Buổi 17 A Mục tiêu cần đạt:

Một phần của tài liệu giáo án BD HS yếu- văn 8(hè 2010) (Trang 37 - 38)

- Sử dụng từ thông dụng của ngàn hy tế, dùng phép

Buổi 17 A Mục tiêu cần đạt:

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Ông đồ

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị

2. Ôn tập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên?

HS dựa vào kiến thức đợc tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản sau

1.Tìm hiểu đề

- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học

- Nội dung cần làm sáng tỏ: cảnh đáng thơng của ông đồ và niềm thơng cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thơng cho những nhà nho cũ, thơng tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên. - Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lợt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.

2. Viết bài

a. Mở bài

Vũ Đình Liên (1913 – 1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào thơ mới với bài thơ “Ông đồ” viết theo thể ngũ ngôn trờng thiên gồm có 20 câu thơ. Bài thơ thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu” biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thơng ngời và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

b. Thân bài

Ông đồ là nhà nho không đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học. Ông thờng xuất hiện vào dịp tết, hoa đào nở cùng với mực tàu,giấy đỏ bên hè phố đông ngời qua lại để viết chữ, viết câu đối bán cho mọi ngời. Ông đồ xuất hiện vào mùa đẹp, góp phần thêm cho sự đông vui náo nhiệt của phố phờng ngày tết, hạnh phúc của mọi ngời. Từ ''mỗi năm'', ''lại thấy'' diễn tả sự lặp lại của thời gian, ông xuất hiện đều đặn hoà hợp với cảnh sắc ngày tết, không thể thiếu, trở nên thân quen mỗi khi Tết đến xuân về. Tài viết chữ của ông đồ đợc gợi tả qua các chi tiết Bao nhiêu ngời thuê viết…

Ông rất đắt hàng sự có mặt của ông đã thu hút bao ngời xúm đến, ông đồ trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tợng của sự ngỡng mộ của mọi ngời, hoà vào không khí vui tơi của trời đất, tng bừng rộn ràng của ngày tết; mực tàu, giấy đỏ của ông hoà vào màu đỏ của hoa đào. Họ đến để thuê viết và thởng thức tài viết chữ đẹp của ông: nh phợng múa, rồng bay. Ông đồ từng đợc hởng 1 cuộc sống có niềm vui và hạnh phúc: đợc sáng tạo, có ích với mọi ngời. Ông đợc

GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh

mọi ngời mến mộ vì tài năng, mang hạnh phúc đến cho mọi ngời, đợc mọi ngời trọng vọng. Đằng sau lời thơ là thái độ quí trọng ông đồ, quí trọng một nếp sống văn hoá của dân tộc của tác giả

Cùng với sự thay đổi của thời gian ông đồ dầnvắng khách. Ông vẫn xuất hiện vào dịp tết với mực tàu, giấy đỏ nhng cảnh tợng vắng vẻ đến thê lơng '' ngời thuê viết nay đâu''

Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu.

Biện pháp nhân hoá đợc sử dụng rất đắt.Nỗi buồn của ông đồ lan sang cả những vật vô tri vô giác. Giấy đỏ cứ phơi ra đấy mà chẳng đợc đụng đến trở thành bẽ bàng, màu đỏ thành vô duyên không thắm lên đ- ợc. Nghiên mực không hề đợc đợc bút lông chấm vào nên mực đọng lại bao sầu tủi. Ông đồ vẫn nh xa nhng tất cả đã khác xa, vắng khách, và buồn bã: ''Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đờng không ai hay'' Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời ma ... ''

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, ý tại ngôn ngoại trong thơ trữ tình, ngoại cảnh mà lại là tâm cảnh gợi tả sự tàn tạ, buồn bã. Ông đồ ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi ngời, ông hoàn toàn bị quên lãng, lạc lõng giữa phố phờng. Ma bụi bay chứ không ma to gió lớn, cũng không phải ma dầm rả rích mà lại rất ảm đạm, lạnh lẽo →

ma trong lòng ngời. Cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã.

Với kết cấu đầu cuối tơng ứng chặt chẽ thể hiện ở khổ 1 và 5, câu phủ định nói lên 1 sự thật: không còn hình ảnh ông đồ. Thiên nhiên vẫn đẹp đẽ, con ngời trở thành xa cũ. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm th- ơng tiếc khắc khoải của nhà thơ. Câu hỏi nh gieo vào lòng ngời đọc những cảm thơng, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thơng cho những nhà nho cũ, thơng tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên. c. Kết bài

Với bài thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thích hợp nhất với việc diễn tả tâm tình sâu lắng đã làm nổi bật tình cảnh đáng thơng của ông đồ và niềm thơng cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thơng cho những nhà nho cũ, thơng tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.

3. Đọc và chữa bài

3. Củng cố, h ớng dẫn về nhà:

- Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I

Một phần của tài liệu giáo án BD HS yếu- văn 8(hè 2010) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w