.

Bước sang thế kỷ XX, khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được ra

đời, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng dân là gốc đã được phát triển lên một trình độ mới, đáp ứng được những yêu cầu mới của thực tiễn cách mạng Việt Nam. Dân không chỉ là gốc của nước mà quan trọng hơn và trên hết “nước lấy dân làm gốc”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc vị thế của nhân

dân đã thay đổi, nhân dân không còn là đối tượng mà chính quyền cần hướng

đến để quan tâm, vỗ về; ngược lại, nhân dân chính là chủ nhân thực sự của xã hội, là người quản lý xã hội, còn nhà nước chỉ là công cụđể thực thi quyền lực

đó của nhân dân. Vì lẽ đó Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “cách mạng là sự

nghiệp của quần chúng”, ở nước ta “chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Nhân dân bầu ra các hội đồng nhân dân, ủy ban kháng chiến hành chính địa phương, và Quốc hội cùng Chính phủ Trung ương” [52, tr.263].

Để bảo đảm việc thực thi quyền lực của nhân dân, đòi hỏi trong quá trình lãnh đạo xã hội, nhà nước và các nhân tố trong hệ thống chính trị ở Việt Nam phải thường xuyên tự hoàn thiện mình. Chỉ có như vậy mới biến lời nói thành hành động, mới hiện thực hóa được quyền lực của nhân dân. Tất nhiên, đây là một quá trình lâu dài và không hềđơn giản, cho nên việc nhận thức đúng đắn vai trò của nhân dân là một yếu tố đảm bảo cho sự thắng lợi trong quá trình hoàn thiện và phát huy vai trò của hệ thống chính trị Việt Nam.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, vị thế của nước ta ngày càng

được nâng cao trên trường quốc tế. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam

đang ngày càng chủđộng và hiệu quả hơn. Có được thành công đó, ngoài những nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, thì vai trò tích cực của nhân dân là yếu tố

quan trọng quyết định.

Dĩ nhiên, trong suốt thời kỳ miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và từ khi

đất nước thống nhất đến nay, hệ thống chính trị nước ta không thể không vấp phải những hạn chế, thiếu sót. Tổng kết 25 năm đổi mới, Đại hội lần thứ XI của

Đảng ta đã thẳng thắng thừa nhận “dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại

đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt

động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân chuyển biến chậm” [24, tr.179]. Nhìn chung, “quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm. Việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức; có

tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội” [24, tr.171].

Điều này một mặt làm giảm lòng tin của nhân dân ta đối với hệ thống chính trị, mặt khác những hạn chế đó lại được các thế lực thù địch thổi phồng, bơm to nhằm gây chia rẽ khối đoàn kết trong nhân dân. Do đó, trong quá trình hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, việc phát huy quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng tư tưởng thân dân của nguyễn trãi vào hoàn thiện hệ thống chính trị ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)